Tháng 11 năm 2014, một Tạp chí công nghệ online tại Đức đã đưa tin về việc sử dụng cách tiếp cận hoàn toàn mới, một công ty công nghệ sinh học mới thành lập của Đức đang hi vọng sản xuất thành công vaccine đầu tiên phòng ngừa vi khuẩn Helicobacter pylori, nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.
Khi các thuốc kháng sinh hiện tại đang nhanh chóng bị mất tác dụng trước vi khuẩn Helicobacter pylori, các nhà khoa học đang chạy đua để phát triển liệu pháp vaccine hiệu quả cho loại vi khuẩn này (Image: Colourbox.)
Sử dụng vaccine chống lại H.pylori có thể giúp chống lại vấn đề toàn cầu là đề kháng thuốc kháng sinh, theo Markus Gerhard, giáo sư y khoa chuyên ngành vi sinh và miễn dịch tại Đại học Công nghệ Muchen và là người sáng lập Imevax GmbH.
Gần đây loại vaccine tiềm năng này đã được cho phép tiến hành thí nghiệm trên người, công ty này dự kiến sẽ đưa ra thị trường vaccine đầu tiên chống H.pylori trong vòng 10 năm tới.
Nội dung chính
Tại sao các biện pháp cũ thất bại?
Mỗi năm, có hơn nửa triệu người chết do bệnh ung thư dạ dày. Thủ phạm chính đằng sau bệnh này là vi khuẩn H.pylori, một loại vi khuẩn sống trong dạ dày của hơn 50% dân số thế giới. Trong số đó, 20% chuyển thành loét dạ dày và có thể tiến triển tới ung thư dạ dày.
Để điều trị nhiễm khuẩn H.pylori, các bác sỹ hiện nay sử dụng kết hợp các kháng sinh khác nhau. Tuy nhiên, sự kết hợp này thường gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể làm gia tăng tỷ lệ đề kháng kháng sinh. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học cố gắng nhiều năm – chưa thành công cho tới bây giờ – phát triển một loại vaccine hiệu quả chống H.pylori.
Tại sao việc tạo vaccine chống H.pylori lại khó tới như vậy? Theo giáo sư Gerhard, những nỗ lực sớm nhất dựa trên phương pháp tạo vaccine truyền thống mà không hiểu rõ về mối liên hệ đặc biệt giữa H.pylori và cơ thể con người, điều mà chỉ mới gần đây các nhà khoa học mới bắt đầu hiểu được.
“Ở người lớn, hệ thống miễn dịch đã thích nghi với nhiễm khuẩn mạn tính nhiều thập kỷ và loại vi khuẩn này đã thích nghi với cơ thể vật chủ tới hơn 100 nghìn năm. Đó là một khoảng thời gian cùng tiến hóa rất dài ở cấp độ miễn dịch mà chúng ta phải vượt qua.”
Phản công trên “chiến trường” mới
Trái ngược với loại vaccine chúng ta vẫn thường hiểu để phòng bệnh trong tương lai, ví dụ như vaccine phòng bệnh sởi, bệnh cúm, các vaccine điều trị tham gia cùng với hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại nhiễm khuẩn đang tồn tại. “Rất hiếm loại vaccine điều trị được nghiên cứu hoặc có trên thị trường để chống lại bệnh nhiễm khuẩn, do đó đây có thể là một lĩnh vực hoàn toàn mới mà chúng tôi đang tham gia” Gerhard nói. Trên thực tế, đó là một chiến trường, có liên quan giữa vi khuẩn và cơ thể người bệnh.
Nhóm của giáo sư Gerhard khám phá rằng H.pylori tiết ra một loại protein có tác dụng ngăn chặn thành phần bảo vệ sống còn của hệ miễn dịch người bệnh – đáp ứng lympho T. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra “cơ chế né tránh miễn dịch” này là cách mà vi khuẩn Hp sử dụng để phát triển trong dạ dày và gây viêm nhiễm, họ đã sử dụng cơ chế này để chống lại vi khuẩn Hp.
“Chúng tôi đã tinh chế loại protein này và chỉ ra rằng khi chúng ta sử dụng nó để gây miễn dịch, chúng ta có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch ở người bệnh đã bị ngăn chặn và do đó làm mất protein giúp vi khuẩn né tránh hệ miễn dịch. Nhờ đó cho phép miễn dịch tế bào Lympho T tiêu diệt vi khuẩn” Gerhard giải thích.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một dạnh protein bị bất hoạt, gamma-glutamyl transepeptidase, như một thành phần chính trong loại vaccine mới của họ – được thiết kế đặc biệt để chống lại cơ chế né tránh miễn dịch của vi khuẩn H.pylori. Rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực gần đây đã yêu cầu “một thiết kế chi tiết” để vượt qua cơ chế phòng vệ của vi khuẩn giúp hoàn thành loại vaccine hiệu quả.
Thử nghiệm loại vaccine chống H.pylori
Kết quả thử nghiệm loại vaccine này trên chuột cho kết quả loại trừ hoàn toàn vi khuẩn Hp trên 80% chuột thí nghiệm. Cho tới hiện nay, rất ít nghiên cứu về vaccine chống H.pylori đạt được hiệu quả loại trừ hoàn toàn vi khuẩn Hp khỏi cơ thể chuột gây bệnh.
Và khi mà giáo sư Gerhard nói rằng ông khá tự tin vào biện pháp mới sẽ mang lại những kết quả hứa hẹn trên người, ông cũng thận trọng cảnh báo hậu quả “Chúng ta biết rằng trong mô hình chuột thí nghiệm – mô hình gây nhiễm H.pylori trên chuột – có thể dễ dự đoán nhưng trong nhiều mô hình khác thì rất khó nói trước”
Đó là lý do tại sao ImevaX, với sự hỗ trợ từ những cố vấn khoa học và các nhà đầu tư đã kết luận rằng họ cần tối ưu hóa vaccine trong các thử nghiệm lâm sàng trên người. Loại vaccine được chứng minh an toàn trên động vật, hiện nay họ đang hoàn thành các quy trình để được cho phép thử nghiệm trên người.
Với 5.9 triệu Euro tài trợ từ Bộ Giáo dục và nghiên cứu Đức, và nhiều hơn thế rất nhiều từ các quỹ đầu tư, kế hoạch chuẩn bị triển khai thử nghiệm phase I đầu năm 2016. Thử nghiệm lâm sàng này sẽ đánh giá sơ bộ tính an toàn và một vài tiêu chí về tính hiệu quả trên người tình nguyện.
“Khi chúng ta có dữ liệu của phase I, chúng ta sẽ tính toán được kinh phí đầu tư cho phase II, là giai đoạn thử nghiệm tính hiệu quả trên số lượng nhiều hơn bệnh nhân nhiễm Hpylori.” Gerhard nói.
Đáp ứng nhu cầu y tế đang gia tăng
Thiếu tài chính và hỗ trợ nhiệt tình từ các công ty dược phẩm là hai trong số những rào cản mà các nhà nghiên cứu đang phải đối mặt khi cố gắng phát triển loại vaccine chống H.pylori. “Một vài công ty dược phẩm lớn mà chúng tôi đã nói chuyện cho rằng không có bất kỳ nhu cầu nào để phát triển trong lĩnh vực này” Gerhard nói, trước khi chỉ ra nguyên nhân chính tại sao loại vaccine này thực sự cần thiết “Hiện tượng vi khuẩn đề kháng 3 loại kháng sinh sử dụng để điều trị H.pylori có tỷ lệ rất cao, tới 60-70% ở một số quốc gia.”
Vấn đề nằm ở một thực tế rằng, những loại kháng sinh để điều trị H.pylori cũng được sử dụng để điều trị rất nhiều loại nhiễm khuẩn thông thường khác – và thực tế là cần tới hai loại kháng sinh không bị đề kháng để có thể tiêu diệt được H.pylori. Vì thế, khi bạn được điều trị với một loại kháng sinh cho bệnh viêm họng chẳng hạn, vi khuẩn H.pylori khu trú trong dạ dày bạn có thể đề kháng loại kháng sinh mà bạn sử dụng đó. Bằng cách này, vi khuẩn cuối cùng sẽ đề kháng cả ba loại kháng sinh.
“Đây là một xu hướng mà chúng tôi thấy ở khắp nơi và nó đang trở thành một vấn đề thực sự nghiêm tọng, đặc biệt ở những nước mà bạn có thể mua được tất cả các loại kháng sinh này giống như một thuốc không kê đơn” Gerhard nói.
“Ở Đức ngày nay, chúng ta có lẽ còn thấy một phác đồ điều trị hiệu quả hầu hết các ca nhiễm H.pylori. Ở các nước khác, Nhật Bản chẳng hạn, họ thực sự cần một loại vaccine ngay bây giờ, bởi vì tỷ lệ ung thư dạ dày và tỷ lệ đề kháng kháng sinh của họ rất cao”
“ Ở các nước Tây Âu, chúng ta có thể kết thúc tình trạng khó khăn khi đối mặt với H.pylori trong vòng 10 năm tới.”
Nếu những thử nghiệm lâm sàng của họ chứng minh được kết quả tốt, Gerhard và nhóm của ông ấy hi vọng rằng ImevaX có thể đưa loại vaccine của họ ra thị trường ngay khi có thể.
– Lillian Sando –
Bùi Đức Cường says
Có vacin tiem ngừa khuẩn HP và hang vị k a
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Hiện đã có rất nhiều các nghiên cứu về vaccine phòng H.pylori, tuy nhiên việc tạo ra một loại vaccine có đủ hiệu lực phòng ngừa nhiễm Hp gặp rất nhiều khó khăn và cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có loại vaccine nào được chấp thuận đưa vào sử dụng.
Hiện nay tại Nhật Bản, các nhà khoa học viện nghiên cứu Miễn dịch Gifu đã nghiên cứu và sản xuất thành công kháng thể thụ động chống vi khuẩn Hp với tên gọi OvalgenHP có tác dụng tăng cường miễn dịch tại dạ dày đối với vi khuẩn Hp, ức chế sự xâm nhiễm của vi khuẩn Hp và làm giảm tải lượng Hp ở những người đã bị nhiễm. Tại Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trên thế giới đang áp dụng bổ sung kháng thể OvalgenHP để phòng ngừa lây nhiễm Hp. Bởi vì là kháng thể thụ động nên để duy trì hiệu lực phòng ngừa thì người dùng phải uống nhắc lại thường xuyên.
Chính vì vậy bạn có thể sử dụng Kháng thể OvalgenHP (GastimunHP) với liều 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng x 3 tháng liên tiếp sau đó nghỉ 1- 2 tháng rồi nhắc lại liệu trình trên để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HP đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe,