Khối ung thư xuất hiện trong dạ dày
Ung thư dạ dày là khối Ung thư xuất hiện trong dạ dày. Dạ dày chịu trách nhiệm lưu giữ thức ăn. Nó cũng giúp nhào trộn và tiêu hóa thức ăn. Ung thư trong dạ dày bắt đầu tư các tế bào sản xuất chất nhày nằm dưới lớp niêm mạc dạ dày, điều này làm cho Ung thư dạ dày trở thành một trong những dạng Ung thư phổ biến nhất.
Ung thư dạ dày không phổ biến ở Mỹ và một số nước phát triển Châu Âu, với số liệu thống kê về bệnh này thường giảm theo thời gian trong những năm gần đây. Tuy nhiên, ở Việt Nam và một số nước châu Á thì đây lại là dạng Ung thư phổ biến, có tốc độ gia tăng nhanh chóng.
Nội dung chính
Triệu chứng của Ung thư dạ dày
Rất khó để người bệnh tự kiểm tra xem họ có bị Ung thư dạ dày hay không, nhất là ở giai đoạn sớm, bởi vì bệnh này thường không có triệu chứng sớm, hoặc triệu chứng không đặc trưng hoặc không rõ ràng. Buồn nôn, sút cân có thể là dấu hiệu sớm của bệnh, tuy nhiên những triệu chứng đó thường bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm. Cũng vì không có triệu chứng nào điển hình của bệnh Ung thư dạ dày, cho nên cần làm thêm các xét nghiệm và đánh giá khác để chẩn đoán bệnh.
Triệu chứng của Ung thư dạ dày có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và loại Ung thư dạ dày mắc phải. Những dấu hiệu sau đây có thể nhắc nhở bạn nên tới gặp bác sỹ để được tư vấn kỹ hơn.
Xuất hiện máu trong phân
Đây là một trong nhiều triệu chứng của Ung thư dạ dày. Bất kể khi nào bạn thấy có máu trong phân thì bạn cũng nên gặp gỡ bác sỹ để được tư vấn thêm. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng một số bệnh lý khác cũng làm xuất hiện máu trong phân. Máu trong phân có thể không nhìn thấy được bằng mắt thường. Các xét nghiệm phân chuyên sâu hơn cũng giúp tìm dấu vết của máu trong phân. Máu trong phân có thể xuất hiện ở các dạng Ung thư khác như Ung thư đại trực tràng.
Đau bụng và rối loạn tiêu hóa
Đây là triệu chứng phổ biến khiến cho bệnh nhân phải đi khám bệnh. Dấu hiệu đau này có thể từ nhẹ cho tới rất nặng. Triệu chứng đau trong Ung thư dạ dày thường khu trú ở bụng trên. Bất kể loại đau âm ỷ nào cũng cần được bác sỹ chẩn đoán càng sớm càng tốt.
Nôn và buồn nôn kéo dài
Nôn và buồn nôn không phải triệu chứng đặc trưng của bệnh lý cụ thể nào, tuy nhiên nó có thể là triệu chứng do sự phát triển của Ung thư dạ dày. Do đó, bất kỳ khi nào thấy có hiện tượng buồn nôn và nôn kéo dài, bạn cũng cần được chẩn đoán kịp thời do việc nôn kéo dài có thể dẫn tới tổn thương niêm mạc, thậm chí thực quản.
Kém ăn
Nếu bạn chỉ giảm ăn trong một khoảng thời gian ngắn, thì điều đó hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng kém ăn đến đột ngột và kéo dài dẫn tới ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần phải tới bác sỹ để thăm khám sớm.
Đầy chướng bụng
Ở bệnh nhân Ung thư dạ dày, chướng bụng là triệu chứng phổ biến, cùng với cảm giác đau bụng sau khi ăn. Chướng bụng có thể đi kèm với khó tiêu và hiện tượng bỏng rát.
Nhu động dạ dày ruột thay đổi
Nhu động ruột thay đổi trong bệnh Ung thư dạ dày có thể dẫn tới tiêu chảy và táo bón kéo dài. Tuy nhiên, cũng giống các triệu chứng khác, đây không phải triệu chứng đặc hiệu của Ung thư dạ dày.
Mệt mỏi
Ở bệnh nhân Ung thư dạ dày, tình trạng mất máu do nôn và đi ngoài dẫn tới các tình trạng bệnh lý toàn thân khác và hậu quả là bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi kéo dài, suy kiệt.
Giảm cân nhanh và nhiều
Nếu như ăn uống kém có thể dẫn tới giảm cân ở hầu hết mọi người. Tuy nhiên nếu bạn sút cân tới nhiều hơn 5% cân nặng thông thường trong vòng chưa tới 6 tháng mà không phải do vấn đề ăn uống, tập luyện thì bạn cần lập tức tới bác sỹ để được chẩn đoán bệnh kịp thời.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của Ung thư dạ dày
Cho đến này, người ta cũng chưa có hiểu biết đầy đủ các nguyên nhân dẫn tới Ung thư dạ dày và các loại Ung thư khác. Tuy nhiên, một vài yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ bị mắc Ung thư dạ dày.
- Giới tính– Đàn ông có nguy cơ Ung thư dạ dày cao gấp hai lần phụ nữ.
- Chủng tộc – Người châu Á và người Mỹ gốc Phi có nguy cơ Ung thư dạ dày cao hơn.
- Gen di truyền – Sự bất thường trong tổng hợp gen có thể làm tăng nguy cơ Ung thư dạ dày do di truyền.
- Vị trí địa lý – Người ở khu vực Nam Mỹ, Trung Mỹ, Nhật Bản, các nước khu vực Đông Nam Á, Nga có nguy cơ mắc Ung thư dạ dày cao hơn các khu vực khác trên thế giới.
- Vi khuẩn H.pylori – Chủng vi khuẩn sống trong dạ dày, gây ra tình trạng viêm mạn tính ở lớp viền dạ dày cũng như các ổ loét trên dạ dày tá tràng cũng dẫn tới Ung thư dạ dày.
- Nhóm máu – người có nhóm máu A có nguy cơ mắc Ung thư dạ dày cao hơn người mang các nhóm máu khác.
- Tuổi – Người cao tuổi có nguy cơ mắc Ung thư dạ dày cao hơn người trẻ tuổi.
- Lối sống – Uống nhiều rượu, hút thuốc lá, ăn ít hoa quả và rau xanh làm tăng nguy cơ mắc Ung thư dạ dày.
- Một số bệnh lý khác – viêm dạ dày mạn tính, polyp dạ dày, thiếu máu ác tính, tiền sử phẫu thuật dạ dày, chuyển sản ruột.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất – một vài công việc như thợ mỏ, cao su, chế biến gỗ làm gia tăng nguy cơ mắc Ung thư dạ dày.
Chẩn đoán Ung thư dạ dày
Có một vài xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán Ung thư dạ dày như:
- Nội soi dạ dày – bác sỹ sử dụng một ống nhỏ với đầu dò xâm nhập vào dạ dày qua đường họng xuống thực quản, dạ dày.
- X-quang – người bệnh được cho uống dung dịch chứa Bari, dung dịch này sẽ phát sáng trên phim X-quang và theo đường tiêu hóa đi ra ngoài. Xét nghiệm này dễ dàng phát hiện được các bất thường trong dạ dày.
- Sinh thiết – bằng cách lấy một mảnh tế bào dạ dày trong quá trình nội soi và theo dõi trên kính hiển vi, bác sỹ có thể thấy các tế bào bất thường trong dạ dày.
- Xét nghiệm máu – bao gồm CEA test. CEA là kháng nguyên có mặt trong các tế bào Ung thư, nó xuất hiện trong khoảng 50% số người bị Ung thư dạ dày.
- Siêu âm – siêu âm dạ dày để theo dõi tiến triển của Ung thư dạ dày.
Điều trị Ung thư dạ dày
Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của Ung thư, sức khỏe chung và các yếu tố khác mà sẽ có các lựa chọn điều trị như sau:
Phẫu thuật
Giúp loại bỏ ổ Ung thư trong dạ dày và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh xung quanh ổ Ung thư. Có một vài lựa chọn khi phẫu thuật, bao gồm:
- Loại bỏ khối U ở giai đoạn sớm khi khối Ung thư được loại bỏ khỏi viền dạ dày bằng giải phẫu niêm mạc nội soi.
- Cắt bỏ một phần dạ dày là phẫu thuật cắt bỏ phần dạ dày bị ảnh hưởng bởi tế bào Ung thư.
- Cắt bỏ toàn bộ dạ dày: loại bỏ hoàn toàn dạ dày và một số mô nhiễm Ung thư xung quanh. Thực quản được nối trực tiếp với ruột non trong đường tiêu hóa.
- Loại bỏ hạch bạch huyết: hạch bạch huyết trong ổ bụng được loại bỏ tế xét nghiệm tế bào Ung thư.
- Phẫu thuật để điều trị triệu chứng: có thể cắt bỏ một phần dạ dày để giúp điều trị triệu chứng trong Ung thư dạ dày. Chỉ định này thường được áp dụng cho đối tượng Ung thư dạ dày tiến triển, khối u lớn dần.
Xạ trị
Trước khi phẫu thuật cắt bỏ khối Ung thư, cũng có thể tiến hành xạ trị để làm giảm bớt kích thước của khối U, làm cho việc phẫu thuật dễ dàng hơn. Xạ trị được thực hiện với các tia có năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào Ung thư.
Hóa trị liệu
Sử dụng các loại hóa chất tiêu diệt tế bào Ung thư. Biện pháp này cũng có thể được áp dụng trước khi phẫu thuật nhằm làm co lại khối U và giúp dễ dàng loại bỏ hơn.
Sử dụng các thuốc tác động vào đích
Việc sử dụng các thuốc này giúp tấn công trực tiếp vào các tế bào Ung thư trong dạ dày. Các loại thuốc bao gồm:
- Trastuzumab (Herceptin) được sử dụng để tiêu diệt tế bào Ung thư dạ dày sản xuất lượng lớn HER2.
- Imatinib(Gleevec) được sử dụng để điều trị các dạng Ung thư dạ dày ít gặp là U tế bào đệm đường ruột dạ dày.
- Sunitinib(Sutent) được sử dụng để điều trị khối U tế bào đệm đường ruột dạ dày
Phải kiểm tra các tế bào Ung thư dạ dày thường xuyên để đảm bảo biện pháp đang áp dụng có hiệu quả trên bệnh nhân.
Theo Hướng dẫn điều trị Hoa Kỳ
Hạnh Duyên says
Chào bác sĩ con là nữ 21 tuổi. 3 hôm nay con bị đau vùng ở giữa mak dưới ngực trên rốn. Kèm theo các triệu chứng tiết nước bọt nôn ói. Nhức đầu và chóng mặt. Cảm giác bụng cứ đầy, không đói kèm theo ợ hơi. Mỗi lần con ăn, uống thuốc hay uống nước điều ra mồ hôi và ớn lạnh. người cứ mệt mỏi. Con xin hỏi bác sĩ con bệnh gì và cách phục triệu chứng đó. Hay cơ sở khám chữa bệnh nào tốt nhất về chuyên khoa này ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Chỉ dựa vào các biểu hiện bạn mô tả thì không thể đưa ra kết luận gì được, cần phải thăm khám kĩ càng hơn. Bạn nên tới cơ sở y tế uy tín như khoa tiêu hóa BV Bạch Mai để thăm khám trực tiếp, tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Hoang thi ly says
Sau khi mổ da dày đã 4 tháng mà vẫn bị đau bụng thì có làm sao không thưa bác sỹ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Sau khi mổ dạ dày xong, bạn phải theo dõi trong tối thiểu 2 tháng tiếp theo, nếu 4 tháng bạn vẫn cảm thấy đau, nên quay lại nơi đã thực hiện phẫu thuật để bác sỹ kiểm tra.
Chúc bạn mạnh khỏe,