Ung thư dạ dày là một bệnh nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Không chỉ là nỗi lo lắng đối với bản thân người bệnh, ung thư dạ dày còn là nỗi lo lắng của rất nhiều người thân trong gia đình với câu hỏi: Ung thư dạ dày liệu có tính di truyền không?
Các biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư dạ dày
Có đến 70% số người bị ung thư dạ dày gặp phải tình trạng chướng bụng, đầy hơi và cảm thấy rất khó chịu ở vùng thượng vị. Triệu chứng này có thể đi kèm với những cơn đau âm ỉ hoặc bỏng rát.
Người bệnh ung thư dạ dày trong thời gian này sẽ thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, dẫn đến sút cân đột ngột và xuất hiện cảm giác mệt mỏi kéo dài. Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, biểu hiện sẽ là đi ngoài phân đen, mịn như bã cà phê hoặc như nhựa đường.
Bên cạnh đó, khó nuốt cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh ung thư dạ dày. Một số bệnh nhân có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, thậm chí có thể bị sốt kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
Ung thư dạ dày liệu có bị di truyền?
Theo một số nghiên cứu khoa học, một trong trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư dạ dày là viêm teo mãn tính – có khuynh hướng di truyền. Gen mắc bệnh này có nguy cơ truyền từ mẹ sang con lên đến 48%. Bên cạnh đó, một số hội chứng có tính di truyền như bệnh đa polyp tuyến, ung thư đại trực tràng không đa polyp… đều có liên quan đến bệnh ung thư dạ dày.
Những thành viên trong cùng một gia đình cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do cùng có một hoàn cảnh và điều kiện sống giống nhau. Một số thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học trong gia đình như ăn nhiều thức ăn chứa nitrosamin, nhiều muối và hóa chất, sử dụng nhiều bia rượu và thuốc lá chính là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu và phân tích trên đây chỉ cho thấy mối liên quan không mật thiết giữa các nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày và yếu tố di truyền, và chưa có bằng chứng nào khẳng định chắc chắn về vấn đề ung thư dạ dày có tính di truyền hay không.
Chính vì vậy, ngay khi có các biểu hiện mới chớm bệnh, bạn nên tìm đến các phòng khám chuyên khoa, các bệnh viện lớn để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, trong đó có xét nghiệm vi khuẩn Hp.
Vi khuẩn Hp cũng là thủ phạm hàng đầu gây nên các bệnh lý về dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày, và nó trở nên đặc biệt nguy hiểm khi có khả năng lây truyền qua đường ăn uống. Nhiễm trùng Hp cũng gây ra u mô lympho tại niêm mạc dạ dày (MALT). Các nghiên cứu chỉ ra rằng, loại trừ vi khuẩn Hp giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày lên đến 40%.
Xem thêm: Diệt Hp sớm để phòng ngừa ung thư dạ dày
Theo Gastimunhp.vn
Nguyệt says
Tôi đi ô tô bị say xe nên buồn nôn nhg khi nôn xong t có bị dính ít máu lúc cuối.cho tôi hỏi t bị làm sao?có liên quan đến dạ dày k ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nôn ra máu có thể là bệnh lý tại đường tiêu hóa trên hoặc đường hô hấp. Bạn cần tới cơ sở y tế để kiểm tra kỹ trước khi điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Bàn Thị Lan says
Con trai tôi 10 tuổi. Chồng và bố chồng tôi đều qua đời do bệnh ung thư dạ dày. Vậy con tôi có nguy cơ bị ung thư giống chồng và bố chồng tôi không? Tôi rất lo lắng
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Ung thư dạ dày có tính chất di truyền, do đó trong trường hợp này con trai của bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người khác, nhưng không có nghĩa là chắc chắn cháu sẽ mắc ung thư dạ dày. Do vậy bạn không nên lo lắng thái quá nhưng cần thiết phải quan tâm tầm soát và phòng ngừa bệnh cho cháu.
Hiện tại bạn có thể cho con kiểm tra dạ dày nếu như bé có những biểu hiện triệu chứng viêm loét (đau bụng/buồn nôn/nôn/đầy bụng, không có cảm giác đói/ ợ hơi/đi ngoài phân đen/ra máu…). Trường hợp con có nhiễm khuẩn Hp nên được điều trị tiệt trừ triệt để với phác đồ thích hợp, phối hợp thêm kháng thể kháng Hp là OvalgenHP để nâng cao hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. Tiệt trừ sớm vi khuẩn HP được chứng minh giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Khi bé lớn, bạn có thể tham vấn tại các cơ sở y tế uy tín để có biện pháp theo dõi tầm soát ung thư dạ dày:
– Trường hợp gia đình có 2 người bị ung thư, nếu ung thư thể lan tỏa, đồng thời bố hoặc ông nội cháu bé được phát hiện bệnh trước tuổi 50 thì nên sàng lọc di truyền để phát hiện có gen đột biến CDH1 hay không. Trường hợp có gen đột biến có thể lựa chọn cắt dạ dày sớm để tránh ung thư dạ dày hoặc theo dõi bằng nội soi, sinh thiết mảnh tế bào định kì hàng năm.
– Nội soi 1-2 năm/ lần để tầm soát sớm ung thư dạ dày.
Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn.
Thân ái,
Bế Ngọc Bảo Khang says
Em muốn khám ung thư dạ dày