Ung thư dạ dày là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm với tỉ lệ tử vong rất cao. Ung thư dạ dày thường gặp ở người lớn nhiều hơn nhưng liệu rằng trẻ em có thực sự nằm ngoài vòng ảnh hưởng của căn bệnh này?
Nội dung chính
Trẻ em cũng có thể mắc ung thư dạ dày
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu ca mắc ung thư dạ dày, đưa căn bệnh này thành loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu, chỉ xếp sau ung thư trực tràng. Ung thư dạ dày thường gặp ở những người lớn tuổi (từ 50-70 tuổi) nhiều hơn mà ít gặp ở người trẻ tuổi và trẻ nhỏ thì lại càng hiếm khi mắc phải, nên nhiều người cho rằng đây là căn bệnh của người lớn. Nhưng chính từ quan niệm sai lầm trên mà đôi khi có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Theo thống kê tỉ lệ trẻ mắc ung thư dạ dày ở trẻ em chiếm khoảng 0,05% trong số các ca ung thư đường tiêu hóa. Các chuyên gia cho biết ung thư dạ dày hoàn toàn có thể gặp ở trẻ em nhưng tỉ lệ rất hiếm và hầu hết có liên quan tới yếu tố di truyền, tức là trẻ có người thân mắc ung thư dạ dày. Còn lại phần lớn trẻ có thể mắc viêm dạ dày (thường liên quan tới nhiễm khuẩn Hp) mà cha mẹ không hay biết, hoặc không điều trị tốt thì có thể ngay khi đó sẽ dẫn tới biến chứng như chảy máu, thủng dạ dày nhưng cũng có thể diễn tiến âm thầm và hàng chục năm sau mới phát triển thành ung thư dạ dày. Quá trình từ khi một đứa trẻ mắc viêm dạ dày do nhiễm khuẩn Hp tới khi mắc ung thư dạ dày thường diễn ra trong thời gian rất dài và điều đó lý giải vì sao ung thư dạ dày thường gặp ở độ tuổi trung niên (từ 50-70) nhiều hơn.
Bệnh lý khó phát hiện và cực kỳ nguy hiểm
Việc chuẩn đoán bệnh lý dạ dày nói chung và ung thư dạ dày nói riêng ở trẻ em rất khó khăn hơn do trẻ chưa biết cách mô tả triệu chứng. Hơn nữa bệnh lý dạ dày không phổ biến ở trẻ nên khi trẻ có các biểu hiện đau bụng thì cha mẹ và thậm chí cả thầy thuốc có thể nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác như nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa mà ít khi nghĩ rằng trẻ có thể có vấn đề ở dạ dày. Hậu quả là trẻ nhiễm khuẩn Hp dẫn tới viêm dạ dày trong thời gian dài mà không được quan tâm phát hiện và điều trị đúng cách, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày khi trưởng thành.
Cho tới thời điểm hiện nay, mặc dù y học đã có sự cải thiện đáng kể trong việc phát hiện và điều trị ung thư dạ dày. Tuy nhiên đây vẫn là một trong số những căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất với tỉ lệ tử vong rất cao. Do đó việc trang bị những kiến thức để phát hiện sớm vi khuẩn HP và bệnh lý dạ dày ngay cho con cái ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những gia đình có người mắc ung thư dạ dày hoặc cha mẹ có bệnh lý dạ dày nặng.
Loại bỏ vi khuẩn Hp – chìa khóa trong chiến lược phòng ngừa sớm ung thư dạ dày
Các nghiên cứu khoa học cho thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ung thư dạ dày. Trong số đó, theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì nguyên nhân hàng đầu và nguy hiểm nhất đó là nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Các báo cáo y khoa cho thấy, vi khuẩn Hp chịu trách nhiệm cho trên 90% các ca bệnh ung thư dạ dày và sự có mặt của loại vi khuẩn này trong dạ dày sẽ làm tăng từ 3-10 lần nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Đặc biệt nếu nhiễm Hp ngay từ lứa tuổi nhỏ thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày thậm chí tăng lên từ 8-10 lần. Từ những bằng chứng thuyết phục, các hiệp hội tiêu hóa trên thế giới đã đưa ra khuyến cáo mạnh mẽ cần tiệt trừ Hp sớm cho những trường hợp có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày như:
- Trẻ có người thân trực hệ (bố mẹ, ông bà) mắc ung thư dạ dày.
- Trẻ có viêm dạ dày mức độ nặng và cha mẹ mắc bệnh dạ dày hoặc trẻ có loét dạ dày.
- Trẻ em sinh sống trong vùng có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao.
Sức mạnh của kháng thể từ Nhật Bản – giải pháp cho hiện tại và tương lai
Việc tiệt trừ Hp hiện nay ở trẻ em gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi phác đồ điều trị bác sỹ cần dùng tới 2-3 loại kháng sinh phối hợp cùng một thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Tuy nhiên tình trạng kháng thuốc xảy ra vô cùng nhiều cũng như trẻ rất khó khăn trong việc uống đủ liều thuốc, tỉ lệ lây nhiễm, tái nhiễm cao. Chính vì vậy mà cho tới năm 2015, khi một loại kháng thể mới với tên gọi OvalgenHP xuất hiện trên thị trường thì đó là một giải pháp trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori, OvalgenHP khi dùng phối hợp với thuốc giúp tăng hiệu quả điều trị. Ưu điểm lớn nhất của kháng thể này là độ lành tính với được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà; sử dụng được cho mọi đối tượng bao gồm cả trẻ em và người lớn, chỉ không dùng cho cho người bị dị ứng với trứng gà.
Kháng thể OvalgenHP đã được khuyến khích sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản từ hơn 15 năm qua và có mặt ở nhiều quốc gia khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Việt Nam và một số nước châu Âu. Kháng thể được đưa trực tiếp vào các thực phẩm ăn hàng ngày như sữa chua, chế phẩm lên men, thực phẩm chức năng giúp người dân có thể giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng và giảm tần suất mắc ung thư dạ dày.
Nhìn vào những thành quả tích cực mà kháng thể OvalgenHP mang lại trong những năm qua, có thể đây sẽ là một công cụ trợ giúp đắc lực để đối phó với khuẩn Hp, giảm gánh nặng bệnh tật do vi khuẩn Hp gây ra trong đó có ung thư dạ dày.
LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh dạ dày và ung thư dạ dày ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ lưu ý:
- Cho trẻ ăn các thực phẩm lành mạnh, tránh ăn nhiều đồ muối chua, thịt muối, hun khói, đồ nướng, chiên rán.
- Những gia đình có người mắc ung thư dạ dày nên đưa con đi xét nghiệm kiểm tra, nếu phát hiện Hp cần tiệt trừ sớm.
- Nếu trẻ có các biểu hiện triệu chứng bất thường nên đưa đến cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa nhi để thăm khám sớm.
- Khi phát hiện trẻ đã có tổn thương tại dạ dày như viêm dạ dày và đặc biệt là loét dạ dày, nếu phát hiện nhiễm khuẩn Hp thì việc điều trị tiệt trừ Hp cần được ưu tiên, tránh để kéo dài.
- Sử dụng kháng thể OvalgenHP thường xuyên cho con để giúp giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp – tác nhân gây bệnh và sinh ung thư dạ dày.
Bình says
Chào BS. Cháu nhà em năm nay 8t, cháu hay bị ợ hơi liệu cháu có bị bệnh về dạ dầy ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Ợ hơi là hiện tượng hơi ở dạ dày đưa lên miệng và thoát ra ngoài thành tiếng. Do trong dạ dày tích tụ quá nhiều không khí do nuốt hơi trong lúc ăn hoặc có thể do ăn quá nhanh, nuốt chửng,… nhất là khi uống những loại nước ngọt có ga,thức ăn như hành, khoai tây…
Nếu ợ hơi chỉ xảy ra sau khi bé uống nước có ga, ăn đồ ngọt, ăn no thì đó là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng nếu tình trạng ợ hơi nhiều ngày liền hoặc có kèm theo hiện tượng khác như ợ chua, nóng và đau rát ngực,… thì đó là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…Khi đó bạn cần đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa nhi uy tín để thăm khám chẩn đoán chính xác để có chỉ định điều trị phù hợp.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Thủy says
Thời gian khoảng nữa tháng gần đây bé nhà mình 7 tuổi có biểu hiện chán ăn và sau khi ăn bé kêu đau bụng dù chỉ một lúc sau là hết. Mình chuẩn bị đưa bé đi khám. Tuy nhiên hiện tượng của bé như vậy biểu hiện của vấn đề gì a? Xin cám ơn.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trẻ bị đau bụng tái diễn trong thời gian dài sau bữa ăn có thể là một trong những dấu hiệu gợi ý tới bệnh lý dạ dày. Trong trường hợp này bạn nên đưa con tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhi tuyến trung ương để có đủ thiết bị thực hiện nội soi dạ dày cho trẻ nhỏ. Hoặc có thể lựa chọn test thở để kiểm tra HP tại các bệnh viện, phòng khám. Lưu ý kết quả test thở chỉ cho biết bé có bị nhiễm HP hay không nhưng không cho biết bé có bị viêm loét dạ dày không, mức độ tổn thương như thế nào.
Khi có kết quả thăm khám và xét nghiệm và đơn thuốc bạn có thể gửi lại cho chúng tôi để nhận được tư vấn tiếp theo.
Thân ái,
Vũ says
Trong trường hợp người ung thư dạ dày.o chung với trẻ em có ảnh hưởng gì không ạ.nhờ bs tư vấn giúp ak
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Ung thư dạ dày không lây từ người này sang người khác nhưng bệnh lý này có tính chất di truyền và tác nhân quan trọng gây ung thư dạ dày là vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc lây nhiễm vi khuẩn HP chỉ là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, chứ không phải nhiễm HP là sẽ bị ung thư. Chính vì vậy, trẻ sống chung với người bị ung thư dạ dày không có vấn đề gì, tuy nhiên bạn nên lưu ý một số biện pháp chủ động để giảm thiểu thấp nhất nguy cơ:
– Đối với người có quan hệ cận huyết thống với bệnh nhân mắc ung thư dạ dày (con, cháu ruột): nên kiểm tra vi khuẩn HP thông qua xét nghiệm, nếu nhiễm HP cần diệt trừ sớm. Bạn có thể tham khảo phác đồ diệt vi khuẩn HP tại đây.
– Đối với trường hợp chưa bị lây nhiễm HP, để giảm nguy cơ lây nhiễm nên tránh sử dụng chung dụng cụ ăn uống, không gắp thức ăn cho nhau, không dùng chung bát canh, nước chấm…Ngoài ra, nên dự phòng lây nhiễm HP bằng cách sử dụng kháng thể kháng HP (GastimunHP, liều 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng). Đây là biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn HP đặc hiệu đang được sử dụng tại nhiều quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…
Chúc bạn mạnh khỏe,
Dinh says
Bị ung thu dạ dày giai đoạn 3 bế cháu nhỏ có sợ cháu bị ung thư dạ dày không
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh ung thư dạ dày không lây nhiễm. Vì vậy người ung thư dạ dày bế cháu nhỏ thì cháu nhỏ không bị lây ung thư dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe,
ngchau says
cô ơi em đang bị đau phổi với ở giữa dưới ngực.Ăn xong bị chướng bụng với đau bụng ,gợn gơn ói ,đi ngoài ra phân hơi đen,người nhức mỏi.Vậy con bị gì ạ ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Những triệu chứng của bạn gợi ý bạn có thể đang bị viêm loét dạ dày. Nếu có tình trạng đi ngoài phân đen cần cảnh giác có thể có xuất huyết tiêu hóa. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám càng sớm càng tốt.
Chúc bạn mạnh khỏe,