Các nhà nghiên cứu tại Đại học công nghệ Massachusetts đã chỉ ra tác dụng bảo vệ của hormone estrogen, một hormone đặc trưng của phụ nữ, đối với viêm dạ dày, bệnh có thể dẫn tới Ung thư dạ dày. Một vài dạng Ung thư như Ung thư dạ dày, gan và ruột, phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ rất nhiều. Một vài nhà khoa học cho rằng sự khác biệt trong lối sống như là chế độ ăn, hút thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn tới sự khác biệt đó, tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng sự khác biệt gốc rễ nằm ở vấn đề sinh học của cơ thể giữ Nam với Nữ.
Bổ sung thêm vào các bằng chứng hiện có, một nghiên cứu mới tại trường đại học Massachusetts chỉ ra rằng đối tượng thí nghiệm đực được điều trị bằng Estrogen có khả năng làm giảm xuống rõ rệt tỷ lệ Ung thư dạ dày, đặc biệt là các loại Ung thư có nguyên nhân từ nhiễm khuẩn mạn tính bởi vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp).
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nghiên cứu phòng ngừa Ung thư. Nghiên cứu cũng mô tả những cơ chế chi tiết mới rằng làm thế nào Estrogen có thể chống lại được Ung thư dạ dày. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà khoa học để tìm ra những loại thuốc tác dụng chống lại Ung thư dạ dày.
Có vẻ như các bác sỹ sẽ điều trị Ung thư dạ dày cho bệnh nhân nam giới bằng các thuốc chứa Estrogen, tuy nhiên các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng nghiên cứu của họ có thể dẫn tới một phương pháp điều trị mới bắt chước tác động chống Ung thư của hormone estrogen. “Nếu chúng ta có thể thu hẹp lại những tác động cụ thể nào của estrogen giúp phòng ngừa Ung thư dạ dày, thì chúng ta có thể tìm ra được biện pháp điều trị hiệu quả hơn rất nhiều”, tiến sỹ Alexander Sheh, một Tiến sỹ ở Khoa Y Học So Sánh thuộc Đại học Massachusetts cho biết.
Ung thư dạ dày là nguyên nhân đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây tử vong do Ung thư trên toàn thế giới, và những người bị nhiễm vi khuẩn H.pylori có nguy cơ bị Ung thư dạ dày cao hơn nhiều lần so với những người không có loại vi khuẩn này trong dạ dày. Hơn 50% dân số trên thế giới đang bị nhiễm loại vi khuẩn này, mặc dù hầu hết mọi người không xuất hiện triệu chứng bệnh lý nào, điều này vẫn đang được các nhà khoa học lưu ý đặc biệt, nhất là các nước có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Nhiễm khuẩn Hp kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể nhưng lại dẫn tới tình trạng viêm dạ dày mạn tính, một yếu tố nguy cơ dẫn tới Ung thư dạ dày.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động chống Ung thư của hormone Estrogen đối với phụ nữ. Những người phụ nữ chậm mãn kinh và sinh nhiều con thì có nguy cơ Ung thư dạ dày thấp hơn, các thuốc ức chế hoạt động của Estrogen như thuốc Ung thư vú, Tamoxifen chẳng hạn, làm gia tăng nguy cơ Ung thư dạ dày ở phụ nữ.
Các nghiên cứu gần đây từ phòng thí nghiệm của James Fox, Giáo sư đại học MIT về kỹ thuật sinh hóa và giám đốc của DCM, đã chỉ ra rằng những con chuột cái bị cắt bỏ tử cung, và không sản xuất được estrogen nữa, sẽ bị mất khả năng chống Ung thư dạ dày. Trong một nghiên cứu khác, giáo sư Fox đưa estrogen vào chuột đực ngay sau khi sinh thì những con chuột đực đó lại được trang bị thêm khả năng chống lại viêm dạ dày và các tế bào Ung thư dạ dày.
Trong một nghiên cứu mới do tiến sỹ Fox là tác giả chính, các nhà nghiên cứu đã đợi cho tới khi chuột bắt đầu phát triển viêm dạ dày trước khi chúng được tiêm estrogen. Chuột trong nghiên cứu sản xuất ra một lượng lớn gastrin, một hormone kích thích tiết acid dạ dày. Những con chuột đó phát triển tế bào ung thư trong 20 tháng.
Nhiễm khuẩn H.pylori làm đẩy nhanh quá trình Ung thư hóa, trong khoảng 7 tháng. Giống như trên người, đàn ông có xu hướng mắc Ung thư dạ dày cao hơn phụ nữ.
Ở tuần tuổi thứ 24, 16 sau khi gây nhiễm khuẩn H.pylori, chuột đực trong nghiên cứu này được điều trị với estrogen, Tamoxifen, một trong 2 loại hoặc là cả hai. Chuột cái được điều trị với Tamoxifen hoặc không được điều trị. Các nhà nghiên cứu hi vọng Tamoxifen có thể làm mất tác dụng bảo vệ của estrogen ở cả chuột đực và chuột cái.
Tuy nhiên, trong số chuột đực, tất cả 3 nhóm điều trị — với estrogen, Tamoxifen hoặc với cả hai – đều được bảo vệ khỏi Ung thư dạ dày. Trên thực tế, không có con chuột nào bị Ung thư, thậm chí tất cả chúng trước đó còn bị viêm dạ dày. 40% số chuột không được điều trị thì phát triển thành Ung thư dạ dày.
Trong số các con chuột cái, những con chuột được tiếp nhận Tamoxifen thì không có sự khác biệt so với những con chuột không được cho dùng Tamoxifen. Kết quả gây bất ngờ đó đã gợi ý rằng trong dạ dày, Tamoxifen có lẽ bắt chước cơ chế tác động của estrogen thay vì bất hoạt estrogen.
Những kết quả đáng ngạc nhiên trên được lý giải theo nhiều cơ chế tác đông phức tạp ở cấp độ phân tử đã mở ra một hướng nghiên cứu mới, hứa hẹn sẽ giải mã được nhiều điều liên quan tới Ung thư dạ dày, phòng ngừa và điều trị Ung thư dạ dày, loại Ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao top đầu trên thế giới.
Nguồn Thư viện quốc gia Hoa Kỳ
Diệu My Nguyên says
Tôi bị ung thư dạ dày và đã cắt bỏ toàn bộ từ năm 2005. Đến nay vẫn ăn uống bình thường nhưng ko ăn nhiều 1 lần. Tôi bị thiếu máu thường xuyên mặc dầu chích vitamin b12 mỗi tháng. Tôi phải ăn hoặc uống gì để bổ sung thêm sắt. Vì ko còn da dày liệu việc hấp thụ như thế nào.
Cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bác,
Để tạo máu cho cơ thể , chúng ta cần cung cấp đầy đủ các yếu tố tạo máu như acid folic ( vitamin B9), vitamin B12, sắt, protein…
Quá trình hấp thu sắt bắt đầu tại dạ dày nhưng chủ yếu diễn ra tại hành tá tràng và ở mức độ ít hơn tại đoạn đầu ruột non. Việc cắt bỏ toàn bộ dạ dày sẽ có ảnh hưởng chút ít tới hấp thu sắt.
Trong trường hợp của bác, sẽ cần đánh giá mức độ thiếu máu thiếu sắt bằng cách xét nghiệm nồng độ Hemoglobin (Hb) và ferrtin huyết thanh. Sau đó tính toán lượng sắt cần bổ sung . Nếu thiếu sắt nhiều có thể dùng sắt dạng tiêm .
Chọn các lọai thực phẩm giàu sắt cũng là một cách bổ sung sắt hiệu quả , ví dụ thịt , trứng, các loai rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, bông cải xanh, các loại đậu; ngũ cốc (bột ngô, yến mạch , bánh mì đen, gạo…).
Chúc bác mạnh khỏe!