H.pylori sẽ được điều trị với thuốc kháng sinh, ức chế bơm proton (PPIs), ức chế thụ thể histamine, bismuth subsalicylate và kháng acid.
Nội dung chính
Kháng sinh
Kháng sinh được dùng để tiêu diệt H.pylori. Phác đồ kháng sinh có thể khác nhau do có một số chủng H.pylori đã kháng thuốc – có nghĩa là một kháng sinh không còn có hiệu quả với chủng vi khuẩn đó.
Mặc dù kháng sinh có thể chữa khỏi hầu hết các ổ loét dạ dày tá tràng gây ra bởi H.pylori nhưng rất khó tiệt trừ hết vi khuẩn H.pylori. Bệnh nhân cần phải dùng đúng và đủ các liều kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ thậm chí ngay cả khi đã hết các triệu chứng.
Ức chế bơm proton
Ức chế bơm proton (PPIs) là nhóm thuốc làm giảm acid dạ dày, giúp làm dịu đau do loét dạ dày tá tràng và thúc đẩy lành vết loét. PPIs ức chế sản xuất acid bằng cách ngăn chặn cơ chế bơm acid vào dạ dày, gồm omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, esomeprazole, dexlansoprazole.
PPIs không thể tiêu diệt H.pylori nhưng có thể làm tăng tác dụng của kháng sinh và giảm các triệu chứng khó chịu trong bệnh lý dạ dày và giảm loét.
Ức chế thụ thể Histamine
Thuốc ức chế thụ thể Histamine là nhóm thuốc hoạt động bằng cách phong bế histamin – một thành phần kích thích sản xuất acid trong dạ dày. Nhóm này gồm cimetidine, ranitidine, famotidine và nizatidine.
Bismuth Subsalicylate
Nhóm thuốc này bao phủ ổ loét và bảo vệ nó khỏi tác động của acid dạ dày. Mặc dù bismuth subsalicylate có thể diệt H. pylori, nhưng nó được dùng kết hợp chứ không thay thế kháng sinh trong một số phác đồ điều trị. Ngoài ra Bismuth là một kim loại nặng, việc tồn dư Bismuth trong máu có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, do đó các bác sỹ thường không ưu tiên sử dụng.
Kháng acid
Nhóm thuốc kháng acid có thể làm giảm đau tạm thời do loét dạ dày tá tràng nhưng nó không có tác dụng diệt H.pylori. Một số loại kháng sinh diệt H.pylori sẽ không hoạt động tốt khi phối hợp với thuốc kháng acid.
Nhiễm trùng H.pylori có thể ngăn ngừa bằng cách nào?
Không ai biết chắc chăn H.pylori lây nhiễm bằng cách nào vì vậy phòng ngừa rất khó khăn. Tuy nhiên để làm giảm cơ hội nhiễm trùng, lời khuyên dành cho bệnh nhân là:
- Rửa tay với xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
- Đảm bảo ăn thực phâm sạch và nấu kỹ
- Uống nước sạch
- Sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch dạ dày để chống mắc và tiến triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày.
Bạn cần biết!!!
- Loét dạ dày tá tràng là ổ loét trong niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng
- Nguyên nhân gây loét gồm nhiễm trùng H.pylori; sử dụng kháng viêm non-steroid như aspirin, ibuprofen kéo dài ; hiệm gặp là do các khối u lành tính hoặc ác tính trong dạ dày, tá trạng hoặc tụy
- Đau âm ỉ hoặc nóng trong dạ dày là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh loét dạ dày tá tràng. Bệnh nhân có cảm giác đau bất cứ khi nào giữa rốn và xương ức.
- Loét dạ dày tá tràng do H.pylori sẽ được điều trị bằng kháng sinh kết ợp PPIs hoặc ức chế thụ thể histamine, bismuth salicylate, thuốc kháng acid
- Ít nhất 4 tuần sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân sẽ làm lại xét nghiệm phân hoặc test thở để đánh giả hiệu quả điều trị tiệt trừ H.pylori
- Không ai biết chắc chăn H.pylori lây nhiễm bằng cách nào vì vậy phòng ngừa rất khó khăn. Tuy nhiên để làm giảm cơ hội nhiễm trùng
Bạn hãy nhớ rằng Stress và ăn các thức ăn cay không gây Loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên chúng có thể làm các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn. Uống rượu, hút thuốc cũng làm các triệu chứng nặng hơn và cản trở quá trình làm lành ổ loét.
Theo Gastimunhp.vn
Pham thi ha says
Em dang mang thai thang thu hai cu non va ko an uong duoc gi di kham bac sy cho biet em bi trao nguoc da day thuc quan em uong thuoc nhung het thuoc em lai non suot ngay va ko an uong dc gi truoc khj non em hay quan dau bung em rat so xin chuyen gia cho em loi khuyen uong thuoc gi chua dut diem benh nay em xin cam on
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Hiện tượng nôn ói trong thời gian mang thai chủ yếu liên quan tới những biến đổi nội tiết tố khi mang thai, thông thường sẽ hết vào thai kỳ thứ hai. Bạn nên tới bác sỹ chuyên khoa sản để được tư vấn các biện pháp giảm bớt triệu chứng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tô Thị Thu Hồng says
Xin bác sĩ cho biết:
1.Thử máu có xác định bệnh viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn H.Pylori dương tính hay không.
2.Sau khi tìm hiểu trên mạng tôi rất sợ phải truyền nhiễm cho các con và cháu trong gia đình vì thời gian trước bệnh tôi không biết mình đã bị viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn H.Pylori như thế trong gia đình tôi có thể đã bị lây nhiễm chưa? Tôi rất mong bác sĩ trả lời sớm cho tôi.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
1. Các test kiểm tra vi khuẩn Hp dạ dày chính xác hiện nay là nội soi là Clotest, test phân, test hơi thở. Xét nghiệm máu không phải loại xét nghiệm được ưu tiên thực hiện. Lý do là vì vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở một số khu vực khác như khoang miệng, xoang, đường ruột nhưng hoàn toàn không gây bệnh. Lý do thứ hai là mặc dù vi khuẩn Hp trong dạ dày đã bị tiệt trừ hết, tuy nhiên, kháng thể kháng Hp vẫn có thể lưu hành trong máu trong thời gian một vài tháng tới một vài năm sau đó. Nếu dựa vào đó để chẩn đoán nhiễm Hp rất dễ xảy ra tình trạng dương tính giả.
2. Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau như miệng – miệng, phân – miệng, dạ dày – dạ dày..Khi sống trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn Hp thì việc phòng ngừa cho các thành viên khác sẽ là cần thiết. Nếu như tất cả thành viên trong gia đình bạn đều không bị bệnh dạ dày thì không nhất thiết phải phòng ngừa. Đặc biệt trong các trường hợp như bố mẹ có Hp, con có bệnh dạ dày đã điều trị nhiều lần mà vẫn bị tái nhiễm thì mặc dầu bố mẹ không bị bệnh do Hp gây ra cũng nên tiệt trừ sạch Hp để tránh lây nhiễm sang con.
Trong trường hợp gia đình có người bị bệnh dạ dày để phòng ngừa, nhất thiết bạn phải tiệt trừ triệt để Hp bằng phác đồ điều trị và kháng thể chống Hp trong GastimunHP. Bạn cũng có thể cho người thân sử dụng GastimunHP liều dự phòng (1 gói/ngày, 10 ngày/tháng) để phòng ngừa lây nhiễm Hp khi cần thiết.
Chúc bạn mạnh khỏe,