Kính chào bác sĩ! Cháu năm nay 25 tuổi, thường xuyên có cảm giác đau bụng, đầy hơi, đặc biệt đau nhiều hơn khi đói. Cháu đã đi khám và được kết luận bị viêm dạ dày. Cuối năm nay vợ chồng cháu lại có kế hoạch sinh em bé, vì vậy cháu rất lo lắng không biết bị đau dạ dày có thể di truyền sang cho con cháu không? Nếu có thì phải làm sao thưa bác sĩ? Cháu xin cảm ơn rất nhiều!
(Bạn H, Hà Nội)
Trả lời:
Thân chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng chia sẻ những băn khoăn, lo lắng của mình về cho chúng tôi. Để trả lời câu hỏi của bạn khi bị đau dạ dày có di truyền không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số vấn đề sau:
Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
Như các bạn đã biết, đau dạ dày là một bệnh lý rất phổ biến ở nước ta. Các triệu chứng bệnh đau dạ dày thường khá rõ ràng. Bên cạnh một số biểu hiện bạn đã nêu trên, đau dạ dày khi khởi phát còn kèm theo ợ chua, ợ hơi, đau tức vùng thượng vị, cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Người bệnh do ăn uống kém, không ngon miệng nên thường sẽ thấy cơ thể sụt ký, mệt mỏi.
Nguyên nhân đau dạ dày thì có rất nhiều, trong đó có thể kể đến như chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, sử dụng thuốc kháng viêm, nhiễm khuẩn Hp và giảm đau trong thời gian kéo dài trong quá trình điều trị các bệnh lý toàn thân khác. Căng thẳng tâm lý, lo âu quá độ cũng có thể khiến cho sự bài tiết dịch vị bị rối loạn, dẫn đến đau dạ dày, chính vì vậy bạn không nên lo lắng, trái lại cần luôn giữ cho mình một tâm thế an yên, cân bằng.
Đau dạ dày có tính di truyền không?
Liệu đau dạ dày có di truyền? (Ảnh minh họa)
Trở lại với câu hỏi của bạn, chúng tôi nghĩ rằng đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đang trong độ tuổi lập gia đình. Theo một số nghiên cứu mới đây cho thấy, bệnh nhân bị đau dạ dày có tiền sử gia đình cũng mắc bệnh có gen lưu truyền đến 47%.
Bên cạnh đó, trong niêm mạc dạ dày của những trường hợp bệnh nhân này có số lượng tế bào thành nhiều gấp đôi so với người bình thường. Người nhóm máu O cũng dễ bị đau dạ dày hơn các nhóm máu khác đến 1,4 lần.
Chính vì vậy, nếu trong gia đình có bố hay mẹ hoặc cả hai bị đau dạ dày thì con cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và thời gian khởi phát sớm hơn. Nam thường bị bệnh nhiều hơn nữ, nguyên nhân có thể là do cách ăn uống, sinh hoạt thất thường, uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá đều đẩy nhanh quá trình bị bệnh của các tế bào.
Những thông tin trên đều chỉ ra rằng đau dạ dày là một bệnh có tính di truyền. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, điều quan trọng nhất lúc này là hãy giữ cho mình một tâm thái lạc quan, tự tin rằng mình sẽ sớm khỏi bệnh để có được nền tảng sức khỏe tốt nhất trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, bạn nên tích cực điều trị và điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý để bệnh được chữa khỏi hẳn. Bạn nên ăn những món ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu như các loại súp, rau củ quả cũng như cơm nếp, bánh chưng, bánh mỳ… đều là những thực phẩm có tính bao bọc dạ dày rất tốt.
Những đồ ăn chua khoái khẩu của các chị em như ô mai, cóc, khế, ổi… hãy tạm thời kiêng khem trong giai đoạn này. Cuối cùng là hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ vững niềm tin vào khả năng phục hồi của mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ!
Xem thêm : Đau dạ dày có lây không | Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Theo Gastimunhp.vn
Mai Thành Thắng says
cho e hỏi vấn đề về dạ dày có tính di truyền k
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh lý dạ dày có tính di truyền. Khi bố mẹ mắc bệnh lý dạ dày thì con cái cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các trẻ khác bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,