Tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng hoặc đau bụng, đau dạ dày buồn nôn. Tuy nhiên những khó chịu này có thể là sự bất thường của bất kì cơ quan nào trong ổ bụng, chính vì thế ta không thể chủ quan. Dưới đây là những điều bạn cần biết về đau dạ dày buồn nôn.
Nội dung chính
Tại sao đau dạ dày lại buồn nôn?
Bình thường, dạ dày sẽ co bóp, tiết dịch vị và thực hiện các chức năng khác để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Khi không khỏe, các hoạt động của dạ dày bị đình trệ, thức ăn không được tiêu hóa và ứ lại gây ra tình trạng đau, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng.
Nếu không kịp thời chữa trị, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn, thức ăn tồn hòa lẫn với dịch vị dạ dày, lên men và tạo áp lực cho hệ tiêu hóa. Lúc này cơ thể sinh ra phản ứng tự nhiên là buồn nôn hoặc/và nôn nhằm tống thức ăn ra ngoài để giảm bớt áp lực. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể nôn ra máu do thức ăn lên men làm loét, xung huyết dạ dày.
Bệnh để lâu không chữa trị sẽ khiến bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi, ăn không tiêu làm cơ thể sút cân, suy nhược, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Do đó, cần có biện pháp chữa đau dạ dày buồn nôn triệt để.
Triệu chứng đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn.
Nguyên nhân gây đau dạ dày buồn nôn
Các nguyên nhân thường gặp:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Tắc nghẽn đường tiêu hóa
- Chứng liệt dạ dày (gastroparesis)
- Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
- Táo bón
- Hội chứng ruột kích thích
- Không dung nạp lactose
- Ăn quá nhiều
- Mang thai (đặc biệt là trong ba tháng đầu)
- Uống một số loại thuốc (chẳng hạn như thuốc kháng sinh)
- Tắc ruột, suy giảm nhu động ruột bình thường
- Bệnh celiac
- Bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn
- Hội chứng phát triển quá mức vi khuẩn
- Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn
- Viêm đại tràng do vi khuẩn
- Viêm túi lông
- Viêm ruột thừa
- Sỏi mật
- Ăn tinh bột quá mức
- Ngộ độc thực phẩm
- Tắc nghẽn ổ bụng
- Xuất huyết dạ dày
- Viêm dạ dày
Các nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm:
- Ung thư
- Suy tim sung huyết
- Các khối u đường ruột
- Xơ gan
- Suy tụy
Điều trị đau dạ dày buồn nôn thế nào?
Điều trị tạm thời tại nhà
Đây là phương pháp tạm thời giúp ngăn ngừa đau dạ dày buồn nôn, các biện pháp này giúp làm giảm nhanh triệu chứng nhưng không phải là phương pháp điều trị tận gốc:
- Nghỉ ngơi ở tư thế thẳng đứng có thể làm giảm đau bụng buồn nôn liên quan đến trào ngược axit. Tư thế này làm giảm lưu lượng của axit lên thực quản của bạn. Tránh hoạt động thể chất vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khi bạn cảm thấy buồn nôn.
- Uống nước có chứa đường tự nhiên, chẳng hạn như đồ uống thể thao hoặc nước điện giải. Ngoài ra bạn cũng có thể uống nước muối ấm, muối có chứa Natribicarbonat, khi vào cơ thể sẽ phản ứng với axit Chlohydric ở dạ dày và hình thành Natrichlorua, khí Carbonic, nước giúp giảm axit trong dạ dày, từ đó giảm các cơn đau dạ dày buồn nôn.
- Gừng hoặc bạc hà cũng làm giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày buồn nôn. Bạn chỉ cần nhai kĩ một nhánh gừng nhỏ hoặc một nắm lá bạc hà.
Đọc thêm về cách giảm đau dạ dày tại nhà: Các cách giảm đau dạ dày hiệu quả
Điều trị đau dạ dày buồn nôn triệt để
Nếu đau bụng buồn nôn do liên quan đến thực phẩm hay chế độ ăn uống, cơ thể bạn sẽ mất thời gian để tiêu hóa những thứ đã làm dạ dày của bạn khó chịu. Trong thời gian này, bạn nên tránh các loại đồ ăn mà bạn nghĩ rằng nó gây ra triệu chứng này. Bạn có thể ăn một chế độ ăn uống nhạt với bánh mì nướng, cháo trắng, cơm trắng và rau quả tươi luộc chín. Bác sĩ có thể kê toa thuốc nếu bạn có các bệnh lý tiềm ẩn như trào ngược axit hoặc táo bón, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng đúng liệu trình như bác sĩ đã chỉ định.
Với những rối loạn nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như suy tim hay viêm dạ dày, có thể cần điều trị kéo dài.
Riêng với trường hợp viêm dạ dày do vi khuẩn. Hp (Helicobacter pylori) là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày, chúng kí sinh trong lớp nhày ở bề mặt niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh đau dạ dày với tỉ lệ rất cao. Hp còn là nguyên nhân gây loét dạ dày hành tá tráng và nguy hiểm hơn, nó làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày lên tới 10 lần.
Tìm hiểu thêm về khuẩn Hp và khả năng lây nhiễm của Hp qua bài viết: Vi khuẩn Hp có lây không?
Chính vì thế, nếu bị đau bụng buồn nôn do viêm dạ dày bởi khuẩn Hp, bạn cần tìm cách điều trị triệt để. Việc tiệt trừ sớm Hp trước khu xuất hiện các tổn thương tiền ung thư (loét dạ dày, viêm teo, loạn sản ruột, tăng sản niêm mạc dạ dày, vv) thì làm lành tổn thương và đáp ứng điều trị tốt hơn. Phác đồ điều trị viêm đau dạ dày do khuẩn Hp thường kéo dài từ 10-14 ngày tùy từng bệnh nhân.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho cả nền y học Việt Nam lẫn thế giới là hiệu quả tiệt trừ Hp giảm sút một cách đáng báo động, do Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng. Báo cáo tại hội nghị tiêu hóa toàn quốc năm 2016 ở Việt Nam cho biết phác đồ điều trị đầu tay chỉ đạt hiệu quả 34,5%, trong khi 10 năm trước phác đồ này hiệu quả lên tới 92%.
Nguyên nhân phác đồ không còn hiệu quả cao là do:
- Bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị. Nhiều bệnh nhân không uống thuốc đúng giờ, không uống đủ thuốc, tự ý bỏ ngang phác đồ khi thấy triệu chứng đã giảm hoặc gặp tác dụng phụ. Điều này khiến Hp không được tiệt trừ hoàn toàn và gián tiếp dẫn tới tình trạng kháng thuốc của Hp.
- Tỷ lệ Hp kháng thuốc tăng. Tình trạng này gia tăng một cách đáng báo động, đặc biệt là những kháng sinh thông dụng như Clarithromycin hay Metronidazole (tỷ lệ kháng thuốc lên tới 50%).
- Tỉ lệ tái nhiễm Hp cao. Đây cũng là một thách thức rất lớn, nhất là tỉ lệ tái nhiễm cao ở trẻ em, trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ tái nhiễm. Tái nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày buồn nôn kéo dài dai dẳng, tăng nguy cơ gặp biến chứng.
Trong bối cảnh khó khăn như vậy, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các giải pháp trợ giúp điều trị Hp được hiệu quả hơn. Cuối cùng, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra một kháng thể có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp. Đó là OvalgenHP được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà.
OvalgenHP góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm Hp trong cộng đồng người Nhật. Tính tới 2011, tỉ lệ trẻ em Nhật nhiễm Hp chỉ còn 1,8%. Hiện nay, kháng thể này đã được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới, những nước có tỉ lệ nhiễm Hp cao như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước châu Âu để trợ giúp cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có thể dùng phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị hoặc những người đang dương tính với Hp chưa có biểu hiện triệu chứng.
Bên cạnh đó, OvalgenHP còn giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, nên có thể sử dụng nhắc lại thường xuyên như một biện pháp hỗ trợ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm HP.
Trên đây là những điều nên biết về bệnh dạ dày cũng như triệu chứng đau dạ dày buồn nôn. Để tìm hiểu thêm về chứng bệnh này, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại website của chúng tôi hoặc để lại bình luận để các chuyên gia tư vấn giải đáp cụ thể hơn.
Đọc thêm: Đau dạ dày kiêng gì?