Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng bệnh lý khá phổ biến trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là do nhiễm vi khuẩn HP, các loại thuốc giảm đau, chữa khớp với liều lượng cao. Ngoài ra viêm loét dạ dày tá tràng còn do chế độ ăn uống của người bệnh: uống quá nhiều bia rượu, sử dụng nhiều chất kích thích, thường xuyên ăn đồ chua cay, ăn vội vàng, ăn không nhai kỹ, căng thẳng kéo dài, tình trạng stress… Vậy chế độ ăn uống như thế nào tốt cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng?
Viêm loét dạ dày mang đến cho người bệnh những triệu chứng rất khó chịu như: đầy hơi, ợ chua, đau rát vùng thượng vị, nôn và buồn nôn… để giảm bớt những triệu chứng đó người bệnh cần có phác đồ điều trị hợp lý đồng thời cần có chế độ ăn uống hợp lý.
Nội dung chính
Người viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn những loại thực phẩm, đồ ăn có tác dụng giúp làm lành vết loét, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, trung hòa axit có trong dạ dày giúp cho dạ dày khỏe mạnh hơn, giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà vết loét dạ dày mang lại cho người bệnh.
- Nhóm thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh: Một số loại thịt như: thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan… không chỉ là những thực phẩm chứa nhiều đạm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp cho người bệnh tiêu hóa dễ dàng hơn. Vì vậy, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên bổ sung thêm những món ăn này trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, sữa chua cũng bổ sung vi khuẩn có lợi, làm giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại cho dạ dày và đặc biệt là vi khuẩn HP.
- Thực phẩm giúp làm lành vết thương: Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng thì khả năng hấp thụ các dưỡng chất và tiêu hóa của người bệnh kém nên người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Người bệnh nên ăn nhiều loại rau củ có màu đỏ, vàng, màu xanh đậm như họ nhà cải ( cải bắp, rau cải, cải xanh…), cà rốt, bí đỏ… là những thực phẩm rất giàu vitamin A, B, C, D, E, canxi, sắt, kẽm, acid folic có tác dụng làm lành vết loét nhanh chóng. Nên nấu chín các loại rau củ này bằng cách luộc hoặc hấp sẽ tốt cho bệnh viêm loét dạ dày hơn là các món xào.
- Thực phẩm làm giảm tiết acid dịch vị: Những loại đồ ngọt như: đường, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp, mật ong có tác dụng hút acid làm giảm sự tiết acid dịch vị tốt cho bệnh dạ dày. Những món ăn từ gạo nếp, bột sắn, các loại khoai ninh như… có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày rất tốt.
- Thực phẩm giúp trung hòa acid: Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa trung hòa acid dịch vị rất tốt. Đặc biệt là sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của những loại vi khuẩn có hại nhất là vi khuẩn HP.
Những loại thực phẩm cần tránh
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị cùng việc kết hợp những món ăn tốt cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì người bệnh cũng cần phải biết những loại thực phẩm không tốt để kiêng khem hợp lý.
- Thức ăn có tính acid cao: Các loại thức ăn có tính acid cao như các thực phẩm chua, cay nóng làm tăng tiết axit dịch vị như: chanh, cóc, me, ớt, tiêu, dưa muối, cà muối… Ngoài ra, tỏi có chưa chất Flavonoid rất tốt cho dạ dày nhưng lại dễ gây đầy hơi nên người bệnh không nên sử dụng quá nhiều.
- Tránh những đồ ăn cứng, có hàm lượng chất xơ cao gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
- Hạn chế hoặc ngừng sử dụng những loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất bảo quản, nhiều hương liệu gây đầy hơi, khó tiêu như: gà rán, thịt quay, nem rán, thịt rán, đồ nướng…
- Tránh ăn những thực phẩm sống, không được chế biến chín như: gỏi hỏi sản, rau sống, nem chua… bởi những thực phẩm này chứa rất nhiều vi khuẩn là mầm mống gây bệnh.
- Không hút thuốc lá, uống cafe, rượu bia, đồ uống có gas, đồ uống có cồn, các loại thực phẩm chứ caffein bởi chúng làm tăng tiết acid dịch vị, mài mòn lớp nhầy làm cho vết loét dạ dày nặng hơn.
Chế độ ăn uống đúng cách
Không những ăn uống đúng những loại thực phẩm tốt cho bệnh mà người bị viêm loét dạ dày tá tràng còn cần phải ăn đúng cách mới giúp cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
- Ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ để lượng nước bọt tiết ra trung hòa được acid dạ dày và giúp cho dạ dày giảm bớt gánh nặng nghiền nát thức ăn.
- Không nên ăn quá no hay để quá đói làm tăng các triệu chứng đau rát, ợ chua. Ăn quá no làm cho dạ dày giãn to hơn, kích thích tiết nhiều acid dịch vị hơn.
- Ăn đúng giờ, đúng bữa, ăn uống điều độ, nên chia nhỏ các bữa ăn để dạ dày có thức ăn trung hòa acid và không nên ăn quá khuya.
- Không nên ăn no xong đi ngủ luôn làm cho dạ dày không thể trung hòa được hết lượng thức ăn.
Như vậy, như các bệnh lý khác vấn đề ăn uống cũng rất qua trọng đối với người bị viêm loét dạ dày – tá tràng. Trên đây là những gợi ý về chế độ ăn uống để bạn có được chế độ ăn uống hợp lý và tốt cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp hô trợ điều trị, vì vậy khi có nhũng triệu chứng về bệnh bạn cần đến thăm khám tại những phòng khám uy tín, tin cậy để được tư vấn phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao.
Theo GastimunHP
Nguyễn việt thắng says
Cháu bị đầy hơi, ợ chua, thỉnh thoảng đau bụng
Cho cháu hỏi cháu nghe nói ăn nghệ vàng và nghệ đen tốt cho loét dạ dày, cho cháu hỏi ăn sống mỗi nó có tốt ko ạ
Cháu xin cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nghệ có thể hỗ trợ trong bệnh dạ dày, tuy nhiên nếu không loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh dạ dày thì bệnh của bạn sẽ không khỏi triệt để. Bạn nên tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết trước khi điều trị.
Thân,
NguyenThiCa says
Chồng e bị viêm dạ dày cấp. đi khám bác sĩ kê thuốc uống đều đặn mà vẫn đau. nhờ bác sĩ tư vấn giúp e ạ!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng gửi chi tiết kết quả thăm khám, xét nghiệm và đơn thuốc bệnh nhân đang sử dụng để chúng tôi có cơ sở tư vấn.
Chúc bạn mạnh khỏe,