Ăn uống kiêng khem là nỗi khổ chung của tất cả các bệnh nhân và mọi loại bệnh. Với những người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng thì việc kiêng khem luôn là vấn đề lớn. Thấu hiểu được nỗi khổ chung của các bệnh nhân ở bài viết này tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc những thực phẩm mà bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn.
Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Thời gian gần đây viêm loét dạ dày là căn bệnh đứng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa tại Việt Nam. Theo điều tra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chiếm tới 26%.
Dạ dày có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa nói chung và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng nói riêng. Dạ dày có chức năng nghiền nhuyễn thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trính tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở ruột non. Do vậy, khi bị viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý nhằm hạn chế mức độ tổn thương và giúp các vết loét nhanh chóng phục hồi nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Chế độ ăn uống tốt cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra làm mỏng bớt lớp niêm mạc dạ dày, hạn chế những chất kích thích gây hại đến các vết loét, vùng tổn thương của dạ dày. Vậy đâu là những món ăn phù hợp cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng? Mời bạn cùng tôi điểm mặt những món ăn tốt và giúp cho quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả.
Nội dung chính
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
Nhóm thực phẩm có tính hút acid
Nhóm thực phẩm có tính hút acid được các chuyên gia khuyên dùng như bánh mì, bánh quy, bánh xốp… Bên cạnh đó, người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn những thực phẩm giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày như: món ăn làm từ gạo nếp, bột sắn, các loại khoai ninh nhừ…
Nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid
Những thực phẩm giúp trung hòa acid như: sữa nóng, trứng hấp, trứng rán. Để mang lại hiệu quả cao người bệnh chỉ nên ăn trứng rán 2 đến 3 lần một tuần. Nếu người bệnh có thói quen sử dụng các loại uống có gas thì người bệnh nên hạn chế dần và bỏ hẳn và thay vào đó là sử dụng nước lọc.
Nhóm thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh
Sữa chua bổ sung vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại và còn làm giảm sự phát triển cũng như sự bám dính của các loại vi khuẩn Ecoli, Yersina và đặc biệt là vi khuẩn HP. Một số loại thịt trong món ăn hàng ngày như thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan… là những thực phẩm rất giàu chất đạm vừa bổ sung dưỡng chất dinh dưỡng cho cơ thể vừa giúp cho bạn dễ tiêu hóa hơn. Do vậy, bổ sung thêm một số loại thịt trong bữa ăn hàng ngày rất có ích cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Nhóm thực phẩm giúp mau lành vết thương
Những vết loét, vết thương ở người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng làm cho người bệnh có cảm giác đau rát, khó chịu. Do vậy, bổ sung những thực phẩm giúp mau lành vết thương sẽ giúp cho những vết loét mau lành hơn, hạn chế những cảm giác đau nhức cho người bệnh. Ngoài phương pháp dân gian là sử dụng nghệ và mật ong để làm lành vết thương thì các loại đồ ăn từ rau củ tươi cũng có tác dụng làm lành vết loét nhanh chóng. Những loại rau củ tươi như: cải bắp, củ cải, rau cải… cung cấp lượng vitamin A, B, C dồi dào rất tốt cho sức khỏe. Nhưng các bạn cần lưu ý rằng thay vì các món rau củ xào nhiều dầu mỡ không tốt cho bệnh dạ dày thì nên nấu chín bằng cách luộc chín hoặc hấp chín sẽ tốt hơn cho các vết loét mau lành hơn.
Ngoài ra, không thể không kể đến tôm bởi vì tôm không chỉ giàu protein mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm giúp mọi vết loét mau lành hơn.
Để đạt hiệu quả hơn bệnh nhân cần hạn chế hoặc không dùng những món ăn gây hại đến dạ dày như:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán giòn, chứa nhiều chất bảo quản, nhiều gia vị chất kích thích gây hại đến niêm mạc dạ dày.
- Tránh ăn những món quá cay, quá nóng, quá chua và đặc biệt là không sử dụng các loại dưa muối, cà muối bởi chúng có thể làm cho người bệnh dễ mắc phải bệnh Ung thư dạ dày.
- Không uống cafe, rượu bia, các loại đồ uống chứa cồn, gas gây hại cho dạ dày.
- Tránh các loại đồ ăn cứng gây cọ xát với niêm mạc dạ dày.
Theo GastimunHP