Từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 11 năm 2014, Việt Nam hân hạnh là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị khoa học tiêu hóa khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội. Hội nghị đã quy tụ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiêu hóa, cập nhật những xu hướng, giải pháp điều trị mới nhất trong lĩnh vực tiêu hóa.
Tại buổi hội thảo, Tiến sỹ. Nguyễn Văn Sa, Giám đốc Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản đã có bài thuyết trình giới thiệu về xu hướng mới trong kiểm soát nhiễm khuẩn H.pylori, cụ thể là “Liệu pháp miễn dịch sử dụng kháng thể IgY để kiểm soát nhiễm H.pylori ở người – Những kết quả nghiên cứu tại Nhật Bản”. Bài giới thiệu của Tiến sỹ Sa mang tính mới lạ với những thông tin cực kỳ hữu ích cho các chuyên gia trong lĩnh vực tiêu hóa vì sự khó khăn ngày càng gia tăng trong vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn H.pylori trên người, một loại nhiễm khuẩn gây các bệnh nguy hiểm cho đường tiêu hóa. Sau đây là một số nội dung cơ bản trong bài báo cáo của Tiến sỹ Sa.
Helicobacter pylori (H.pylori) do Warren J.R và Marshall BJ phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 1982, được xem là một trong những yếu tố quan trọng gây Viêm loét và Ung thư dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 50% dân số trên thế giới nhiễm H.pylori. Ở Nhật bản, khoảng 80% người dân ở tuổi 60 trở lên dương tính với H.pylori. Phác đồ điều trị phỏ biến hiện nay sử dụng 2 loại kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiện hiện nay tỷ lệ H.pylori kháng thuốc ngày càng gia tăng ở các nước khiến hiệu quả điều trị bằng kháng sinh bị hạn chế.
Trong khi hầu hết những vi sinh vật khác bị chết trong môi trường acid trong dạ dày thì H.pylori lại phát triển tốt tại đó do có hệ men Urease cực mạnh. Men Urease tập trung nhiều trên bề mặt H.pylori và thủy phân ure có trong thức ăn thành ammoniac và acid carbonic. Chính ammoniac làm kiềm hóa môi trường xung quanh giúp H.pylori sống và phát triển được. Ngoài ra Urease còn là yếu tố giúp H.pylori bám chắc được vào màng nhầy của dạ dày giúp vi khuẩn này không bị dạ dày rửa trôi khi co bóp. Do tính chất quan trọng như vậy của Urease, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã chiết tách enzyme này từ vi khuẩn H.pylori, chế thành vaccine và tiêm tối miễn dịch cho gà đẻ, sau đó tách kháng thể kháng H.pylori (IgY) từ lòng đỏ trứng gà. Chế phẩm kháng thể này được gọi là OvalgenHP.
Thử nghiệm trên chuột nhảy Mông cổ và dòng chuột biến dị không lông (hairless mice) cho thấy OvelgenHp làm giảm đáng kể sự lây nhiễm H.pylori trong dạ dày của chuột biến dị và giảm viêm dạ dày ở chuột nhảy Mông Cổ. Những thử nghiệm khác nhau trên người tình nguyện tại Nhật cũng cho thấy Ovalgen Hp có tác dụng làm giảm lượng H.pylori qua xét nghiệm bằng UBT hoặc Elisa kiểm tra phân. Những kết quả trên cho thấy Ovalgen HP có thể dùng để kiểm soát lượng H.pylori trong dạ dày kết hợp với các thuốc thường dùng nhằm tăng hiệu quả điều trị nhất là những trường hợp kháng thuốc. Ngoài ra, khi được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, OvalgenHP còn có ý nghĩa lớn trong việc giảm nguy cơ tái nhiễm và nhiễm mới vi khuẩn, do đó giảm tỷ lệ nhiễm vi khuẩn trong cộng đồng.
Gastimunhp.vn tổng hợp từ Hội nghị khoa học tiêu hóa Đông Nam Á lần thứ 10