Sau khi bị nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori, H.pylori), các hoạt động của gen trong các tế bào dạ dày trở nên tương tự như các hoạt động trong các tế bào Ung thư, đó là dấu hiệu có thể tiến triển thành Ung thư của các tế bào bình thường.
Khoảng một nửa dân số thế giới bị nhiễm khuẩn Hp mạn tính, với khoảng 1% số đó sẽ phát triển thành các tế bào Ung thư dạ dày, một trong những dạng Ung thư nguy hiểm chết người. Thông thường, cần có một khoảng thời gian dài nhiễm khuẩn Hp để tế bào Ung thư phát triển, làm cho nó khó mà chỉ ra chính xác 100% mối liên hệ giữa nhiễm khuẩn Hp và Ung thư dạ dày.
Một nhóm các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Max Planck về chuyên ngành Nhiễm trùng ở Berlin, Đức, đã phân tích những tổn thương diễn ra ở cấp độ gen của các tế bào dạ dày ngay sau khi nhiễm khuẩn Hp và đã phát hiện ra rằng không những các tổn thương này khác với các tổn thương gây ra bởi các độc tố khác, mà nó còn có những đặc tính tương tự với những thay đổi sau khi đã chuyển thành Ung thư. Trong khi phần lớn mọi người vẫn thừa nhận rằng vi khuẩn Hp đóng một vai trò quan trọng trong Ung thư dạ dày, những nghiên cứu này đã mở ra một cách tiếp cận có thể chứng tỏ được mối quan hệ nhân quả của nhiễm khuẩn Hp và việc phát triển Ung thư dạ dày trên người.
Vi khuẩn Hp làm thay đổi hoạt động gen của các tế bào dạ dày. (MPI f. Infection Biology)
Một vài loại nhiễm trùng bị nghi ngờ đóng vai trò trong phát triển Ung thư tuy nhiên chưa có loại nhiễm trùng nào được kết luận chắc chắn như là nhiễm trùng Hp, loại nhiễm trùng gây ra viêm dạ dày mạn tính và loét dạ dày, cuối là dẫn tới Ung thư dạ dày. Các nhà khoa học đã rằng vi khuẩn Hp gây tổn thương DNA của tế bào vật chủ, tuy nhiên không rõ rằng nó xảy ra có ngẫu nhiên không. Các nhà khoa học từ Berlin thấy rằng khi mà DNA bị tổn thương bởi các tác nhân khác như phóng xạ, độc chất tế bào, thì tổn thương đó là ngẫu nhiên, còn đối với tổn thương DNA gây ra bởi H.pylori thì tổn thương đó không phải ngẫu nhiên.
Một nhóm các nhà nghiên cứu bên cạnh Giáo sư Thomas F. Meyer đã và đang tìm kiếm những “dấu vân tay” của gen có thể chứng minh mối liên hệ nhân quả giữa nhiễm khuẩn Hp với Ung thư dạ dày. Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện được những thay đổi như thể là chúng có lẽ đúng thứ họ tìm kiếm. Kết quả của họ được bổ sung bởi những tiến bộ của chương trình giải mã Ung thư quốc tế, chương trình giúp làm sáng tỏ những đặc tính của đột biến và biến đổi gen trong các loại Ung thư khác nhau. Họ đã sử dụng phương pháp mới được phát triển trong phòng thí nghiệm để nuôi cấy tế bào dạ dày người. Trước đây, các nhà khoa học phải dựa vào những tế bào Ung thư để tiến hành nghiên cứu, tuy nhiên các gen bị đột biến của những tế bào này đã che khuất những thay đổi trước đó, những thay đổi đó có thể quan sát được trong các tế vào vẫn còn khỏe mạnh.
Một số tế bào niêm mạc dạ dày nhiễm Hp trở nên hoạt động giống tế bào đã bị Ung thư
Đầu tiền, các nhà khoa học phát hiện ra rằng hoạt động trong một số gen phụ trách nhận diện và sửa chữa DNA tổn thưuơng bị ngừng lại trong suốt thời gian nhiễm khuẩn. Hậu quả là mức độ tổn thương DNA ngày càng gia tăng, tiếp theo đó là việc gắn một loại protein có tên yH2AX lên những chuỗi DNA bị tổn thương. Để có thể lưu được các khu vực tổn thương trong gen di truyền của người, các nhà khoa học đã cô lập protein này và giải trình tự các chuỗi DNA gắn vào nó. So sánh với những khu vực bị tổn thương trên tế bào thường trước và sau khi nhiễm khuẩn Hp đã làm sáng tỏ rằng các gen có vị trí gần với viền của Chromosome dễ bị tổn thương sau khi nhiễm H.pylori, giống như các gen hoạt hóa trong dạ dày. Khi họ phân tích mức độ tương đồng giữa những đột biến tìm thấy trong các loại Ung thư thì Ung thư dạ dày là loại Ung thư mà họ thấy là phù hợp nhất.
Điều thú vị là chỉ có một loại Ung thư khác có kết quả tương tự là Ung thư tiền liệt tuyến. Nhóm của giáo sư Thomas Meyer, cùng với giáo sư Holger Brueggemann, hiện nay ở Đại học Aarhus, Đan mạch, trước đó đã tìm thấy mối liên hệ của loại Ung thư này với loại vi khuẩn khác là Propionibacterium acnes. Do đó có vẻ như những “dấu vân tay” gen của nhiễm khuẩn có thể cung cấp thêm các chỉ dẫn trực tiếp về vai trò dự đón của tác nhân vi khuẩn cụ thể gây ra Ung thư ở người, trong đó có mối liên hệ giữa H.pylori và Ung thư dạ dày.
Theo mpg.de
phung quoc bao says
E bi viêm da day cấp nên uong thuoc gi ạ xin tu van giup e voi
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Viêm dạ dày cấp do vi khuẩn Hp thì cần dùng phác đồ điều trị Hp, nếu không do Hp thì chỉ cần sử dụng các thuốc giảm triệu chứng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Phạm Đỗ Thanh Thảo says
E dang bi viem da day hp duong tinh ma uong thuoc vao lai non ra het be lai no di ia co bi sao k a
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Khi sử dụng thuốc điều trị HP bệnh nhân có thể gặp những tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… tuy nhiên những tác dụng phụ này sẽ không còn sau khi bạn ngưng thuốc. Nếu tiêu chảy nhiều lần bạn có thể sử dụng thêm men vi sinh như enterogermina, lactomin plus…(cách xa kháng sinh 2 tiếng) để khắc phục tác dụng phụ gây tiêu chảy.
Để điều trị HP có hiệu quả bạn nên cố gắng tuân thủ theo phác đồ điều trị như đúng thuốc, đúng liều,đúng hàm lượng, thời gian dùng. Trong khi sử dụng bạn có nôn ra sau khi uống thuốc nên có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Mặt khác do vi khuẩn HP kháng kháng sinh với tỷ lệ ngày càng tăng cao nên bạn cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm GastimunHP 2 gói chia 2 lần/ ngày sau ăn(sáng- tối)cùng phác đồ điều trị HP nhằm tăng cường hiệu quả điều trị HP ngay cả vi khuẩn HP kháng thuốc,
Chúc bạn mạnh khỏe,