H.pylori là một loại vi khuẩn phổ biến phát triển ở đường tiêu hóa và có xu hướng tấn công niêm mạc dạ dày. Không phải tất cả mọi người đều bị bệnh dạ dày nếu nhiễm HP nhưng HP là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên viêm loét dạ dày – tá tràng.
Nội dung chính
Virus HP hay vi khuẩn HP?
Phân biệt vi khuẩn và virus
Virus là dạng sống đơn giản nhất và nhỏ nhất. Chúng nhỏ hơn vi khuẩn từ 10-100 lần. Virus chỉ có thể kí sinh nội bào, tức là xâm nhập và tế bào chủ và sống bên trong đó.
Vi khuẩn là dạng đơn bào sống, chúng có thể tồn tại mà không cần vật chủ.
Kháng sinh không thể tiêu diệt virus nhưng có thể tiêu diệt hầu hết vi khuẩn, trừ những vi khuẩn kháng thuốc.
Vậy HP là vi khuẩn hay virus?
HP có thể được điều trị bằng phác đồ chứa kháng sinh vì thế HP là một vi khuẩn. Vi khuẩn HP được phát hiện vào năm 1982 bởi 2 bác sĩ Robin Warren và Barry Marshall.
Việc phát hiện ra khuẩn HP đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của thế giới về bệnh viêm loét dạ dày. Quan điểm trước kia cho rằng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là do dư thừa axit, một người bị căng thẳng khiến axit bị sản xuất dư thừa, phần dư thừa này làm hư hại lớp niêm mạc dạ dày, gây ra loét. Vì thế thuốc điều trị sẽ nhắm vào nguyên nhân này. Ngày nay, quan niệm này đã thay đổi hoàn toàn, bệnh viêm loét dạ dày là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là H.pylori hay Hp) gây nên. Việc điều trị cũng thay đổi kể từ đây, mục tiêu chính của việc điều trị từ bây giờ là diệt vi khuẩn HP.
Vì sao vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong môi trường axit của dạ dày?
Vi khuẩn Hp đã phát triển cùng cùng người hàng ngàn năm trên Trái Đất, chúng tiến hóa để thích nghi với môi trường axit đậm đặc trong dạ dày. Loại vi khuẩn này có khả năng trung hòa axit trong dạ dày thành khí amoniac và carbonic nhờ men urease mà chúng sở hữu. Hệ thống lông roi cũng giúp chúng di chuyển một cách linh hoạt và nhanh chóng, tránh tác động kéo dài của axit. Cùng với đó, loại vi khuẩn này còn có một loạt các biện pháp né tránh miễn dịch của cơ thể, làm hệ thống miễn dịch vô hiệu trước chúng.
Vi khuẩn HP gây ra những bệnh lý dạ dày nào?
Khi nhiễm HP có thể gây ra một số bệnh lý sau:
- Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày. Đây là tình trạng viêm nhiễm tạm thời nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn tới biến chứng viêm loét niêm mạc dạ dày, chảy máu niêm mạc dạ dày.
- Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày. Sau giai đoạn cấp tính, về lâu dài bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính
- Loét dạ dày, tá tràng. Loét tá tràng hay gặp ở độ tuổi 20-50, loét dạ dày thường gặp ở người trên 40. Loét dạ dày tá tràng thường gây ra biến chứng chảy máu, chảy máu và tái phát nhiều lần.
- Ung thư dạ dày. Viêm mạn tính dạ dày lâu ngày sẽ xuất hiện các tổ chức xơ thay thế các tuyến bình thường của dạ dày, các biểu mô niêm mạc ruột (dị sản ruột) xuất hiện thay thế các niêm mạc bình thường. Tình trạng viêm teo niêm mạc nặng, dị sản ruột lan tỏa dẫn tới ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày lên tới 10 lần.
- U lympho B niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP có thể gây ra ung thư tế bào B tại dạ dày. Loại ung thu này sẽ thoái triển 60-80% sau khi khuẩn HP được tiêu diệt hoàn toàn.
- Khó tiêu. Triệu chứng của bệnh này là ăn nhanh no, đầy bụng sau khi ăn làm bệnh nhân cảm thấy nặng bụng hoặc ấm ách sau khi ăn, đau vùng thượng vị, vv. Các triệu chứng này sẽ giảm đi sau khi ăn 1-2 giờ.
- Một số bệnh ngoài đường tiêu hóa: giảm tiểu cầu, bệnh lý mạch vành, đau nữa đầu, vv.
Làm gì khi phát hiện nhiễm khuẩn Hp?
Để phòng ngừa các bệnh liên quan đến dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày, vi khuẩn HP cần được tiến hành điều trị loại trừ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày, vv. Đối với những người dương tính với HP nhưng không có biểu lâm sàng, bác sĩ sẽ không chỉ định điều trị tiệt trừ, bởi phác đồ tiệt trừ HP tốn kém và gây nhiều tác dụng phụ.
Có nhiều phác đồ điều trị khuẩn HP khác nhau.
Các phác đồ đầu tay:
- Phác đồ 4 thuốc có bismuth, thời gian điều trị 14 ngày
- Phác đồ 4 thuốc không có bismuth, thời gian điều trị 10 ngày
- Phác đồ ba thuốc có clarithromycin, được cân nhắc sử dụng ở các khu vực có tỉ lệ kháng thuốc clarithromycin <15%, thời gian điều trị 14 ngày
Ngoài ra, còn một số phác đồ khác có thể xem xét thay thế phác đồ đầu tay:
- Phác đồ nối tiếp
- Phác đồ hỗn hợp
- Phác đồ 3 thuốc có levofloxacin trong 10-14 ngày
- Phác đồ nối tiếp có levofloxacin
- Phác đồ LOAD
Trong trường hợp diệt trừ Hp thất bại sau 2 lần, cần nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh phù hợp.
Hiện nay, tỉ lệ tiệt trừ thành công HP giảm sút nhanh chóng do tình hình kháng thuốc. Nguyên nhân của tình trạng này là do sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng liều lượng. Đặc biệt ở Việt Nam, tỉ lệ kháng thuốc ngày càng nghiêm trọng.
Thời gian gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện được một loại kháng thể có khả năng ức chế trực tiếp men Urease của vi khuẩn HP có tên là OvalgenHP. OvalgenHP có công dụng: Giúp tăng cường sức đề kháng đối với H. pylori , giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị Viêm loét dạ dày do H. pylori. OvalgenHP có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do HP, nó cũng có thể kết hợp với thuốc để tăng cường hiệu quả điều trị, hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Xem thêm một số bài viết khác về vi khuẩn HP:
Hà Thị Thanh Tâm says
bao nhiêu tiền 1 hộp Gastimun HP ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
GastimunHP có giá bán online là 420,000/ hộp 10 gói. Bạn có thể mua tại hệ thống các nhà thuốc có phân phối GastimunHP trong toàn quốc, hoặc có thể mua online theo hướng dẫn.
Chúc bạn mạnh khỏe,