25 năm qua chúng ta đã chứng kiến những tiến bộ ấn tượng trong vấn đề nghiên cứu về tác nhân gây bệnh dạ dày của con người. Trong đó, Helicobacter pylori (gọi tắt là HP) – một vi khuẩn gram âm hình xoắn ốc, lây nhiễm hơn một nửa dân số thế giới chính là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày, bao gồm ung thư biểu mô dạ dày noncardia và u lympho mô lympho liên quan đến niêm mạc. Nhưng vi khuẩn HP có chữa được không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Vi khuẩn HP có chữa được không?
Câu trả lời là CÓ. HP có thể được tiệt trừ bằng kháng sinh và phong cách cách sống cũng như chế độ ăn uống. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê chuẩn một số phác đồ, hiện đang được quốc tế chấp nhận, để điều trị nhiễm HP ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, dạ dày, tá tràng. Các phác đồ này còn được gọi là liệu pháp ba lần và đã báo cáo tỷ lệ chữa khỏi từ 85-90%.
Mục tiêu của việc điều trị là loại bỏ vi khuẩn, chữa lành vết loét nếu có, và ngăn ngừa sự loét của vết loét. Bệnh nhân có u lympho MALT của dạ dày cũng cần được điều trị.
Yêu cầu của thuốc điều trị:
- Phải diệt được >80% HP
- Đơn giản, an toàn, ít tác dụng phụ
- Dung nạp tốt
Thuốc men
Thông thường, phác đồ điều trị HP cần phải kết hợp 2 loại thuốc kháng sinh khác nhau, cùng với một loại thuốc khác làm giảm axit dạ dày. Việc hạ axit dạ dày giúp thuốc kháng sinh hoạt động hiệu quả hơn. Phác đồ này còn được gọi là liệu pháp 3 thuốc.
Một số loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp điều trị 3 thuốc gồm:
- Clarithromycin
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI), chẳng hạn như lansoprazole (Prevacid), esomeprazole (Nexium), pantoprazole (Protonix), hoặc rabeprazole (AcipHex)
- Metronidazol (trong 7 đến 14 ngày)
- Amoxicillin (trong 7 đến 14 ngày)
Việc sử dụng thuốc có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh nhân, bệnh sử của họ cũng như các vấn đề y tế hiện tại của họ.
Tất cả các phương pháp điều trị tiệt trừ HP đều có tỷ lệ mắc các tác dụng phụ nhất định (ví dụ: buồn nôn, vị kim loại, phát ban da, nôn mửa, tiêu chảy, vv). Một số trường hợp khi gặp tác dụng phụ nghiêm trọng cần ngừng điều trị.
Phong cách sống và chế độ ăn uống
Không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm hay chế độ dinh dưỡng có thể ngăn ngừa được H.pylori. Tuy nhiên, thức ăn cay, rượu và thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm các vết loét dạ dày và làm giảm sự phục hồi của các vết loét. Vì thế, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng có H.pylori vẫn cần quan tâm tới chế độ ăn uống và phong cách sống của mình. Bệnh nhân không có giới hạn hoạt động thể chất nếu không có biến chứng.
Đọc thêm bài viết sau để biết thêm về những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị viêm loét dạ dày: Bệnh viêm loét dạ dày – Nên ăn gì và không nên ăn gì?
Nguy cơ thất bại khi điều trị HP
Thật không, trong điều kiện hiện nay, tỉ lệ HP kháng thuốc đang gia tăng khiến tỉ lệ thất bại của liệu pháp 3 thuốc cũng gia tăng.
Các phác đồ điều trị được dự kiến có thể sẽ chữa khỏi 70-90% các ca bệnh nhiễm HP. Nhưng thực tế cho thấy, với sự kháng thuốc Clarithromycin của HP ở những bệnh nhân đã có tiếp xúc trước với Clarithromycin hoặc các kháng sinh nhóm macrolid tương tự về mặt hóa học khác (như erythromycin) khiến tỉ lệ điều trị thành công giảm xuống. Tương tự như vậy, kháng H.pylori với Metronidazol cũng phổ biến ở những bệnh nhân đã từng tiếp xúc với metronidazol trước đó. Ở những bệnh nhân này, các bác sĩ phải tìm các loại thuốc kháng sinh khác để điều trị H. pylori.
Tại Việt Nam nói riêng, tỉ lệ khuẩn HP kháng với Clarithromycin rất cao – 85,5%, với Metronidazole là 35%. Đặc biệt, Levofloxaxin là loại kháng sinh mới được đưa vào phác đồ điều trị gần đây cũng có tỉ lệ kháng cao, lên tới 28%. Điều này làm dấy lên một mối lo ngại rằng trong tương lai gần chúng ta sẽ không thể điều trị HP được nữa và bệnh nhân sẽ phải sống chung cùng HP, chấp nhận nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày và nguy cơ ung thư dạ dày khi bị viêm loét.
Liệu có một phác đồ cứu vãn?
Trường hợp bệnh nhân điều trị thất bại 2 lần, vi khuẩn sẽ được nuôi cấy để làm kháng sinh đồ rồi đưa ra phác đồ điều trị mới. Tuy nhiên, việc nuối cấy không phải lúc nào cũng thành công do hạn chế về mặt kỹ thuật, nhất là ở những bệnh viện tuyến tỉnh, thậm chí là cả các thành phố lớn. Vì thế điều trị HP kháng thuốc hiện nay đa phần vẫn dựa vào kinh nghiệm và cảm giác của bác sĩ.
Trong trường hợp vẫn tiệt trừ thất bại sau hai lần điều trị, cần nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ rồi mới đưa ra phác đồ điều trị. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, việc nuôi cấy vi khuẩn Hp không phải lúc nào cũng thành công, do khó khăn về mặt kỹ thuật, đặc biệt là tại các trung tâm y tế tuyến tỉnh, thậm chí các thành phố lớn. Chính vì vậy nên việc chẩn đoán Hp kháng thuốc đã số vẫn mang tính kinh nghiệm và cảm giác của bác sỹ điều trị.
Một giải pháp mới đến từ Nhật Bản
OvalgenHP là một kháng thể được nghiên cứu và sản xuất tại Nhật Bản, hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng nhằm giúp nâng cao hiệu quả các phác đồ điều trị HP cổ điển. OvalgenHP còn có khả năng làm giảm tỉ lệ lây nhiễm HP trong cộng đồng (xem thêm về các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP có lây không?), giảm tỉ lệ tái nhiễm sau điều trị (Chi tiết nghiên cứu: TẠI ĐÂY). Đặc biệt hơn thế, kháng thể OvalgenHP có nguồn gốc từ lòng đỏ trứng gà nên có thể sử dụng an toàn cho trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp có thể dùng phối hợp với thuốc giúp tăng hiệu quả điều trị hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý rằng không được tự ý dùng các bộ kít điều trị HP trên thị trường, đây là những sản phẩm thường có chứa hàm lượng Clarithromycin thấp (thường 250mg) làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh. Bệnh nhân cũng tuyệt đối không được tự ý ngưng sử dụng thuốc, hoặc dừng việc điều trị mà không xin ý kiến của bác sĩ.
Trang says
Be nha em 4 tuổi bị dạ dày viêm mãn tính va dương tính hp. Đợt 1 đã điều trị theo phác đồ của bsi sau 1 tháng lên thử test lại hp thi bé vẫn còn dương tính. Đợt này bác sĩ không kê ks ma kê thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, men vi sinh, thuốc giảm vi khuẩn hp uống thêm 28 ngày. Và bác sĩ nói bé bị kháng thuốc đợi khi 8tuoi mới có phác đồ điều trị
Vậy xin hỏi bác sĩ gđ cần làm gì cho cháu khỏi hp a.
Cháu ăn thực đơn mềm và ăn riêng a
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Việc bé bị kháng kháng sinh nên nếu có sử dụng kháng sinh thì cũng sẽ không có hiệu quả diệt HP. Bác sỹ chỉ định đến 8 tuổi mới điều trị vì 1 số kháng sinh có khả năng tiêu diệt HP chỉ sử dụng với trẻ > 8 tuổi như Tetracyclin hoặc khi trẻ lớn hơn mới có thể sử dụng được thuốc kháng sinh Levofloxacin để tránh tác hại trên xương, răng ở trẻ .
Hiện tại gia đình bạn nên cho bé sử dụng kháng thể OvalgenHP ngày 2 gói/ chia 2 lần sau ăn x 6-12 tuần cùng với phác đồ điều trị bé đang sử dụng( thuốc giảm tiết acid dịch vị và men vi sinh) nhằm giảm dần tải lượng HP về mức âm tính thông qua đó giảm viêm và giảm nhẹ những biểu hiện khó chịu của bệnh lý dạ dày. Theo nghiên cứu tại Nhật Bản thì 76% người tham gia thử nghiệm có HP âm tính sau khi sử dụng đơn độc GastimunHP liên tục theo liều 2 gói/ ngày x 1-3 tháng. Bạn có thể tham khảo chi tiết nghiên cứu TẠI ĐÂY.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Hoàng Yến says
Bsi cho e hỏi e bị hp lâu rồi ma uống thuốc miết không khỏi là vì lý do gì ak bsi
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều trị Hp thất bại như không tuân thủ đúng đơn thuốc, vi khuẩn hp kháng thuốc, lây nhiễm HP trong gia đình…Trường hợp nếu bạn đã sử dụng nhiều phác đồ điều trị HP mà không khỏi thì cần phải xem lại đơn thuốc bạn uống đã chuẩn xác hay chưa và nhất thiết nên có thêm biện pháp hỗ trợ để tăng cường hiệu quả diệt trừ HP. Bạn có thể tìm hiểu kháng thể kháng HP là OvalgenHP, sử dụng phối hợp cùng phác đồ điều trị giúp giảm tính kháng thuốc của vi khuẩn, nâng cao tỉ lệ diệt HP thành công.
Bên cạnh đó, lây nhiễm vi khuẩn HP (nhất là trong gia đình) cũng là một nguyên nhân có thể khiến cho việc điều trị HP lâu ngày không dứt. Do đó bạn chú ý tới các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HP trong gia đình như tránh dùng dụng cụ ăn uống gắp thức ăn cho nhau, không dùng chung bát chấm, bát canh.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.