Viêm Loét dạ dày là bệnh phổ biến trên thế giới và cả ở việt nam, bệnh có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi và nhiều nhất là độ tuổi từ 30-40 tuổi.
Viêm loét dạ dày thường do vi khuẩn Helicobacter pylori(H.pylori) hoặc các thuốc chống viêm NSAID gây ra. Các yếu tố như stress tâm lý, thực phẩm chua cay và đồ uống có ga có thể làm cho các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng tồi tệ hơn.
Trong điều trị viêm loét dạ dày cần xác định rõ nguyên nhân gây viêm loét để có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả
Nội dung chính
Các thuốc điều trị viêm loét dạ dày
1. Thuốc kháng acid
Các thuốc kháng acid có tác dụng trung hoà acid trong dịch vị dạ dày, làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá do loét và do trào ngược dạ dày – thực quản. Dùng thuốc kháng acid tốt nhất là sau các bữa ăn 1 – 3 giờ và khi đi ngủ, 4 lần (hoặc nhiều hơn) trong một ngày. Các chế phẩm dạng lỏng có hiệu quả hơn dạng rắn. Thuốc kháng acid thường dùng nhất là các chế phẩm chứa Nhôm Hydroxid và Magnesi Hydroxid , có tác dụng kháng acid tại chỗ, hầu như không hấp thu vào máu nên ít gây tác dụng toàn thân.
2. Thuốc bao che và bảo vệ niêm mạc dạ dày
Các thuốc có tác dụng làm tăng cường hàng rào bảo vệ của dạ dày, ngăn ngừa tác động của acid và pepsin lên acid dạ dày.
Thuốc thường thường dùng: Sucralfate, Bismuth subcitrate
3. Thuốc giảm tiết acid dịch vị
Các chất ức chế bơm proton – còn được gọi là PPI – làm giảm acid dạ dày thông qua cơ chế ức chế bơm proton H+/K+-ATPase ở tế bào viền, ngăn cản sự bài xuất acid dịch vị.
Các loại thuốc này bao gồm : Omeprazol, lansoprazol, rabeprazol, pantoprazol, esomeprazol
Thuốc kháng Histamin H2: Các thuốc kháng thụ thể histamin H2 gồm cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin. Chúng ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, nên ức chế bài tiết cả dịch acid cơ bản (khi đói) và dịch acid do kích thích (bởi thức ăn, histamin, cafein, insulin…). Các thuốc nhóm này có tác dụng làm liền các vết loét dạ dày và tá tràng, làm giảm bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Liều cao thuốc kháng thụ thể H2 được dùng trong hội chứng Zollinger-Ellison, nhưng hiện nay ưa dùng thuốc ức chế bơm proton hơn.
Các thuốc bao gồm: Cimetidin, Ranitidine, famotidin, nizatidine
4. Thuốc kháng sinh
Nếu viêm loét dạ dày do H. pylori thì phác đồ điều trị kết hợp 2-3 loại kháng sinh trong 2 tuần với thuốc giảm tiết acid dịch vị PPI(2-4 tuần tùy theo mức độ nặng nhẹ) để diệt vi khuẩn ngăn ngừa những tác hại gây viêm loét cho dạ dày.
Kháng sinh diệt vi khuẩn HP sử dụng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do HP bao gồm Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Tinidazole, Tetracycline, và Levofloxacin.
Hiện nay do tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc với tỷ lệ ngày càng gia tăng nên quá trình điều trị viêm loét dạ dày do HP trở lên khó khăn hơn. Trong tình thế đó các nhà khoa học Nhật Bản đã đưa ra giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh lý về dạ dày do HP. Giải pháp đó là sử dụng kết hợp phác đồ điều trị HP với kháng thể OvalgenHP nhằm nâng cao hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày do HP.
Đọc thêm bài viết Điều trị vi khuẩn HP để biết phác đồ điều trị đau dạ dày khi dương tính với HP.
5. Các thuốc khác
Thuốc an thần
Đối với những bệnh nhân bị bệnh dạ dày mà hay lo âu, stress hoặc hay mất ngủ thì khó có thể điều trị tốt, do vậy mới cần dùng tới thuốc an thần, chẳng hạn như sulpiride, rotunda (chiết xuất từ củ bình vôi)
Thuốc giảm đau bụng, buồn nôn
Khi viêm loét dạ dày bệnh nhân thường có những biểu hiện như : đau tức vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, cảm giác buồn nôn …
Các thuốc thường dùng: thuốc giảm có thắt cơ trơn(Mebeverin, Spasmaverin, drotaverin…) thuốc chống nôn( Domperidone)
Trên đây là những thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày , tuy nhiên người bệnh không được tự ý sử dụng vì tùy theo nguyên nhân gây bệnh, tình trạng, mức độ và giai đoạn bệnh mà các bác sỹ sẽ chỉ định phác đồ điều trị hoặc phối hợp với sản phẩm hỗ trợ để điều trị hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân.