Tổ chức nghiên cứu Ung thư Anh Quốc (Cancerresearchuk.org) là một trong những trung tâm nghiên cứu Ung thư uy tín hàng đầu thế giới. Bài viết được lấy thông tin từ nguồn cung cấp trên cho chúng ta thấy rõ hơn về mối liên hệ giữa H.pylori (Helicobacter pylori, hay vi khuẩn Hp) và Ung thư dạ dày.
Vi khuẩn Hp có thể kích hoạt quá trình Ung thư hóa dạ dày
Trở lại những năm 1800s, những nhà phẫu thuật điều trị bệnh nhân bị Ung thư dạ dày ban đầu khuyên rằng các vết loét là những dấu hiệu tiền Ung thư, và sự kích thích lâu năm trong dạ dày dẫn tới Ung thư dạ dày. Tuy nhiên không ai thời đó thực sự hiểu những nguyên nhân gây ra các kích thích kéo dài này.
Trước những năm 1980, lý thuyết độc chiếm thời đó cho rằng loét dạ dày và viêm dạ dày có nguyên nhân do stress tâm lý và chế độ ăn, thủ phạm chính là rượu, cà phê, thức ăn cay, và thức ăn chua.
Tuy nhiên hai nhà khoa học tài ba người Australia là Robin Warren và Barry J.Marshall, đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm cũ. Đầu những năm 1980, họ đã để ý thấy hầu hết những người bị loét dạ dày đều có chung một loại vi khuẩn trong dạ dày, về sau được đặt tên là Helicobacter pylori (hay viết tắt là H.pylori, Hp).
Đầu tiên những tuyên bố của họ bị gạt bỏ, bởi vì đa số mọi người tin rằng không có sinh vật nào có thể tồn tại trong môi trường acid khắc nghiệt của dạ dày. Trong một nỗ lực anh hùng để chứng minh lý thuyết của mình, Marshall đã uống hết một cốc nước có chứa vi khuẩn Hp mà ông lấy ra từ dạ dày của một bệnh nhân của mình. Đúng như những gì ông dự đoán, ông đã nhanh chóng bị viêm dạ dày. May mắn là nhiễm khuẩn Hp có thể được điều trị bằng kháng sinh, do đó ông ấy đã có thể tự chữa khỏi cho mình.
Cuối cùng mọi người cũng bắt đầu quan tâm tới ý tưởng của Warren và Marshall, các nhà khoa học khác cũng sớm tìm thấy thêm các bằng chứng để củng cố cho kết luận của họ. Hiện nay, loét dạ dày và viêm dạ dày mạn tính được thừa nhận là hầu hết gây ra bởi vi khuẩn Hp.
Nội dung chính
Từ Viêm dạ dày tới Ung thư dạ dày
Cùng lúc đó, các nhà khoa học ở các nơi khác trên thế giới đang nghiên cứu những người bị Ung thư dạ dày để cố gắng làm sáng tỏ căn nguyên của bệnh này.
Vào những năm 1970, nhà khoa học người Columbia là Pelayo Correa đã nghiên cứu những nhóm lớn người ở khu vực Nam Mỹ. Ông thấy rằng Ung thư dạ dày phát triển qua quá trình nhiều bước mà bắt đầu từ nhiều năm trước đó với viêm dạ dày mạn tính.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai cặp đôi: nếu nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây ra Loét dạ dày và viêm dạ dày mạn tính, và viêm dạ dày là yếu tố tiền đề của Ung thư dạ dày, thì nhiễm khuẩn Hp chính là yếu tổ khởi đầu của Ung thư dạ dày.
Kết luận trên rất rõ ràng và logic – tuy nhiên các nhà khoa học vẫn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa để chứng minh điều đó.
Nghiên cứu kế tiếp các nghiên cứu trước
Những chỉ dẫn đầu tiên của mối liên hệ giữa vi khuẩn Hp và Ung thư dạ dày đến từ những nhà khoa học coi bệnh này là nghiêm trọng và tồi tệ hơn khi bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên những nghiên cứu này là nhỏ và cần thêm các nghiên cứu khác nữa để chứng tỏ vi khuẩn Hp đúng là thủ phạm gây bệnh.
Những năm 1990, chúng tôi đã tài trợ một nghiên cứu theo dõi cộng đồng dân cư lớn – gọi là một nghiên cứu dịch tễ – được điều hành bởi Giáo sư David Forman. Để chứng minh mối liên hệ giữa yếu tố nguy cơ và Ung thư, bạn thường cần phải thu thập thông tin từ rất nhiều nguowì, do đó Forman đã tìm tới các nước phương Đông và một trong những nước lớn nhất trên thế giới nơi mà nhiễm khuẩn Hp rất phổ biến – Trung Quốc.
Forman đã thử máu để kiểm tra nhiễm khuẩn Hp trên người ở tất cả mọi lứa tuổi từ 46 vùng miền nông thôn của Trung Quốc, từ những khu vực có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao cho tới những khu vực có tỷ lệ Ung thư dạ dày thấp. Sau đó ông đã nhóm các mẫu máu để ghi nhận nguyên nhân tử vong bằng các mã sức khỏe.
Khi ông so sánh bao nhiêu người tử vong từ Ung thư để xem họ có bị nhiễm khuẩn không thì ông nhận thấy nguyên nhân gây tử vong do loại Ung thư phổ biến duy nhất trong nhóm có nhiễm khuẩn là Ung thư dạ dày.
Đây là bằng chứng đầu tiên trên quy mô nghiên cứu lớn về mối liên hệ giữa Helicobacter pylori và Ung thư dạ dày. Đó cũng là lần đầu tiên một loại nhiễm khuẩn được cho rằng làm tăng nguy cơ gây Ung thư.
Giải pháp đơn giản?
Thuốc kháng sinh là lựa chọn đơn giản nhất trong điều trị nhiễm H.pylori
Ở các nước phát triển số người được chẩn đoán Ung thư dạ dày liên tục giảm từ những năm 1900. Ở nước Anh, số ca Ung thư dạ dày giảm xuống một nửa trong 30 năm qua.
Có một vài nguyên nhân của hiện tượng này, bao gồm nguyên nhân do sự sụt giảm của số người bị nhiễm khuẩn Hp. Chất lượng vệ sinh được cải thiện, điều kiện sống thoáng đãng hơn, sử dụng kháng sinh rộng rãi hơn, đó là những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong việc làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp và làm giảm tỷ lệ Ung thư dạ dày.
Những thay đổi khác cũng đóng góp vào việc làm giảm ỷ lệ Ung thư dạ dày như các thay đổi trong lối sống trở nên chú trọng sức khỏe hơn.
Việc sử dụng tủ lạnh để bảo quản thức ăn tươi sống và chống nhiễm khuẩn trong thời gian dài hơn, làm giảm việc sử dụng thức ăn ướp muối – lượng muối cao trong thực phẩm cũng là một yếu tố nguy cơ gây Ung thư dạ dày. Nhìn chung, những cải tiến trong chế độ ăn của chúng ta đã giúp làm giảm tỷ lệ người mắc Ung thư dạ dày.
Tuy nhiên Ung thư dạ dày là nguyên nhân chủ yếu thứ 2 của những ca tử vong do Ung thư trên toàn thế giới. Nhiễm khuẩn Hp vẫn là một gánh nặng sức khỏe toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Ước tính có tới 74% số người ở độ tuổi trung niên ở các nước đang phát triển có nhiễm khuẩn Hp, so với 58% ở các nước phát triển.
Bởi vì những người nhiễm khuẩn Hp có nguy cơ Ung thư dạ dày cao gấp 4 lần những người không bị nhiễm, các chuyên gia cho rằng vi khuẩn Hp chí là thủ phạm của khoảng 600,000 ca Ung thư dạ dày mỗi năm, tương ứng với 5% số ca mắc tất cả các loại Ung thư trên thế giới hàng năm.
Ngoài ra có hơn 11,500 trường hợp có U Lympho ở dạ dày được gọi là lympho biểu mô tế bào (MALT) cũng do vi khuẩn Hp gây ra. Có một vài bằng chứng là vi khuẩn Hp làm gia tăng nguy cơ phát triển Ung thư tụy.
Do vi khuẩn Hp có thể bị tiêu diệt bằng phác đồ kháng sinh, cho nên giải pháp cho các vấn đề kể trên có vẻ như đơn giản nếu chỉ nhìn thoáng qua.
Dấu hiệu tích cực
Một vài bình luận, nghiên cứu nhỏ lại chỉ ra rằng, nhiễm khuẩn Hp có thể có một vài lợi ích.
Mặc dù không có bằng chững thuyết phục, một vài số liệu thống kê trên quy mô nhỏ cho thấy nhiễm khuẩn Hp từ lúc bé có thể giúp làm giảm các bệnh dị ứng như Hen suyễn. Ngạc nhiên hơn, mặc dù cũng không có đủ bằng chứng, nhưng vài nghiên cứu cũng nói rằng loại vi khuẩn này còn giúp bảo vệ chống lại Ung thư thực quản.
Hơn nữa, mặc dù vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày, chỉ một số lượng nhỏ người nhiễm Hp chuyển thành Ung thư dạ dày.
Có một vài lý thuyết được sử dụng để giải thích tình huống trên. Các chủng vi khuẩn khác nhau có độc tính khác nhau, tuổi tác và thời gian nhiễm khuẩn cung đóng vai trò quyết định, nhiễm loại vi khuẩn khác đồng thời với vi khuẩn Hp cũng góp phần làm phát triển Ung thư dạ dày. Cũng như vậy, yếu tố cơ địa mỗi người cũng ảnh hưởng tới việc làm tăng nguy cơ bị mắc Ung thư.
Mặc dù, các nhà khoa học đã đi một chặng đường rất giải để giải thích vai trò của vi khuẩn Hp đối với Ung thư, tuy nhiên vẫn còn một vài câu hỏi cần phải trả lời. Đó là lý do tại sao cần phải tiếp tục hỗ trợ các nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Chẳng hạn như, chúng ta đang hỗ trợ một nghiên cứu lớn để tìm hiểu xem việc điều trị vi khuẩn Hp ở người bệnh tuổi trung niên có thể giúp họ làm giảm nguy cơ Ung thư dạ dày như thế nào. Nghiên cứu như thế này rất quan trọng để xác định xem chúng ta cần làm gì để giảm thiểu tiến tới loại trừ hoàn toàn Ung thư dạ dày khỏi cộng đồng.
Emma Smith, 2014
Theo Cancerresearchuk.org
Trần hữu thạnh says
Xin cảm ơn, vì tôi đã nhiễm hp kháng thuốc nên phải điều trị cho cả gia đình nếu kg sẽ nhiễm không qua lại trong gia đình , vì vậy mới hỏi ý kiến chuyên gia có nên xét nghiệm và điều trị cho cả gia đình khi 2 cháu bé chưa có chịu chứng bệnh dạ dày, xin tư vấn.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu bạn muốn diệt trừ HP để phòng tái nhiễm trong gia đình thì có thể đi xét nghiệm. Trường hợp các cháu nhỏ nếu có nhiễm HP mà không muốn sử dụng kháng sinh thì có thể sử dụng GastimunHP liều tấn công 2 gói/ngày, sau ăn, liên tục trong 3 tháng. Nếu có thể dùng kháng sinh thì thời gian kết hợp với GastimunHP là 1 tháng. Chúng tôi không khuyến khích sử dụng kháng sinh kéo dài trên trẻ nhỏ.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Hung says
Vợ em đang điều trị HP thì mang thai. Sau khi uống thuốc xong xét nghiệm thì vẫn còn HP. Như trường hợp của vợ em thì phải điều trị thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi ạ. Xin cảm ơn bác sĩ!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Các kháng sinh sử dụng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Lựa chọn an toàn nhất khi này có thể là sử dụng GastimunHP với liều tấn công 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn, liên tục trong 3 tháng.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
lý thị trang says
xin hỏi bác sĩ e nay 46 nhà e bố và chị gái đã mất vì ung thư dạ dày nay em thấy gập bụng hơi đau nên đi xét nghiệm thì dương tính Hp vậy e nên làm sao và có bị ung thư ko ạ . E xin cám ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trong gia đình bạn có người bị ung thư dạ dày. Nếu bạn có HP thì cần điều trị triệt để bằng phác đồ điều trị Hp và GastimunHP để giảm thiểu nguy cơ ung thư dạ dày. Bạn cũng nên thực hiện tầm soát ung thư tốt tại các cơ sở chuyên khoa.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn thị hoài thu says
Chào bạn.Hiện nay tôi đang c ho con bú(bé được 10 tháng). 3 tháng gần đây tôi đau bụng liên tục, ợ hơi, buồn nôn. Tôi đã đi nội soi dạ dày và kết luận bị viêm dạ dày có hp dương tính. Tôi được khuyên nên cai sữa cho bé và uống thuốc. tôi chưa muốn cai sữa cho con. Nhưng bụng thì ngày nào giờ nào cũng đau, nóng rát, cồn cào. GIỜ tôi đang rất hoang mang.xin cho tôi lời khuyên với
Tôi cám ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Các thuốc trong phác đồ tiệt trừ Hp có thể bài tiết qua sữa và ảnh hưởng tới em bé bú sữa, đặc biệt là các kháng sinh có thể tác động xấu trên hệ khuẩn chí đường ruột còn non nớt của bé. Chính vì vậy nếu cần thiết phải sử dụng phác đồ tiệt trừ HP thì bạn nên tạm ngưng cho bé bú. Có thể áp dụng cho bé ăn thêm sữa ngoài và vắt sữa bỏ đi trong thời gian này để tránh bị mất sữa.
Nếu như bạn chưa thể cai sữa cho con thì có thể lựa chọn giải pháp an toàn và phù hợp hơn là sử dụng GastimunHP liều tấn công 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6 tuần để ức chế và giảm dần tải lượng Hp. Khi tải lượng Hp giảm thì sẽ giúp giảm viêm và giảm các triệu chứng đau dạ dày. Bên cạnh đó để giảm đau tạm thời bạn có thể sử dụng các thuốc trung hòa acid dạ dày, bao niêm mạc dạ dày như Yumalgel, Gastropulgite.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe,