Những lúc dạ dày bị tổn thương, ngoài việc uống thuốc, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng để giúp cho quá trình điều trị đạt được kết quả tốt đẹp, hạn chế tác động do việc tiết axit trong niêm mạc dạ dày, cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng… Dưới đây chúng tôi chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm về cách ăn uống cho bệnh dạ dày dành cho những ai đang khổ sở vì căn bệnh này.
Cuộc sống hiện đại cùng áp lực công việc làm cho số người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng tăng và trẻ hóa. Bên cạnh những loại thuốc đặc trị, các bài thuốc chữa đau dạ dày trong dân gian thì chế độ ăn uống là liệu pháp có hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải loại thức ăn nào người đau dạ dày có thể ăn được nên bạn cần biết những kiến thức về bệnh dạ dày.
Quy tắc ăn uống trong bệnh đau dạ dày
-
Ăn uống điều độ: Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.
-
Đúng giờ, đủ lượng: Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
-
Ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
-
Ăn ít thực phẩm chiên rán: Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
-
Ăn ít thực phẩm ngâm muối: Trong các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô… chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn.
-
Hạn chế đồ sống, lạnh: Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
-
Uống nước đúng cách: Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
-
Tránh các chất kích thích: Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày.
- Sử dụng kháng thể tác động lên khuẩn Hp: loại kháng thể OvalgenHP ức chế đặc hiệu lên men Urease của vi khuẩn HP đã được bổ sung vào trong một số loại thực phẩm hàng ngày như sữa, sữa chua tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và ở Việt Nam dưới dạng Thực phẩm chức năng GastimunHP. Sử dụng thường xuyên loại kháng thể này sẽ giúp bạn giảm tải lượng được vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh dạ dày.
-
Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.
-
Cuối cùng là chú ý giữ ấm vùng bụng: Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.
Thay vì băn khoăn đau dạ dày không nên ăn gì, bạn nên chủ động phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày bằng cách: Chủ động thực hiện chế độ ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa sáng, không nên ăn các loại thức ăn khó tiêu, nên ăn các loại thức ăn mềm, có tính chất nhuận tràng… Như vậy vấn đề đau dạ dày của bạn sẽ không còn là nỗi lo lớn nữa.
Theo gastimunhp.vn
Ha Nam says
Dạ thưa bs,cháu thấy đầy hơi,trào ngược và buồn nôn sau khi ăn no hay là ăn đồ ngọt.cứ mỗi lần nằm k đúg cách là bụg cứ có cảm giác đầy hơi,rồi ợ ra rất nhiều.cháu cũg từng đi khám,bs kêu chau bị viêm loét hang vị và ta trang,chưa nhiễm HP.sau đợt đó cháu uông thuốc thì đỡ nhưng giờ lại khó chịu trở lại.cháu phai làm sao ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn nên kiểm tra lại tình trạng dạ dày và tình trạng nhiễm HP vì dấu hiệu bệnh lý dạ dày của bạn đang tái diễn trở lại.