Con tôi năm nay 11 tuổi cháu bị đau bụng kéo dài từ hơn một năm nay. tôi vừa cho cháu đi khám ở Bv nhi TƯ và có kết quả là viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày có vi khuẩn HP (+++).Cấu trúc niêm mạc dạ dày có biểu hiện biến đổi rõ, thoái hóa biểu mô bề mặt mạnh, có chỗ hoại tử biểu mô. Có hình ảnh xâm nhập viêm mạnh gồm nhiều bạch cầu đa nhân và tế bào viêm một nhân vào biểu mô, tuyến và mô đệm. Sơ tăng sinh. Không thấy teo tuyến, không thấy dị sản ruột hay loạn sản. Viêm dạ dày mãn tính mạnh, hoạt động mạnh. BS có kê đơn cho cháu như sau:
1. Amoxicilin
2. Metronidazole( Flagyl 250)
3. Tripotassium( trymo)
4. Esomeprazol( Asgizole)
5. lastobacillus( Probiotic lactomin Plus)
Nhưng trong quá trình sử dụng thuốc thấy chúa không đau bụng nhưng rất hay bị nôn, cháu ăn nuốt không vào hay bị đảy ngược và ăn rít ít.
vậy BS cho tôi hỏi tính trạng bệnh của cháu như thế nào có nặng lắm không và có thể chữa khỏi dứt điểm được không? Nhà tôi còn một cháu nữa làm thế nào để cháu không bị lây nhiễm Hp từ anh trai cháu. Trân trọng cảm ơn.
Trả lời
Chào bạn Ngọc,
Trường hợp của bé bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, mức độ mạnh, tình trạng này gây ra bởi sự phân bố rộng khắp dạ dày của vi khuẩn Hp. Khi đó việc tiệt trừ hp sớm và triệt để nhằm điêu trị bệnh lý dạ dày và phòng ngừa sớm các nguy cơ biến chứng có thể mắc phải khi trẻ lớn lên là việc cần thiết, do đó bác sỹ có chỉ định sử dụng phác đồ kháng sinh để tiệt trừ Hp.
Trước đây việc tiệt trừ Hp ở trẻ nhỏ chủ yếu xoay quanh một phác đồ bộ 3 cơ bản nhất. Tuy nhiên do tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng nên hiện nay các phác đồ thường có sử dụng thêm Bismuth để tăng hiệu quả tiệt trừ Hp, và đi kèm với đó là sự gia tăng những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải. Ở đây triệu chứng buồn nôn, nôn của bé có thể là phản ứng phụ của phác đồ điều trị. Mặc dù vậy bạn vẫn nên giúp bé tuân thủ điều trị, tránh bỏ dở giữa chừng có thể làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị và tạo điều kiện cho khuẩn HP kháng thuốc.
Để giúp bé có thể giảm bớt mệt mỏi và tuân thủ tốt hơn bạn lưu ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho bé ăn các thức ăn dễ tiêu, tránh ăn quá no cùng một lúc, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để giúp bé khỏe mạnh hơn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc tiệt trừ Hp hiện nay rất khó khăn, đặc biệt trên trẻ nhỏ do có ít lựa chọn kháng sinh và tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, chính vì vậy cần có thêm biện pháp bổ trợ là dùng kháng thể IgY kháng Hp (OvalgenHP) phối hợp cùng phác đồ điều trị để nâng cao tỉ lệ tiệt trừ Hp và dùng duy trì sau phác đồ điều trị để phòng ngừa tái nhiễm khuẩn Hp. Bạn có thể cho bé sử dụng kháng thể OvalgenHP liều 2 gói/ngày trong đợt tấn công cùng với phác đồ kháng sinh, sau khi đạt được mức âm tính chuyển sang liều duy trì 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng để dự phòng tái nhiễm Hp.
Đối với em bé còn lại thì hiện tại có thể bé chưa nhiễm hoặc đã nhiễm khuẩn Hp nhưng chưa có bệnh lý dạ dày. May mắn rằng vi khuẩn Hp chỉ gây ra bệnh lý dạ dày trên khoảng 20% số người bị nhiễm, do đó nếu bé chưa có biểu hiện gì của bệnh lý dạ dày thì bạn có thể cho bé làm một xét nghiệm kiểm tra (test thở hoặc xét nghiệm phân) để theo dõi. Trường hợp này kể cả bé có nhiễm Hp thì cũng chưa phải tiệt trừ với kháng sinh. Thay vào đó bạn có thể cho bé sử dụng kháng thể OvalgenHP để giảm tải dần lượng Hp về mức âm tính và giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày cho bé. Còn nếu như bé chưa bị nhiễm khuẩn Hp thì có một số lưu ý có thể giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, bạn có thể tham khảo kỹ hơn trong bài viết: Con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp và cách phòng ngừa.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
DS. Minh Tâm
Hồ văn thắng says
Con tôi năm nay 9 tuổi cách đây hai năm cháu hay đau bụng có nôn,ăn uống kém.tôi cho cháu đi khám ở bv nhi tw cách đây 20 ngày kết quả viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày ,viêm hang vị và bờ cong nhỏ có vi khuẩn hp(++) có buieeur hiện biến đổi
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ có thể gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng, khó tiêu, thiếu máu thiếu sắt, tuy nhiên hầu như có rất ít trường hợp diễn tiến nặng như loét dạ dày và hầu như không có ung thư dạ dày. Trường hợp của bé bị viêm dạ dày, tuy nhiên vùng tổn thương rộng (toàn bộ niêm mạc dạ dày) và đặc biệt có tổn thương ở vùng bờ cong nhỏ thì sẽ dễ tiến triển thành viêm teo dạ dày, biến chứng ung thư dạ dày khi đến độ tuổi trung niên nếu như không được điều trị tốt. Vậy nên bạn cần quan tâm điều trị cho bé sớm.
Để điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm Hp trước tiên cần diệt vi khuẩn HP bằng một phác đồ gồm ít nhất 2 loại kháng sinh phối hợp 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày. Do tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc gia tăng rất cao ở trẻ nhỏ nên trong quá trình điều trị bạn lưu ý cho con tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sỹ và có thể phối hợp thêm kháng thể kháng HP là OvalgenHP với liều tấn công 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 4-6 tuần để nâng cao tỉ lệ diệt trừ HP thành công, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn.
Chúc bạn mạnh khỏe,