Vi khuẩn H.pylori (Hp) là tác nhân hàng đầu gây bệnh ung thư dạ dày, do đó việc kiểm soát nhiễm khuẩn Hp đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát, phòng ngừa Ung thư dạ dày. Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ (NCI) đã đưa ra một số mối liên hệ giữa vi khuẩn hp và phòng ngừa Ung thư dạ dày như sau:
Điểm chính
- Ung thư dạ dày là một trong bốn loại ung thư thường gặp nhất trên thế giới và là loại ung thư gây tử vong đứng hàng thứ hai.
- Những năm 1980s một loại vi khuẩn mới là Helicobacter pylori (H.pylori), được khám phá ở bệnh nhân viêm teo niêm mạc dạ dày, dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày.
- Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ (NCI) đã hỗ trợ các nghiên cứu cơ bản làm rõ mối liên hệ giữa nhiễm khuẩn H.pylori và ung thư dạ dày và giúp phát triển các biện pháp phòng ngừa.
- Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ dẫn đầu cuọc chiến chống lại Ung thư dạ dày thông qua nghiên cứu giúp phát hiện các bệnh nhân có khả năng bị tiến triển thành Ung thư dạ dày.
Con đường dẫn tới khám phá
Nghiên cứu do NCI hỗ trợ đã củng cố mối liên hệ giữa nhiễm khuẩn Hp với Ung thư dạ dày
Năm 1984, hai nhà khoa học người Úc, Giáo sư Barry J.Marshall và Giáo sư J.Robin Warren đã phát hiện một loại vi khuẩn trong các bệnh nhân viêm dạ dày. Phát hiện này đã làm đảo ngược quan điểm điều trị phổ biến trên thế giới trong suốt thời gian dài, các nhà khoa học cho rằng loại vi khuẩn này chứ không phải yếu tố stress tâm lý là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày. Mặc dù cộng đồng y khoa đã hoài nghi, Viện Ung thư quốc gia Hoa kỳ đã tài trợ các nghiên cứu để chứng minh giả thuyết trên. Việc tài trợ này bao gồm các nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu chuyên sâu.
Các nhà nghiên cứu của NCI đã tiến hành:
- Thử nghiệm gây nhiễm khuẩn trên động vật.
- Theo dõi thử nghiệm và biện pháp điều trị.
- Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch cơ thể với nhiễm khuẩn H.pylori.
Một khi nhiễm khuẩn H.pylori được xác định là gây ra viêm dạ dày, các nhà khoa học bắt đầu nghi ngờ loại vi khuẩn này có mối liên hệ với Ung thư dạ dày. Chẳng hạn như, NCI đã tài trợ một nghiên cứu quan trọng cung cấp bằng chứng chắc chắn đầu tiên rằng người bị nhiễm H.pylori có nhiều nguy cơ bị mắc Ung thư dạ dày hơn.
Những kết quả từ các nghiên cứu hiện nay cho thấy người bị nhiễm H.pylori có khả năng phát triển thành Ung thư dạ dày cao hơn 6 lần so với người không có H.pylori. Các nghiên cứu gần đây về loại ung thư này chỉ ra rằng gần 90% những ca ung thư này có mối liên hệ với nhiễm khuẩn H.pylori.
Mối liên hệ giữa nhiêm khuẩn H.pylori và Ung thư dạ dày được khám phá cùng một thời điểm khi mà mối liên hệ giữa virus với các loại Ung thư khác được chứng minh. Phát hiện này đã đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn tỏng các mà các nhà khoa học nhìn nhận về bệnh Ung thư. Các biện pháp điều trị và phòng ngừa ung thư mới ra đời được bổ sung thêm điều trị nhiễm khuẩn này.
Những phát hiện này cũng khiến cho các nhà khoa học phải chú ý thử nghiệm thận trọng hơn mối liên hệ giữa ung thư với các loại virus, vi khuẩn khác.
Chăm sóc, điều trị Ung thư
Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 4 thế giới và là loại ung thư gây tử vong hàng thứ hai trên toàn cầu. Mối liên hệ giữa H.pylori với Ung thư dạ dày đã tiếp thêm nhiên liệu cho nhu cầu các biện pháp theo dõi vi khuẩn không xâm lấn. Một số phương pháp theo dõi đã được phát triển, cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi số lượng lớn cá thể và tập hợp dữ liệu dịch tễ học từ đó giúp cải thiện hiểu biết hiện tại của con người về bệnh Ung thư dạ dày.
Sự gia tăng tỷ lệ nhiễm H.pylori cũng thúc đẩy phát triển các biện pháp mới để loại trừ vi khuẩn, với mục tiêu tổng thể là làm giảm tỷ lệ mắc và tái mắc Ung thư dạ dày. Nghiên cứu do NCI tài trợ tiến hành điều trị H.pylori trên người bị nhiễm với những tổn thương tiền ung thư dạ dày, sau đó theo dõi trong vòng 15 năm thì thấy rằng số ca mắc ung thư mới giảm đi rõ rệt, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày cũng giảm xuống cùng xu hướng như vậy ở nhóm được điều trị Hp.
Các kết quả này ủng hộ việc loại bỏ vi khuẩn Hp bằng các biện pháp khác nhau càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, sử dụng cách điều trị bằng kháng sinh là thách thức rất lớn bởi tác dụng phụ của thuốc kháng sinh đôi khi gây bất lợi lớn hơn so với lợi ích. Những trường hợp nhiễm Hp đã đề kháng kháng sinh và những bệnh nhân bị tái nhiễm thì chi phí điều trị bằng kháng sinh cũng vô cùng tốn kém, đồng thời còn có nguy cơ gia tăng thêm đề kháng kháng sinh.
Gần đây, sau hơn 13 năm sử dụng hiệu quả tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… loại kháng thể OvalgenHP đã được giới thiệu tới nhiều nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam với mục đích phổ biến rộng rãi phương pháp mới giúp giảm nhiễm khuẩn Hp. Đây là loại kháng thể có tác dụng ức chế trực tiếp men urease có trên vỏ của vi khuẩn Hp – yếu tố quan trọng giúp vi khuẩn hp xâm nhiễm và sống sót trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày. Kháng thể OvalgenHP có công dụng trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori; giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày. Kháng thể OvalgenHP có thể sử dụng phối hợp với thuốc để làm tăng hiệu quả điều trị cho trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Theo NCI (Viện nghiên cứu Ung thư quốc gia Hoa Kỳ – cancer.gov)