Ngoài cụm gen tổng hợp urease, trong số 1590 gen đã biết của H.pylori, có một số gen quan trọng khác có liên quan nhiều tới các bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng và Ung thư dạ dày là CagA và VagA.
CagA và VagA được cho là gen gây Ung thư dạ dày nguy hiểm nhất của vi khuẩn Hp
CagA (Cytotoxin Associated Gene) tác nhân gây Ung thư dạ dày
CagA là một protein có trọng lượng phân tử 120-140 KDa là biểu hiện của gen CagA . Gen này được định vị trong các chuỗi ADN của hệ gen H.pylori, vị trí của nó ở vùng tiểu đảo sinh bệnh (PAI, pathogenicity island). Ở vi khuẩn H.pylori , tiểu đảo PAI mã hoá cho một bộ máy tiết có thể chuyển vận protein CagA vào trong tế bào, khi vi khuẩn tiếp xúc với tế bào biểu mô hoặc thực bào. Sự tương tác giữa một chủng H.pylori (có tiểu đảo Cag hoàn toàn hoạt động) với tế bào dạ dày người sẽ dẫn đến:
- Kích thích tiết IL-8, IL-10, IL-12 do hoạt hoá yếu tố NFkB (nuclear factor kappa B)
- Tiết và chuyển vận protein CagA vào trong tế bào, rồi protein này được phosphoryl hoá.
- Sắp xếp lại khung các tế bào tiếp xúc, kết hợp tạo thành cấu trúc hình đế và với phenotyp kiểu colibri (hình các tế bào kéo dài).
- Tín hiệu hoá tế bào và tạo ra các yếu tố sao chép như AP-1 (Proteine activatrice 1)
- Sau cùng tạo ra các sản phẩm tiền ung thư c-fos, c-jun.
Các chủng có PAI có đặc tính gây các yếu tố tiền viêm cao và khởi động đáp ứng viêm. Sự hiện diện của các protein này sẽ hoạt hoá các yếu tố sao chép MAP-kinase và AP-1 trong các tế bào biểu mô dẫn đến sản sinh ra IL-8 tạo nên sự thoát mạch các bạch cầu đa nhân trung tính và các tế bào lympho trong lớp đệm.
Trong các nghiên cứu lâm sàng ở Châu Âu, sự hiện diện của CagA thường kết hợp với các thể bệnh lý nặng như loét DDTT, UTDD.
Theo Anthory P. xấp xỉ 60% các chủng H.pylori phân lập được có gen CagA . Người ta thấy kháng thể cagA có ở 100% bệnh nhân loét DDTT và 76.5% ở bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý dạ dày tá tràng nhưng không có loét. Ở các nước phát triển, bệnh lý về DDTT có liên quan với chủng H.pylori có CagA (+) hơn các chủng CagA (-). Một nghiên cứu của Hidekazu Suzuki qua 30 bệnh nhân LDD thấy 22/30 (73%) có CagA (+) và 8/30 (27%) CagA (-).
VacA (Vacuolating Cytotoxin Associated Gene) độc tố tế bào của vi khuẩn Hp
Độc tố gây rỗng tế bào do gene VacA của H.pylori sản xuất ra. Đó là một protein có trọng lượng phân tử 87 KDa. Chất độc này được sản xuất bởi khoảng 60% các chủng H.pylori và gần 100% các chủng H.pylori ở bệnh nhân loét tá tràng. Người ta thấy rằng mặc dù các chủng đều có gene VacA , nhưng chỉ có khoảng 40% sản xuất độc tố tế bào làm tổn thương tế bào biểu mô.
Kháng thể VacA tìm thấy ở 69,2% bệnh nhân loét và ở 64,75% bệnh nhân không có loét. Người ta thấy rằng những chủng H.pylori sản xuất VacA có quan hệ với rất nhiều bệnh ở Mỹ và Châu Âu, trong đó có bệnh loét. Theo Atherton, khoảng 70% các chủng có gen A kết hợp với độc tố tế bào được gọi là CagA . Việc tìm kiếm những đầu mối để khám phá những bí mật về độc lực sẽ giúp thầy thuốc xác định bệnh nhân nào đang bị đe dọa loét hoặc ung thư biểu mô.
Rudi J.K. thấy rằng H.pylori tăng tính độc lên rất nhiều khi có cả CagA (+) và VacA (+). Gần đây nhiều tác giả đã quan tâm đến độc tính của VacA và các phân typ của nó trong các thể bệnh loét DDTT. Trong gen VacA có vùng tín hiệu s (signal) và vùng giữa m (middle). Trong VacA s lại chia ra 2 typ s1 và s2. Các phân typ của VacA s1 là s1a, s1b, s1c. Vùng m cũng có các phân typ là m1 và m2. Các phân typ của m1 là m1a, m1b. Gen iceA (gây ra khi tiếp xúc với niêm mạc) có 2 phân typ là iceA1 và iceA2 . Sự khác nhau giữa các khu vực địa lý trên thế giới cũng được nói đến khi phân tích các typ H.pylori. Theo một số tác giả, những chủng H.pylori với allen s1a thường có trong VDD, loét tá tràng hơn là allen s1b và s2. Người ta cũng nhận thấy rằng phân typ allen m1 có liên quan với mức độ cao của độc tố hoạt động và nhiều loại tổn thương biểu mô hơn allen m2.
Phó Giáo Sư.Tiến Sĩ.Bác Sĩ. Vũ Văn Khiên
Trưởng khoa Nội tiêu hóa- BV Trung ương Quân Đội 108
Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội tiêu hóa- BV Trung ương Quân Đội 108
Hiệp says
Xin hỏi làm sao biết nhiễm HP có độc tố cáo gây ung thư?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Hiện nay do tiến bộ y học ngày càng nâng cao nên chúng ta có thể giải mã gen của vi khuẩn HP để xác định các gen có độc lực mạnh như CagA và VagA có khả năng gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên đây là xét nghiệm đòi hỏi kỹ thuật cao nên chỉ có 1 số ít cơ sở tại Hà Nội, Tp.HCM và bệnh viện trung ương Huế có thể thực hiện.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trần thanh Minh says
Ở bệnh viện nào xét nghiệm độc lực của vi khuẩn Hp
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Hiện nay có rất ít trung tâm có thể làm xét nghiệm độc lực của vi khuẩn HP và việc xét nghiệm độc lực vi khuẩn HP hiện nay chủ yếu dùng trong nghiên cứu chứ không áp dụng trên lâm sàng. Bạn có thể tham khảo địa chỉ Phòng xét nghiệm thuộc Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Nam Khoa (793/58 Trần Xuân Soạn, P.Tân Hưng, Q.7).
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thiên says
Em bị xung huyết hang vị và HP(+)
Xét nghiệm pcr có kết quả
CagA(+)
VacA(+)
Vậy có phải e đang bị ung thư dạ dày k ạh
Cảm ơn và xin đc tư cấn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn được chẩn đoán mắc viêm dạ dày và nhiễm khuẩn HP chứ không phải là ung thư dạ dày bạn nhé!
Vi khuẩn HP có thể gây ra các bệnh lý dạ dày với tỉ lệ là 15-20% mắc viêm loét dạ dày và 1-3% mắc ung thư dạ dày, còn lại 80% người nhiễm có thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Việc vi khuẩn HP có gây bệnh hay không phụ thuộc vào độc lực vi khuẩn, yếu tố miễn dịch cơ thể, môi trường sống…
CagA và VacA là 2 loại độc tố quan trọng trong cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP, khi xét nghiệm PCR dương tính với hai loại độc tố này thì có nghĩa là chủng vi khuẩn HP bạn đang nhiễm có độc lực cao, dễ gây viêm loét dạ dày và có 1 tỉ lệ nhỏ có thể dẫn tới ung thư dạ dày nếu không điều trị sớm. Do vậy, bạn nên điều trị diệt trừ HP càng sớm càng tốt. Bạn có thể tham khảo thêm về phác đồ diệt HP Tại đây.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thiện says
Chào bác sĩ , bác sĩ cho em hỏi con em mới làm giải phẫu bệnh thì bác sĩ ở Hải Phòng chuẩn đoán cháu bị dạ dày HP+++ và có chủng CagA thì có nguy hiểm j không ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn HP có nhiều chủng loại khác nhau, những chủng có mang gen độc lực CagA thì có nguy cơ gây bệnh dạ dày cao hơn. Như vậy, nếu bé bị nhiễm chủng vi khuẩn HP này sẽ có nguy cơ bị bệnh dạ dày và các biến chứng của bệnh dạ dày.
Về mức độ nguy hiểm, cần căn cứ vào tổn thương tại dạ dày thông qua hình ảnh nội soi. Nếu bé có tổn thương như viêm, loét dạ dày thì nên điều trị diệt trừ vi khuẩn HP bằng phác đồ kháng sinh thích hợp.
Hiện nay, việc điều trị nhiễm khuẩn HP ở trẻ nhỏ gặp rất nhiều khó khăn do tỉ lệ vi khuẩn HP đề kháng kháng sinh đang có xu hướng tăng cao và loại vi khuẩn này rất dễ bị lây nhiễm. Do vậy, khi điều trị cho con bạn lưu ý cho bé uống đủ liệu trình và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bổ sung kháng thể kháng HP là OvalgenHP vào cùng với phác đồ kháng sinh để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn.
Để phòng ngừa tái nhiễm Hp trở lại sau khi điều trị, bố và mẹ cháu cũng nên xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp, nếu có nhiễm thì điều trị đồng thời. Sau khi diệt HP thành công có thể duy trì kháng thể OvalgenHP để phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm HP trở lại.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Mai says
Người nhiễm HP cagA là bị ung thư dạ dày phải ko ạ? Thường thì gen cagA này cũng rất hiếm vì người bị HP ko phải ai bị ung thư.. nhưng sao trên một số thông tin là trẻ em nhiễm HP mang gen cagA rất cao 71%. Vậy khả năng bé bị HP là khả năng gây K phải ko ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn HP mang gen CagA có độc lực cao và dễ mắc bệnh dạ dày hơn, chứ không phải ai nhiễm HP cagA cũng bị viêm loét hay ung thư dạ dày.
Thông tin đến bạn,