Để điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm dạ dày đạt hiệu quả cao nhất, các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị cũng như có một chế độ ăn hợp lý. Vì vậy khi bị viêm dạ dày, bạn nên hạn chế hoặc kiêng hẳn một số thực phẩm sau đây.
Nội dung chính
Những món quá cay, chua hoặc mặn
Đứng đầu trong danh sách này chắc hẳn sẽ có nhiều món chỉ nghe đến tên là bạn có thể sẽ “chảy nước miếng” vì chúng là món khoái khẩu của rất nhiều người. Ớt, mù tạt, hạt tiêu, cà muối, dưa muối hoặc các loại quả có vị chua nhiều như cóc, xoài, sấu, me… đều là những món ngon rất quen thuộc.
Chúng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và thậm chí còn có những vitamin cần thiết. Tuy nhiên đây lại không phải là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người chẳng may bị viêm dạ dày, lý do là vì những món ăn này sẽ khiến dịch vị dạ dày tiết ra rất nhiều, từ đó dễ dẫn đến tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng hơn. Nếu vẫn muốn ăn, bạn có thể dùng một chút các thực phẩm này sau khi đã ăn no để tránh bị đau dạ dày, nhưng tốt nhất là nên kiêng hẳn, ít nhất là cho đến khi đã khỏi bệnh.
Những thực phẩm thô, cứng, khó tiêu hóa
Khi bạn đã bị viêm dạ dày, những thức ăn thô, cứng sẽ gây cản trở cho hoạt động của hệ thống tiêu hóa cũng như khả năng làm lành các vết thương trên niêm mạc dạ dày. Đó có thể là các món khoái khẩu thường ngày của bạn như thịt nướng, mực nướng, thịt bò khô; cho đến các đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, hamburger… đều khiến bạn dễ bị đầy bụng, khó tiêu hóa.
Những đồ uống có tính kích thích
Bia, rượu, trà, cà phê… đều nằm trong nhóm những đồ uống mà người bị viêm dạ dày nên kiêng dùng. Như các bạn đã biết, bia rượu là những thức uống có cồn, không chỉ gây nguy hại cho dạ dày mà còn ảnh hưởng đến chức năng của rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, hệ thần kinh trung ương.
Bên cạnh đó, trà và cà phê cũng có tính kích ứng niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến loét dạ dày nếu như bạn không hạn chế hoặc kiêng hẳn chúng khi mới chớm bị viêm dạ dày.
Những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Nếu bạn ăn một món ăn quá nóng hoặc quá lạnh, dạ dày đã tổn thương của bạn sẽ phải vất vả hơn khi điều tiết, từ đó dẫn đến những cơn đau và những cảm giác khó chịu như đi ngoài, đầy hơi, ăn không tiêu… mà bạn sẽ không hề muốn một chút nào khi đang thưởng thức bữa ăn của mình. Chính vì vậy, đối với những người bị viêm dạ dày, cần phải dung hòa một cách khéo léo mỗi món ăn sao cho đạt được sự quân bình nhất.
Để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như một cuộc sống luôn cân bằng, bạn hãy nhớ một quy tắc: tất cả những gì “quá” đều không tốt. Trong ăn uống cũng vậy, những món ăn được chế biến đi ngược lại công thức này đều khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, dễ dẫn đến viêm hoặc loét dạ dày. Do đó, hãy hạn chế và tốt nhất là kiêng hẳn những món ăn trên để hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày một cách tốt nhất, tăng khả năng hồi phục và tránh những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây nên.
Theo Gastimunhp.vn
Tran van nghia says
Chao bac sy ah! Chau nha em nam nay 5tuoi chau bi viem da day va ta trang Hp di ngoai ra mau nua.luc dau uong thuoc thi di ngoai k ra mau nua nhug uong thuoc duoc hon tuan rui lai thay chau keu dau bung va di ra mau.em thay rat lo lang
Diệu Linh says
Thưa bác si, bị bệnh HP dạ dày có ăn mì tôm được không ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đối với người mắc bệnh lý viêm dạ dày nhiễm vi khuẩn HP thì ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sỹ bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp.Người bệnh dạ dày không nên ăn mì tôm hay bất cứ thực phẩm được chế biến sẵn thường xuyên và liên tục. Ngay cả với người có sức khỏe bình thường cũng cần hạn chế tối đa ăn mì tôm. Bởi trong mỳ tôm thường có chất bảo quản tertiary-butyl hydroquinone được sử dụng trong các chế phẩm ăn nhanh gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu khi ăn.
Chúc bạn mạnh khỏe,