Có khoảng một nửa trong số chị em phụ nữ khi mang thai gặp các triệu chứng của bệnh dạ dày, một số trường hợp khi đi kiểm tra xét nghiệm lại phát hiện nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày và vô cùng lo lắng. Vậy tình trạng này liệu có nguy hiểm và có cách nào để phòng chống hay không? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu bệnh lý đau dạ dày khi mang thai có vi khuẩn Hp qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày khi mang thai
Hầu hết các triệu chứng của bệnh lý dạ dày rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ. Khi em bé vừa bắt đầu hình thành cũng là lúc có sự thay đổi của các hormon trong cơ thể mẹ. Những hormon này có tác dụng bảo vệ cho sự phát triển của em bé nhưng lại vô tình gây ra chút phiền toái cho mẹ và một trong số đó là triệu chứng trào ngược giống như bệnh lý dạ dày vậy. Mẹ có thể có cảm giác buồn nôn, nôn, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát phần trên rốn, thậm chí một số mẹ bị nôn nhiều còn có cảm giác bỏng rát cổ họng do acid dịch vị gây ra. Hầu hết các triệu chứng này là bình thường trong thai kỳ và không có gì đáng lo, trừ khi mẹ bị nôn nghén quá mức mà ảnh hưởng tới dinh dưỡng của mình và em bé mà thôi. Tuy nhiên mẹ cần cẩn trọng và lưu ý đi thăm khám trong một số trường hợp gợi ý tới bệnh lý dạ dày dưới đây:
- Có tiền sử mắc bệnh lý dạ dày trước đây.
- Có triệu chứng đau, nóng rát vùng thượng vị thường xuyên.
- Nôn ra máu.
- Đi cầu ra máu hoặc phân đen (lưu ý một số mẹ dùng viên sắt cũng gây ra tình trạng đi ngoài phân đen).
- Thiếu máu thiếu sắt mà sau khi bổ sung sắt bằng thuốc vẫn không cải thiện.
Các xét nghiệm chuẩn đoán đau dạ dày khi mang thai
Khi có các triệu chứng kể trên, việc đầu tiên mẹ cần làm đó là thăm khám bác sỹ sản khoa để đảm bảo rằng thai kỳ của mình vẫn bình thường. Nếu như các dấu hiệu của mẹ gợi ý tới bệnh lý dạ dày bác sỹ sản có thể giới thiệu mẹ thăm khám chuyên khoa tiêu hóa. Tại đây mẹ có thể được làm 1 số xét nghiệm để kiểm tra:
- Nội soi: mặc dù kỹ thuật nội soi khá an toàn nhưng dù sao đây cũng là một thủ thuật xâm lấn nên rất hạn chế đối với phụ nữ mang thai. Rất ít các trường hợp mang thai được chỉ định nội soi, trừ khi đó là các trường hợp nặng, có xuất huyết tiêu hóa hoặc các biến chứng khác. Còn lại hầu như nội soi được trì hoãn cho tới khi mẹ sinh xong em bé.
- Xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp: đó có thể là xét nghiệm máu, test thở, xét nghiệm phân hoặc clotest (nếu nội soi). Trong số các xét nghiệm trên thì khuyến cáo mẹ nên thực hiện test thở C13 vì xét nghiệm này có độ chính xác cao và an toàn. Tại một số cơ sở chưa có điều kiện test thở thì xét nghiệm máu có thể chấp nhận được nếu mẹ chưa từng điều trị tiệt trừ vi khuẩn Hp trước đây. Xét nghiệm phân ít khi được thực hiện ở người lớn do khá bất tiện.
Nhiễm khuẩn Hp khi mang thai có nguy hiểm không?
Một số bà mẹ rất hoang mang và lo lắng khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm Hp dương tính. Thực chất, Hp dương tính có nghĩa là mẹ đang nhiễm một loại vi khuẩn có tên gọi Helicobacter pylori trong dạ dày. Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn Hp không có vấn đề gì về sức khỏe nhưng cũng có khoảng 20% trong số những người nhiễm Hp có thể mắc bệnh lý dạ dày hoặc các bệnh lý khác ngoài đường tiêu hóa. Ở phụ nữ mang thai, mặc dù không phổ biến nhưng vi khuẩn Hp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt chất dinh dưỡng gây thiếu máu, chậm phát triển thai nhi, dị tật ống thần kinh, tiền sản giật, sảy thai…
Hậu quả của nhiễm khuẩn Hp ở phụ nữ mang thai
Vi khuẩn HP có lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai không?
Các nghiên cứu cho thấy trong thời gian mang thai vi khuẩn Hp hầu như không lây nhiễm từ mẹ sang con. Con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp là qua đường tiêu hóa, khi em bé chào đời và tiếp xúc với mẹ. Nguy cơ lây nhiễm khuẩn Hp trong gia đình, đặc biệt là từ mẹ sang con rất cao, chủ yếu xuất phát từ thói quen mớm thức ăn, hôn trẻ của mẹ. Đây là những thói quen không khoa học các mẹ nên bỏ để không chỉ tránh lây nhiễm khuẩn Hp mà còn tránh được nhiều mầm bệnh nguy hại khác cho con.
Cách xử trí khi nhiễm khuẩn Hp trong thai kỳ
Khác với các trường hợp nhiễm khuẩn Hp thông thường, phụ nữ mang thai không sử dụng được phác đồ tiệt trừ Hp do những thuốc trong phác đồ có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Giải pháp tối ưu có lẽ là sản xuất được một loại vaccine phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp ngay từ khi chưa nhiễm Hp, tuy nhiên việc phát triển vaccine phòng ngừa Hp rất khó khăn và các nhà khoa học vẫn đang trên con đường hoàn thiện giải pháp này.
Một giải pháp khác của các nhà khoa học Nhật Bản hiện nay đã được đưa vào ứng dụng trong trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn Hp, sử dụng được cho mọi đối tượng bao gồm cả trẻ em và người lớn đang điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính với H.pylori những chưa có biểu hiện lâm sàng. Loại kháng thể này được đánh giá cao về độ lành tính do không hấp thu vào máu, không ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể và thai nhi. Kháng thể OvalgenHP cũng không hoạt hóa bổ thể nên không gây ra các phản ứng dị ứng, trừ khi mẹ bị dị ứng với trứng gà thì không nên sử dụng sản phẩm.
Một số nghiên cứu lâm sàng tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc cho thấy sử dụng kháng thể OvalgenHP kéo dài có khả năng làm giảm tải lượng vi khuẩn Hp, thậm chí có thể đạt mức âm tính sau 12 tuần sử dụng.
Hi vọng bài viết trên đã đem lại cho các mẹ nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các mẹ một thai kỳ luôn mạnh khỏe!
Diem my says
Minh đang có thai 2 tháng nhung bị bệnh đâu dạ day hp âm tính nên su dụng thuoc gi cho phù hợp
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lý dạ dày khi mang thai đều chưa được điều trị ngay vì các thuốc điều trị có nguy cơ ảnh hưởng tới em bé. Thay vì điều trị thì một số biện pháp khác có thể được áp dụng nhằm giảm triệu chứng, ngăn chặn tiến triển của bệnh trong thời gian này:
Do bạn đau dạ dày không phải do nhiễm khuẩn Hp nên biện pháp giảm triệu chứng đau tạm thời có thể sử dụng thuốc trung hòa acid dịch vị như Yumagel, Gastropulgite trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Tốt nhất khi sử dụng các loại thuốc này bạn phải có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
Ngoài ra bạn nên chú ý xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để khắc phục những triệu chứng đau dạ dày khi mang thai. Bạn tham khảo thêm chi tiết trog bài viết: Đau dạ dày khi mang thai nên xử lý ra sao?
Chúc bạn mạnh khỏe,
Huệ says
Em co thai 9 thang su dung duoc khong
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Sản phẩm GastimunHP chứa thành phần là kháng thể OvalgenHP có tác dụng ức chế đặc hiệu men urease – yếu tố sống còn giúp vi khuẩn HP có thể tồn tại dai dẳng và phát triển ở trong dạ dày. Khi bị bất hoạt men urease, vi khuẩn HP bị suy giảm khả năng thích nghi trong môi trường dạ dày, dần dần sẽ bị acid dịch vị cũng như miễn dịch tự nhiên của cơ thể đào thải
OvalgenHP chỉ tác động lên vi khuẩn HP tại niêm mạc dạ dày, không hấp thu vào máu, không qua hàng rào nhau thai và sữa mẹ nên sản phẩm có thể sử dụng cho mọi đối tượng từ trẻ em, người lớn, phụ nữ có thai và cho con bú.
Chính vì vậy nếu bạn có bệnh lý dạ dày do nhiễm HP nhưng các thuốc điều trị HP đều không có chỉ định trong thai kỳ và khi cho con bú nên giải pháp an toàn là sử dụng kháng thể OvalgenHP với liều tấn công 2 gói/ ngày chia 2 lần sau ăn x 6-12 tuần nhằm giảm dần tải lượng HP về âm tính thông qua đó giúp giảm viêm và giảm nhẹ các biểu hiện bệnh lý dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn thị hồng kiều says
Mình mang thai 7 tuần.dạ dày mình nóng rát.Và hay ợ hơi. Ăn ko tiêu. Tiền sử mình đã từng bị hp cách đây 1 năm và điều trị khỏi. 6 tháng trước mình đã kiểm tra và lại bị viêm
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp đau dạ dày có liên quan tới nhiễm khuẩn HP khi đang mang thai bạn không thể sử dụng các kháng sinh để diệt trừ hoàn toàn vi khuẩn HP vì những thuốc này có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Mục tiêu điều trị trong trường hợp của bạn là kiểm soát triệu chứng và phục hồi phần nào niêm mạc tổn thương, ngăn chặn tiến triển của bệnh. Bạn có thể sử dụng kháng thể kháng HP là OvalgenHP (GastimunHP) với liều 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần để giúp giảm tải lượng vi khuẩn HP và làm lành niêm mạc dạ dày tốt hơn. Kháng thể OvalgenHP là loại kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng gà có thể dùng an toàn cho phụ nữ mang thai, cho con bú.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,