Ung thư dạ dày là một bệnh lý ác tính ở đường tiêu hóa, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của bệnh nhân cũng như sự phối hợp khéo léo giữa các phương pháp điều trị và chế độ ăn uống khoa học hợp lý. Để đảm bảo dinh dưỡng và tăng khả năng hồi phục sức khỏe, một số thực phẩm giàu dinh dưỡng sau sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày.
Nội dung chính
Ung thư dạ dày nên ăn gì?
Đậu phụ
Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, chính isoflavone – một chất có rất nhiều trong đậu nành, có khả năng ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển thành ung thư. Bên cạnh đó, isoflavone còn giúp kiềm chế vi khuẩn HP – thủ phạm chính trong nhiều trường hợp viêm loét dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày.
Đậu phụ là một món ăn dân dã, quen thuộc và rất dễ tìm ở Việt Nam cũng như nhiều nước phương Đông khác. Đây là một chế phẩm thơm ngon từ đậu nành mà chúng ta nên thường xuyên sử dụng để có thể phòng tránh bệnh ung thư dạ dày rất hiệu quả.
Các loại nấm
Có rất nhiều loại nấm giàu dinh dưỡng và dễ chế biến thành những món ăn ngon như nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo… Bên cạnh khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lão hóa; polysaccharide được tìm thấy rất nhiều trong nấm có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kich hoạt các tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư dạ dày. Một số loại nấm được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa mạnh và có hoạt chất tiêu diệt tế bào Ung thư tuy nhiên chưa có thử nghiệm lâm sàng trên người.
Rau củ quả tươi
Các loại rau củ và trái cây tươi luôn là một nguồn dinh dưỡng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Với hàm lượng vitamin, chất khoáng và chất xơ dồi dào, rau củ quả tươi ngon sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống cũng như hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư dạ dày, lý do là bởi lượng đường và các vitamin có trong hoa quả luôn dễ dàng hấp thụ hơn những thực phẩm khác, nhanh chóng đem lại cho bạn một nguồn năng lượng dồi dào.
Bên cạnh đó, người bị ung thư dạ dày nên lựa chọn những thực phẩm giàu sắt và vitamin D. Bơ, trứng, bông cải xanh và sữa không chỉ khiến khẩu phần dinh dưỡng của người bệnh thêm đa dạng, mà còn rất thơm ngon và dễ dàng hấp thu.
Cà chua
Lycopene và renieratene có trong quả cà chua rất tốt trong việc phòng chống ung thư đã được nghiên cứu và kết quả cho thấy trong cà chua có chứa khá lớn lượng chất này. Không những thế cà chua còn có tác dụng trong việc phòng tránh bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Súp lơ
Súp lơ có tác dụng hạn chế sự hình thành các tế bào ung thư và trong súp lơ còn có các nguyên tố vi lượng molipden có khả năng ngăn chặn sự tạo thành dicyclohexylamine nitrate, có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả.
Mầm cải xanh
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản, chỉ với 70g mầm cải xanh mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm, loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
Theo các nhà khoa học, trong mầm cải tươi có chứa nhiều chất sulforaphane, một hóa chất sinh học tự nhiên, sản xuất ra các enzyme chống lại quá trình ô xy hóa, các hóa chất phá hủy DNA và các chất gây viêm sưng.
Theo các nhà khoa học, mầm cải xanh có nhiều chất sulforaphane hơn cả bông cải, khi các nhà khoa học cho 25 người bị nhiễm vi khuẩn trên ăn mầm cải vào thì trong cơ thể họ có đủ lượng enzyme.
Thực phẩm bổ sung
Một số loại thực phẩm chức năng, thực phẩm có bổ sung các chất chống Oxy hóa mạnh như Vitamin C, Vitamin E… được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh do loại trừ các gốc tự do. Tuy nhiên, cho tới hiện nay chưa có loại thực phẩm chức năng nào được chứng minh trên người là có tác dụng tiêu diệt tế bào Ung thư, thường các nghiên cứu chỉ diễn ra trong ống nghiệm, trong khi tương tác của hoạt chất trong cơ thể diễn ra rất khác so với trong ống nghiệm, một môi trường nhân tạo đơn giản. Chính vì vậy, người tiêu dùng cần phải thông thái và sáng suốt khi lựa chọn các loại thực phẩm chức năng để đảm bảo không bị hiểu nhầm về tác dụng sản phẩm cũng như không để mất tiền vô lý cho những sản phẩm không thực sự có hiệu quả.
Một số loại thực phẩm bổ sung có chứa kháng thể giúp loại bỏ vi khuẩn Hp cũng góp phần đáng kể trong quá trình điều trị, loại trừ tác nhân vi khuẩn gây Ung thư dạ dày.
Những lưu ý khi chế biến đồ ăn cho người bệnh ung thư dạ dày
- Khi xào nấu không nên phi hành vàng
- Không bổ sung những món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, tẩm ướp nhiều gia vị, đồ nướng
- Đậu tốt cho người bệnh ung thư dạ dày nhưng không nên chiên rán bởi khi ở nhiều độ cao sẽ rất dễ sản sinh ra những chất gây ung thư.
- Rau củ quả cần mua những loại có nguồn gốc xuất xứ, trong quá trình chế biến, rửa cần lưu ý để tránh làm mất chất dinh dưỡng sẵn có từ nguồn thực phẩm
- Hoa quả cần mua về nhà chế biến, say lấy nước chứ không nên mua ở ngoài các quầy bởi chúng có thể chứa chất bảo quản và chế biến không vệ sinh.
Trong suốt thời gian điều trị bệnh, người bị ung thư dạ dày thường gặp phải các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi… chính vì vậy nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và ăn những món mà bạn yêu thích và cảm thấy ngon miệng nhất. Chúc các bạn luôn vui khỏe và tràn đầy lạc quan để có thể chiến thắng căn bệnh ung thư dạ dày!
Tham khảo thêm: Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?
Theo Gastimunhp.vn