Một nghiên cứu mới đăng trên Đánh giá tổng kế dữ liệu hệ thống Cochrane, Hệ thống đánh giá uy tín nhất thế giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chỉ ra rằng loại trừ vi khuẩn Helicobacter pylori có thể giúp phòng bệnh Ung thư dạ dày.
Những người nhiễm Helicobacter pylori có nguy cơ bị mắc Ung thư dạ dày cao hơn hẳn những người khác.
Mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiễm khuẩn Hp và Ung thư dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori hay vi khuẩn Hp), hiện diện trong dạ dày của khoảng 2/3 dân số, là nguyên nhân chính gây ra loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên, nhiều người mang vi khuẩn này nhưng không có triệu chứng.
“Các kết quả của đánh giá hệ thống lần này đã bổ sung thêm vào các bằng chứng ngày càng gia tăng về việc loại trừ vi khuẩn Hp trong dân số nói chung sẽ giúp phòng tránh Ung thư dạ dày”, đồng tác giả của nghiên cứu, bác sỹ Paul Moayyedi, một giáu sư Y khoa tại Đại học McMaster ở Hamilton, Canada, phát biểu.
Ung thư dạ dày là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra các ca tử vong liên quan tới Ung thư trên toàn thế giới. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), ước tính 10,720 người Mỹ chết mỗi năm do Ung thư dạ dày (con số tương tự vậy ở Việt Nam).
Mặc dù là nguyên nhân dẫn đầu của các ca tử vong trên thế giới, Ung thư dạ dày bắt đầu giảm dần ở nước Mỹ trong một vài thập kỷ trở lại đây. Các bác sỹ cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng trên chủ yếu là do việc sử dụng kháng sinh thường xuyên hơn để tiêu diệt vi khuẩn Hp.
Loại vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt với phác đồ điều trị kháng sinh từ 7 tới 14 ngày, sử dụng kết hợp với các thuốc ức chế acid dạ dày hoặc với Bismuth.
Các nhà nghiên cứu phân tích các kết quả của những thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng so sánh giữa những bệnh nhân được điều trị tiệt trừ H.pylori với các bệnh nhân không được điều trị tiệt trừ H.pylori. Để cho những nghiên cứu đủ điều kiện đánh giá, họ phải theo dõi những người tham gia trong vòng ít nhất hai năm và phát hiện ít nhất 2 người tham gia cuối cùng phát triển thành Ung thư dạ dày.
Trong 6 thử nghiệm đạt các tiêu chí đánh giá, hầu hết các bệnh nhân được điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori bằng cách sử dụng kết hợp kháng sinh với thuốc ức chế acid dạ dày. Tổng cộng, các nhà nghiên cứu đã thu thập được dữ liệu của gần 6,500 người tham gia.
Kết quả phù hợp với những nước có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có 1.6% những người được tiệt trừ vi khuẩn Hp thì phát triển thành Ung thư dạ dày so với kết quả là 2.4% người không được điều trị vi khuẩn Hp bị Ung thư dạ dày.
Do một số lượng nhỏ tử vong trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học không đánh giá được chính xác liệu việc điều trị có làm tăng hay giảm tỷ lệ tử vong do bệnh.
Các nhà nghiên cứu nói rằng mối liên hệ thích hợp giữa vi khuẩn H.pylori và Ung thư dạ dày có thể được giải thích bằng sự thay đổi trong nồng độ vitamin C và các chất chống oxy hóa trong dạ dày gây ra bởi nhiễm khuẩn Hp.
“Chúng tôi cảm thấy đánh giá của chúng tôi mang lại những bằng chứng đầy đủ cho các nước có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao để đưa ra được các đối sách về xét nghiệm và điều trị vi khuẩn Hp trong cộng đồng” bác sỹ Moayyedi kết luận
“Cầ nhiều hơn các nghiên cứu khác để đánh giá tiếp hiệu quả của việc tiệt trừ vi khuẩn Hp, do đó các quốc gia có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao có thể áp dụng các thông tin trên của chúng tôi với quy mô nhỏ trong cộng đồng để theo dõi, xét nghiệm và điều trị vi khuẩn Hp”
Từ các kết quả của nghiên cứu, bác sỹ Moayyedi tin rằng chỉ dẫn quốc tế về kiểm soát nhiễm khuẩn Hp cần phải thay đổi, khi mà càng ngày càng bằng chứng về lợi ích của việc loại trừ vi khuẩn Hp với việc phòng ngừa Ung thư dạ dày càng gia tăng.
“Đánh giá đã nhấn mạnh vào nhu cầu cần thêm các thử nghiệm ở các cộng đồng dân cư khác nhau để cung cấp thêm bằng chứng, và những thử nghiệm nào nên báo cáo cả lợi ích và mặt trái của các phương pháp tiếp cận”
Xem thêm: Cách phòng bệnh Ung thư dạ dày
Friday 24 July 2015
Theo Medical News Today