Vấn đề điều trị các bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp trên trẻ em là một thách thức lớn đối với các bác sỹ hiện nay. Điều trị không hết, tái nhiễm nhiều lần không chỉ là khó khăn của thầy thuốc mà còn đem lại gánh nặng tâm lý không nhỏ cho các ông bố bà mẹ có con mắc bệnh dạ dày liên quan tới nhiễm khuẩn Hp.
Nhằm cung cấp các kiến thức cập nhật về cách xử trí, tư vấn, điều trị đối với trẻ em bị nhiễm khuẩn Hp, ngày 22/4/2018, Công ty dược phẩm Đông Đô đã phối hợp cùng các chuyên gia tiêu hóa nhi đầu ngành tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức hội thảo chuyên đề điều trị nhiễm khuẩn Hp cho các dược sỹ nhà thuốc tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo có sự tham gia của:
- TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn – Phó trưởng bộ môn nhi – ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
- BS. Nguyễn Trọng Trí – Giảng viên Bộ môn nhi – ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
- DS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Giám đốc sản phẩm – Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô
- Cùng hơn 90 dược sỹ chủ các quầy thuốc tại thành phố Hồ Chí Minh
Cho tới thời điểm hiện tại, vai trò của vi khuẩn Hp đối với các bệnh lý, nhất là viêm loét và ung thư dạ dày đã phần nào được làm sáng tỏ. Đặc biệt, con đường gây bệnh của vi khuẩn Hp có liên quan chặt chẽ với thời gian, nhiễm khuẩn Hp càng sớm thì nguy cơ mắc bệnh dạ dày mạn tính và ung thư dạ dày càng cao. Vậy nên hiện nay việc điều trị cho những trẻ nhiễm Hp đã có biểu hiện của bệnh dạ dày được các thầy thuốc rất chú trọng. Tuy nhiên, việc tiệt trừ Hp trên trẻ em rất khó bởi tình trạng kháng thuốc gia tăng, ít kháng sinh lựa chọn, hơn nữa điều trị xong lại tái nhiễm rất nhiều. Những con số mới nhất tại Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy tỉ lệ tiệt trừ Hp thành công với phác đồ đầu tay chỉ đạt 66%, phác đồ có thêm bismuth tỉ lệ thành công cao hơn, nhưng cũng chỉ đạt khoảng 80%.
Do đó mà xu hướng mới trong điều trị của các bác sỹ hiện nay đó là với những trường hợp cần phải tiệt trừ Hp thì sẽ lựa chọn phác đồ mạnh tay để đạt được hiệu quả điều trị cao, tránh phải điều trị nhiều phác đồ gây ra tình trạng kháng thuốc. Tại hội nghị, ThS.BS.Nguyễn Trọng Trí đề cập tới một số biện pháp để nâng cao hiệu quả tiệt trừ Hp như: tăng liều PPI (thuốc giảm tiết acid dạ dày), tăng liều kháng sinh amoxicillin lên gấp 1,5 lần so với liều khuyến cáo, sử dụng phác đồ có bismuth. Tuy nhiên kèm theo đó là những tác dụng không mong muốn gia tăng và bác sỹ, dược sỹ cần giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân để có thể tuân thủ điều trị tốt.
Mặc dù vậy, có một thực tế không thể phủ nhận là trong những năm qua, tình trạng khuẩn HP kháng với hàng loạt kháng sinh ngày càng tăng cao. Nhất là những kháng sinh được sử dụng phổ biến và an toàn cho trẻ như amoxicllin đã ghi nhận tỉ lệ kháng 50% và clarithromycin đã ghi nhận tỉ lệ đề kháng lên tới trên 90% theo một nghiên cứu mới đây tại bệnh viện nhi đồng 1. Năm 2017, tổ chức Y tế thế giới cũng đã liệt vi khuẩn HP vào hàng thứ 6 trong số 12 vi khuẩn kháng thuốc mạnh nhất hiện nay. Trong khi chúng ta chưa thể nghiên cứu được một kháng sinh mới đủ an toàn để điều trị nhiễm khuẩn Hp rộng rãi thì việc tăng liều sử dụng của những kháng sinh chỉ là giải pháp tình thế và có nhiều bất cập như dễ xảy ra tác dụng không mong muốn, gây khó khăn trong việc tuân thủ điều trị.
Chính vì các lý do trên mà các giải pháp hỗ trợ nhằm giúp cho việc tiệt trừ HP đạt được hiệu quả cao hơn là rất cần thiết.
Gastimunhp.vn