Đau dạ dày là một bệnh lý rất thường gặp và ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta. Cảm giác đau râm ran hoặc nóng rát vùng thượng vị, ợ chua… đều là những triệu chứng không hề dễ chịu một chút nào. Liệu đau dạ dày có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ có cho bạn ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày
Đừng coi nhẹ chứng đau dày khi mới chớm, vì nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đây là một bệnh lý rất dễ tái phát và điều trị dứt điểm do rất nhiều nguyên nhân.
Lối sống không khoa học, ăn uống không điều độ, căng thẳng thần kinh và đặc biệt do bị nhiễm vi khuẩn HP thường khiến người bệnh thường phải “sống chung với lũ” có khi đến hết cuộc đời. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến khi bạn bị đau dạ dày như:
Viêm dạ dày mãn tính
Nếu người bệnh chủ quan và không kiên trì chữa dứt điểm bệnh, đau dạ dày có thể chuyển sang thể viêm mãn tính. Một số vị trí đặc biết như môn vị, bờ cong nhỏ, môn vị… thường rất khó hồi phục. Chính vì thế bệnh có thể tiến triển lặng lẽ đến sang các giai đoạn nặng và nguy hiểm hơn.
Xuất huyết dạ dày
Khi có những tổn thương nghiêm trọng, chảy máu là dạ dày là một cảnh báo đáng lo ngại cho tình hình sức khỏe của bạn. Dấu hiệu để nhận biết là đau bụng dữ dội, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen như hắc ín. Lúc này hãy ngay lập tức tìm đến trung tâm y tế nơi gần nhất để được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều, dễ dẫn tử vong.
Thủng dạ dày
Một số trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày nhưng ở dưới dạng “loét câm”, tức là không có biểu hiện ra bên ngoài hoặc rất mơ hồ, không rõ rệt. Bên cạnh đó các bệnh lý khác cũng có thể gây nhầm lẫn trong việc phân biệt các triệu chứng với đau dạ dày. Chính vì thế khi bị thủng dạ dày bệnh nhân thường cảm thấy đau rất dữ dội và đột ngột, cũng như cần được cứu chữa kịp thời để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân.
Ung thư dạ dày
Các triệu chứng ung thư dạ dày cũng khó phân biệt với các bệnh lý khác, nên nhiều người bệnh khi phát hiện ra đã ở giai đoạn muộn. Thông thường các biểu hiện có thể là đau âm ỉ, chướng bụng và buồn nôn.
Bên cạnh đó do ăn không còn ngon miệng, người bệnh sẽ bị thiếu máu, dẫn đến thể trạng gầy sút đi và rất mệt mỏi. Những người đã có tiền sử bị đau dạ dày nên lưu ý đến nguy cơ dễ bị ung thư dạ dày hơn những người bình thường do đã có những tổn thương trên niêm mạc.
Trên đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu người bệnh quá phụ thuộc vào thuốc mà không điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống sao cho khoa học thì bệnh sẽ khó dứt điểm và dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Xem thêm: Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Theo Gastimunhp.vn
Trung says
cho cháu hỏi, cháu năm nay 15 tuổi mà đã bị đau vùng dạ dày, cơn đau không quá đau mà chỉ là âm ỉ khó chịu, cháu phải làm sao bây giờ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý dạ dày. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa uy tín thăm khám để chuẩn đoán chính xác, xác định mức độ nặng nhẹ, nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm. Khi có kết quả thăm khám bạn có thể gửi lại cho chúng tôi cùng với đơn thuốc để nhận được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguyen thi bich ngoc says
Cho e hỏi bị đau bao tử có phải la da day ko ah
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đau dạ dày và đau bao tử là hai cách gọi khác nhau của cùng một bệnh lý. Ở khu vực miền nam thường gọi là đau bao tử, miền bắc gọi là đau dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe
Trang says
Chào bác sĩ !
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline: 0903 294 739 hoặc tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 26 82 nhánh số 2 để được hỗ trợ.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trang says
Chào bác sĩ , cho em hỏi tí mấy hôm nay em thường bị đau bụng nhưng đau âm ỉ thôi chứ k đau giữ dội , em bị đau ở giữa bụng phía trên dún 1 đoạn , vậy em có phải bị đau dạ dày k bác sĩ !
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Dấu hiệu bạn mô tả có gợi ý đến bệnh lý về dạ dày, tuy nhiên bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám kiểm tra chính xác nguyên nhân bệnh lý gì và có chỉ định điều trị phù hợp.
Chúc bạn mạnh khỏe,