Chuối và đu đủ là hai thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giàu vitamin và khoáng chất, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hiệu quả. Tuy nhiên rất nhiều người bị đau dạ dày (đau bao tử) lại e ngại trước hai loại quả này. Thực hư về nỗi lo lắng này ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau.
Giá trị và công dụng chữa bệnh của trái chuối
Chuối khi chín thường có mùi thơm, thịt quả mềm mịn, vị ngọt và là giải pháp bổ sung khẩu phần dinh dưỡng rất tốt. Không những vậy, hoạt chất pectin có trong chuối giúp cân bằng và ổn định hệ tiêu hóa, từ đó giúp cải thiện các vấn đề ở dạ dày. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu trong y học hiện đại chỉ ra rằng, bài thuốc chữa đau dạ dày từ bột chuối xanh có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý như viêm loét dạ dày – tá tràng.
Tuy nhiên, với bài thuốc này, chuối xanh phải được phơi khô ở dưới nhiệt độ thấp rồi đem tán bột mịn mới có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày, giúp bao bọc vết loét và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương của dạ dày. Còn với nhiệt độ thường, hoặc ăn trực tiếp chuối xanh, đặc biệt là ăn lúc đói sẽ khiến bạn có cảm giác cồn cào, khó chịu và thậm chí đau đớn hơn vì nhựa của chuối xanh. Chính vì vậy, để tận dụng được giá trị dinh dưỡng cũng như công dụng chữa bệnh của trái chuối đối với sức khỏe nói chung và bệnh dạ dày nói riêng, bạn nên ăn chuối chín sau khi ăn no để giúp trung hòa axit dạ dày, từ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Đu đủ và bệnh đau dạ dày
Đã từ lâu, đu đủ đã được biết đến như một loại quả thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Trong đu đủ có chứa các loại vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Còn đối với chứng đau dạ dày, trong đu đủ chín có chứa chymopapain giúp tiêu thụ nhanh protein, xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh có tác dụng kích thích tiêu hóa tốt hơn, giảm triệu chứng khó tiêu và có tác dụng nhuận tràng.
Cũng giống như trái chuối, bạn không nên ăn đu đủ xanh khi bị đau dạ dày do trong đu đủ xanh có rất nhiều nhựa, bao gồm cả chất papain. Chất này có thể ăn mòn niêm mạc dạ dày, dẫn đến những cơn đau và loét dạ dày. Bên cạnh đó lượng chất xơ dồi dào có trong đu đủ cũng kích thích dạ dày phải co bóp nhiều, chính vì vậy bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải để tránh gây buồn nôn và khó chịu.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng rằng đã cung cấp được cho các bạn những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi: “Đau dạ dày có nên ăn chuối và đu đủ hay không”. Chúc các bạn sức khỏe!
Theo Gastimunhp.vn tổng hợp
Hồng Vân says
Bác ơi, em đi nội soi, em bị viêm hang vị và sung huyết tá tràng, toa thuốc : Esomeprazol 40 mg , ngày uống 2 lần, Banitase, ngày uống 3 lần, levosulprid 50 ngày uống 2 lần, scrafate gel, ngày uống 2 lần. Uống trong vòng 1 tháng, mà em uống hết 1 tháng rồi sao tình trạng bệnh em kg thuyên giảm. Bác tư vấn giúp em với. Em có nên đi nội soi lại không,
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của bạn tổn thương ở vùng đáy dạ dày nên khả năng lớn là có nhiễm khuẩn Hp. Trong trường hợp đã sử dụng các loại thuốc điều trị trên mà không hiệu quả, bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa uy tín để xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp sau khi đã ngừng thuốc đủ 2 tuần. Trường hợp nhiễm Hp bạn cần sử dụng phác đồ diệt trừ vi khuẩn Hp để chữa dứt điểm bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Bùi quyết says
Tôi bị viêm teo dạ dày! Xin bs tư vấn giúp về chế độ ăn uống giúp bệnh đỡ hơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn Quyết,
Viêm teo niêm mạc dạ dày là 1 tình trạng bệnh mạn tính, khi các tế bào tuyến biểu mô dạ dày bị teo hoặc mất đi. Đây là một bước quan trọng trong tiến trình mắc ung thư dạ dày (viêm dạ dày -> viêm teo niêm mạc dạ dày -> dị sản ruột -> loạn sản ruột -> ung thư dạ dày). Khi đã có viêm teo dạ dày thì rất khó để niêm mạc hồi phục lại khỏe mạnh như ban đầu, tuy nhiên mục tiêu điều trị quan trọng nhất là ngăn chặn tiến triển của bệnh và phòng ngừa ung thư dạ dày. Do đó bên cạnh chế độ ăn bạn lưu tâm đặc biệt tới các vấn đề:
– Tiệt trừ Hp nếu có nhiễm: Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn chặn tiến triển của bệnh sang ung thư dạ dày. Trường hợp nếu cần tiệt trừ HP bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm kháng thể kháng HP là GastimunHP sử dụng phối hợp cùng phác đồ điều trị để nâng cao hiệu quả tiệt trừ Hp và sử dụng nhắc lại sau điều trị để phòng ngừa tái nhiễm. Một số bằng chứng cho thấy tiệt trừ Hp có thể giúp đảo ngược tiến trình của viêm teo niêm mạc dạ dày và ngăn chặn nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
– Thăm khám định kỳ 2 năm 1 lần để theo dõi, tầm soát sớm.
Về chế độ ăn uống bạn lưu ý tránh ăn thực phẩm muối chua, đồ hun khói, hạn chế ăn thịt đỏ, bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C, caroten.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Đỗ Anh Tú says
Chào chuyên gia ạ. Tôi 32 tuổi. T mới đi nội soi và chụp XQ bác sĩ kết luận Viêm niêm mạc hang vị dạ dày và viêm đại tràng co thắt.T cũng đã uỗng thuốc cả tây y và Đông y nhưng thi thonagr vẫn đau.Xin hỏi Chuyên gia bệnh của tôi ở mức độ nào có nguy hiểm k và cách ddieuf trị cũng như chế độ ăn thế nào ạ.Chân thành cảm ơn ạ!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh lý viêm dạ dày, viêm đại tràng không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị tốt vẫn có khả năng xảy ra các biến chứng như thủng, loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Vì vậy bạn cần điều trị sớm, điều trị dứt điểm. Đối với bệnh lý viêm dạ dày, việc sử dụng thuốc điều trị như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể: nhiễm khuẩn Hp, do căng thẳng hay do sử dụng thuốc, chế độ ăn…Bạn hãy gửi lại cho chúng tôi chi tiết xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp và đơn thuốc bạn đã sử dụng để chúng tôi có thông tin tư vấn cho bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thuy linh says
Bs si cho hoi con di noi soi bs noi viem hag vi sug huyet vay co nen an du du k dieu tri 1thag rui van chua khoi
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn có thể ăn đu đủ khi có bệnh lý dạ dày tuy nhiên bạn nên chú ý cần ăn đu đủ chín tránh ăn đu đủ còn xanh vì có thể gây tăng co bóp dạ dày . Ngoài ra bạn nên chú ý tránh ăn những thức ăn chua, cay, đồ uống có ga, các chất kích thích như chè, cà phê,…
Để điều trị bệnh lý dạ dày có hiệu quả bạn nên chú ý tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định kết hợp xây dựng chế độ ăn uống theo khoa học nhằm điều trị có hiệu quả tốt nhất.
Không rõ bạn có bệnh lý dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP không? Bạn có thể gửi lại đơn thuốc để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Viên Mỹ Linh says
Bị HP có được ăn chuối và đu đủ ko
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bé có thể ăn đu đủ được nhưng nên ăn quả chín chứ không ăn quả xanh. Đối với chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng, nhưng có chứa pectin có thể phản ứng với acid dịch vị gây ra triệu chứng khó chịu ở một số bệnh nhân viêm loét dạ dày. Trường hợp bé ăn chuối không thấy đau bụng hoặc khó chịu thì có thể ăn bình thường, nếu cảm thấy khó chịu sau mỗi lần ăn thì không nên tiếp tục ăn loại trái cây này.
Chúc bạn mạnh khỏe,