Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã tìm thấy bằng chứng giải thích tại sao vi khuẩn H.pylori (Hp) gây loét dạ dày lại có làm tăng nguy cơ Ung thư dạ dày cao hơn hẳn so với trường hợp không loét dạ dày. Hóa ra, vi khuẩn Hp có thể sử dụng các tế bào quanh dạ dày để bảo vệ chúng khỏi hệ miễn dịch cơ thể.
Xem chi tiết: Vi khuẩn Hp là gì ?
Vi khuẩn Hp là tác nhân nhóm 1 gây Ung thư dạ dày (WHO)
Tỷ lệ nhỏ người nhiễm Hp bị chuyển thành Ung thư dạ dày
Helicobacter pylori (Hp) là loại vi khuẩn có tác động tới sức khỏe con người phổ biến nhất trên thế giới. Chúng gây ra các bệnh dạ dày như viêm dạ dày – tá tràng, loét dạ dày – tá tràng, và Ung thư dạ dày. Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ nhất định (khoảng 1%) tiến triển thành Ung thư dạ dày, điều này thôi thúc các nhà nghiên cứu tìm kiếm nguyên nhân chuyển hóa từ loét dạ dày tới Ung thư dạ dày.
Cag A là độc tố gây Ung thư mạnh ở vi khuẩn Hp
Một chủng vi khuẩn Hp có Cag A (+) làm tăng nguy cơ gây bệnh, chúng có chứa một loạt protein cho phép chúng chuyển proteins của vi khuẩn vào trong tế bào dạ dày người ngay sau khi chúng bám được vào viền dạ dày. Tương tác này giữa vi khuẩn và tế bào dạ dày là nhân tố quyết định dẫn tới tổn thương mạn tính.
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã điều tra chủng vi khuẩn Hp có Cag A (+) trên mô hình chuột gây nhiễm Hp và tìm thấy protein Cag E có thể kích hoạt một thụ thể là DAF, sau đó thụ thể DAF giúpu loại bỏ các protein miễn dịch quanh đó, do đó bảo vệ vi khuẩn Hp khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch.
Tóm lại, vi khuẩn Hp sử dụng thụ thể DAF ở tế vật chủ mà chúng xâm nhập được như một vệ sỹ để bảo vệ chúng khỏi hệ miễn dịch. Các nhà khoa học cuãng cho rằng, khi vi khuẩn tiếp tục kích hoạt thụ thể DAF, chúng tạo ra một môi trường viêm nhiễm mạn tính, dai dẳng và dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Trịnh HoàiThương says
chào bác sĩ
em có người thân có triệu chứng hay bị nôn ọe vào sáng sớm cách đây cũng mấy năm. nhưng cách đây mấy ngày sáng napf cũng bị đau bụng đại tiện nhiều lân, sau đó có ra mua thuốc uống mà ko khỏi. hiện nay cơ thể rất mệt mỏi, suy nhược. bác sĩ có thể tư vấn bệnh lý và chữa trị như thế nào ko ạ,
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Hiện tượng bạn mô tả có thể gợi ý bệnh lý tại khu vực dạ dày, đại tràng. Bạn nên khuyên người thân tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe,
như says
cơ chế của bệh ung thư dạ dày là sao ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi quá rộng và phức tạp nên chúng tôi không thể trả lời cho bạn một cách chi tiết trong phần hỏi đáp. Ung thư dạ dày xảy ra khi có sự bất trong DNA của tế bào, các tế bào liên tục phát triển mà không chết đi theo chu trình, cũng không còn thực hiện được chức năng bình thường của tế bào, dễ bị hoại tử. Có nhiều yếu tố có thể dẫn tới ung thư dạ dày, trong đó yếu tố quan trọng nhất là nhiễm khuẩn Hp, yếu tố di truyền, môi trường.
Hi vọng thông tin chúng tôi cung cấp hữu ích với bạn. Nếu cần tư vấn thêm bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0903 294 739 hoặc tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 26 82 nhánh số 2.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trần hồ nam says
Tôi bị ung thư dạ dày, đã mổ cắt bán phần trên. Hiện bs chỉ định hóa trị dự phòng eox 3ck. Tôi chưa rõ phác đồ này. Bs cho hỏi phác đồ này dùng thuốc gì, lịch vào hóa chất cụ thể ra sao? Cám ơn!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Phác đồ hóa trị EOX cụ thể gồm các thuốc: Epirubicin, Oxaliplatin, Capecitabine.
Quá trình hóa trị như sau:
Epirubicin 50 mg/m2 TTM N1 + Oxaliplatin 130 mg/m2 TTM N1 + Capecitabine 625 mg/m2 uống ngày 2 lần N1 -21, mỗi 21 ngày, chu kỳ 1-3 trước và 4-6 sau phẫu thuật.
Chúc bạn mạnh khỏe.