Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người, chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và đặc biệt với những người mắc bệnh dạ dày, ung thư dạ dày. Chính vì vậy người mắc bệnh ung thư dạ dày cần có chế độ ăn uống hợp lý vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể vừa tốt cho quá trình điều trị bệnh. Hãy cùng tôi điểm qua chế độ dinh dưỡng cho bệnh Ung thư dạ dày.
Nội dung chính
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh Ung thư dạ dày
Đậu phụ
Đậu phụ là món ăn dân dã, quen thuộc, bổ sung nguồn protein thực vật cho cơ thể. Đậu phụ làm giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Theo nghiên cứu gần đây của các chuyên gia, ăn đậu phụ thường xuyên có thể giảm đến 90% nguy cơ mắc bệnh Ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP là thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày và dẫn đến Ung thư dạ dày. Vì vậy biện pháp để kiềm chế vi khuẩn HP là rất cần thiết. Các nhà khoa học đã tìm ra isoflavone – chất có nhiều trong đậu nành có tác dụng kiềm chế vi khuẩn HP và có khả năng ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển thành ung thư.
Đậu phụ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, những người mắc bệnh dạ dày và đặc biệt là Ung thư dạ dày cần tránh những thực phẩm chiên, rán giòn nhiều dầu mỡ. Tốt nhất ta nên dùng đậu phụ tươi, làm các món hấp, luộc, hầm… để đảm bảo cho sức khỏe.
Các loại nấm
Nấm giàu chất ding dưỡng và được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Có rất nhiều loại nấm như nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo… không còn xa lạ với chúng ta. Trong nấm có nhiều chất polysaccharide có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân Ung thư dạ dày. Trong nấm có thêm selen và vitamin D tăng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thêm nấm vào thực đơn món ăn gia đình vừa giúp phòng trừ bệnh ung thư dạ dày lại tăng cường dưỡng chất, sức đề kháng cho cơ thể.
Rau củ quả tươi
Rau củ quả tươi dồi dào hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp tăng cường chất đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Rau củ quả tươi vừa giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể lại đẩy lùi được bệnh tật.
Ngoài ra, người bị ung thư dạ dày nên ăn những loại thức ăn mềm như: cháo, cơm nát, bánh mỳ, bánh quy… những thực phẩm giàu sắt và vitamin D, bơ, trứng, bông cải xanh và sữa. Khoai tây, khoai sọ, khoai lang luộc chín kỹ hoặc hầm nhừ dạng súp. Những loại thức ăn này không chỉ đa dạng khẩu phần dinh dưỡng của người bệnh mà còn rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Bên cạnh việc kết hợp những món ăn tốt cho bệnh Ung thư dạ dày cùng với việc điều trị thì bệnh nhân cũng cần hạn chế những đồ ăn sau để cho quá trình điều trị, phòng tránh được hiệu quả hơn:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán: cánh gà rán, đùi gà rán, xúc xích, nem chua… Vì vậy bạn cần hạn chế hoặc kiêng hẳn để dạ dày khỏe mạnh hơn.
- Những món ăn quá chua, cay: ớt, tiêu, cóc, xoài, mơ… và đặc biệt là ăn nhiều dưa muối, cà muối có nguy cơ gây Ung thư dạ dày cao.
- Đồ ăn hộp, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều chất bảo quản, nhiều hương liệu gia vị (đồ nướng)
- Từ bỏ thói quen rượu, bia, cafe, những loại đồ uống có cồn gây hại đến niêm mạc dạ dày.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Ung thư dạ dày cần được duy trì và thực hiện điều độ sẽ phần nào làm giảm bớt tình trạng khối u và tác động tốt đến quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao hơn.
Bạn đọc tham khảo thêm: Thực phẩm chống Ung thư dạ dày và thực phẩm gây Ung thư dạ dày
Gastimunhp.vn sưu tầm
Nguyễn khánh huyền says
dạ thưa bác sĩ người bị ung thư dạ dày có uống được bột sắn dây không ah
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh nhân có thể sử dụng được bột sắn dây.
Chúc bạn mạnh khỏe,
hương says
minh muốn hỏi chế độ ăn uống dành cho người bệnh ung thư
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh ung thư ảnh hưởng nhiều đến tình trạng dinh dưỡng. Khi người bệnh bị suy dinh dưỡng quá nặng sẽ giảm sức đề kháng, thể lực, chức năng tâm thần… dẫn đến hiệu quả điều trị không cao, tuổi thọ ngắn hơn những bệnh nhân lạc quan và có chế độ dinh dưỡng tốt.
Thực chất kể cả khi cơ thể bị suy dinh dưỡng thì các tế bào ung thư vẫn tiếp tục tăng sinh và phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh và là nguyên nhân chính gây tử vong.
Ngược lại, dinh dưỡng phù hợp không chỉ cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất cần thiết như protein, glucose, lipid, các axit amin và chất khoáng… để duy trì và cải thiện tình trạng dinh dưỡng mà còn nâng đỡ chức năng miễn dịch của cơ thể và cải thiện chất lượng sống.
– Chế độ ăn uống đa dạng, ăn thành nhiều bữa trong ngày. Chọn thức ăn giàu năng lượng như sữa, thịt nạc, cá biển, trứng, duy trì bữa ăn giàu vitamin và khoáng chất có trong rau xanh và trái cây, tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Uống đủ 2 lít nước/ngày. Chăm chỉ vận động (đi bộ), tránh nằm ủ rũ, mệt mỏi, chán nản để tránh stress và teo cơ.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Lê thị ngọc hân says
Bệnh k dạ dày có uống bột sắn dây được ko ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn có thể sử dụng bột sắn bình thường.
Chúc bạn mạnh khỏe,