Do tình hình HP kháng thuốc ngày càng gia tăng nên gần đây, Bismuth được đưa vào các phác đồ diệt trừ HP nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu tâm về những tác dụng phụ của loại thuốc này.
Bismuth là gì?
Bismuth là một kim loại nặng (kí hiệu là Bi), được sử dụng làm thuốc dưới dạng muối như Tripotassium dicitrato bismuthate (biệt dược Ducas), Bismuth subcitrat (biệt dược Trymo), Bismuth subsalicylate (biệt dược Ulcersep)…
Thuốc chứa Bismuth thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy, loét dạ dày và diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp). Bismuth được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dựa theo độ tuổi, tình trạng bệnh và đặc biệt phải có sự hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân bị suy thận.
Phác đồ diệt HP chứa bismuth
Nếu như trước đây, phác đồ diệt HP đầu tay theo khuyến cáo của Hội khoa học tiêu hóa Việt Nam (2013) sử dụng phác đồ 3 thuốc (1 thuốc PPI + 2 kháng sinh là Amoxicllin + Metronidazole/Clarithromycin) thì cho tới thời điểm hiện tại, phác đồ này có hiệu quả tiệt trừ HP rất thấp (khoảng 35 -70%) do tình trạng đề kháng Clarithromycin và Metronidazole tăng cao. Chính vì vậy trong các hướng dẫn điều trị mới nhất hiện nay như Hướng dẫn của Hiệp hội tiêu hóa gan mật thế giới, Đồng thuận châu Á Thái Bình Dương đều khuyến cáo sử dụng phác đồ chứa Bismuth là phác đồ đầu tay. Theo các nghiên cứu, tỉ lệ diệt trừ Hp thành công của các phác đồ này khá cao, trên 90%.
Các phác đồ chứa Bismuth có thể bao gồm:
- Phác đồ 4 thuốc chứa Bismuth: PPI + Bismuth + Tetracyclin + Metronidazole
- Phác đồ 4 thuốc cải tiến: PPI + Bismuth + Amoxicilin + Metronidazole
Ngoài ra, phác đồ bộ 3 diệt HP chứa Levofloxacine (PPI + Amoxicliin + Levofloxacine) vốn dĩ được dùng là phác đồ diệt HP lần 2 sau khi phác đồ đầu tay thất bại thì hiện nay cũng cho thấy hiệu quả điều trị chỉ đạt còn 60-80%. Do đó trong một số nghiên cứu, các bác sĩ đã sử dụng thêm Bismuth vào phác đồ này cho hiệu quả diệt HP đạt trên 90%.
Tuy nhiên, vấn đề trở ngại lớn nhất khi sử dụng các phác đồ có chứa Bismuth đó là tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ được phác đồ không cao do các nguyên nhân:
-
- Thuốc chia làm nhiều lần uống trước ăn, sau ăn; phải uống 4 cữ thuốc/ngày nên nhiều bệnh nhân bị quên thuốc hoặc uống không đúng thời gian.
- Tác dụng phụ của phác đồ điều trị: tổng hợp các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, có tới gần 70% bệnh nhân gặp tác dụng phụ khi sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth để diệt trừ Hp.
Tác dụng Phụ | % | Tác dụng phụ | % |
Mệt mỏi | 49.1% | Khó ngủ | 19.6% |
Buồn nôn | 36.3% | Chóng mặt | 17.4% |
Đau đầu | 16.9% | Táo bón | 8.7% |
Bảng 1: Tỉ lệ gặp tác dụng phụ khi sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth (Vũ Văn Khiên, Tạp chí khoa học tiêu hóa VIệt Nam – Tập X – Số 65 -2021)
Cẩn trọng khi sử dụng Bismuth
Bên cạnh những tác dụng phụ thường xảy ra như mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, phân đen, lưỡi đen…như đã đề cập ở trên thì có 2 tác dụng phụ mà người dùng đặc biệt phải chú ý đó là Bismuth có thể gây độc tính trên thần kinh và độc tính trên thận.
Thế giới đã ghi nhận trường hợp bị bệnh não, suy thận sau khi sử dụng Bismuth hàm lượng cao trong thời gian kéo dài. Chính vì vậy, loại thuốc này chỉ được dùng ở liều thấp và không được dùng kéo dài.
Tại châu Âu, Bismuth chỉ được phép sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Thuốc cũng không được sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú.
Tại Việt Nam, Bismuth vẫn được dùng trong phác đồ diệt HP ở trẻ em. Khi trẻ dưới 12 tuổi có chỉ định sử dụng loại thuốc này, các phụ huynh nên thảo thật kĩ càng với các bác sĩ về một số vấn đề như: có nhất thiết phải diệt trừ HP cho trẻ ngay hay không; có phương pháp nào hỗ trợ tăng cường hiệu quả phác đồ điều trị thay vì sử dụng Bismuth hay không; những tác dụng phụ có thể gặp và cách xử trí.
Một số đối tượng khác nên cẩn trọng khi sử dụng Bismuth đó là người có tiền sử xuất huyết tiêu hóa vì Bismuth có thể gây tình trạng phân đen, dễ nhầm lẫn với triệu chứng xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân suy thận cần báo với bác sĩ về tiền sử bệnh để hiệu chỉnh liều phù hợp.
Biện pháp tăng hiệu quả điều trị diệt HP và giảm tác dụng phụ của phác đồ điều trị
Có một số mẹo nhỏ người bệnh có thể áp dụng để giảm bớt phần nào tác dụng phụ khó chịu của thuốc:
- Sử dụng thêm probiotics để giảm bớt tình trạng rối loạn tiêu hóa do kháng sinh như đi ngoài, buồn nôn, đầy bụng, đau bụng…
- Uống thuốc đúng giờ: thuốc giảm tiết acid dạ dày trước ăn 30-60 phút và kháng sinh uống sau ăn để giảm bớt tình trạng mệt mỏi.
- Uống thêm nhiều nước
- Tình trạng miệng đắng, vị kim loại khó chịu có thể khắc phục bằng cách nhai các loại kẹo ngọt và hương vị đậm (kẹo bạc hà, kẹo trái cây)
- Có chế độ ăn phù hợp, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể
Để tăng hiệu quả diệt trừ HP và làm giảm bớt một phần tác dụng phụ của phác đồ điều trị, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Miễn dịch Gifu, Nhật Bản đã phát triển dòng sản phẩm phối hợp kháng thể OvalgenHP và lợi khuẩn Lactobacillus johnsonii No.1088. Kháng thể OvalgenHP do Viện nghiên cứu Miễn dịch Gifu Nhật Bản vốn đã nổi tiếng và được nhiều người biết tới với khả năng ức chế đặc hiệu và giảm tải lượng vi khuẩn HP; với những công trình nghiên cứu lâm sàng được tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản.
Trải qua một chặng đường nghiên cứu, tìm tòi tiếp theo, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra chủng lợi khuẩn Lactobacillus johnsonii No.1088 (LJ1088) phân lập được từ dạ dày của người Nhật Bản khỏe mạnh, có các đặc tính có lợi như giúp giảm tiết acid dịch vị, phá hủy cấu trúc tế bào vi khuẩn HP và cải thiện hệ vi sinh có lợi ở đường ruột. Các nghiên cứu trên in vitro và in vivo chỉ ra, khi phối hợp kháng thể OvalgenHP và lợi khuẩn LJ1088 thì hiệu quả thải trừ Hp tăng lên rất đáng kể.
Hình ảnh trên kính hiển vi cho thấy OvalgenHP phối hợp cùng LJ1088 dạng chết do nhiệt giúp phá hủy hoàn toàn vi khuẩn HP
Bên cạnh tăng hiệu quả diệt HP, lợi khuẩn LJ1088 còn có thể sử dụng phối hợp cùng phác đồ diệt HP nhằm giảm rối loạn tiêu hóa và giảm phản ứng tăng tiết acid dạ dày hồi ứng sau khi ngưng phác đồ điều trị.
Chế phẩm phối hợp OvalgenHP và LJ1088 dạng chết do nhiệt đã được nhập khẩu về Việt Nam từ năm 2019, là công cụ hỗ trợ hữu hiệu giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn HP, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu bạn quan tâm, có thể tìm hiểu thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY.
Minh Luan says
Dạ cho e hỏi sau khi e đã uống thuốc trị Hp 14 ngày thì e có cần uống thuốc gì thêm không ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Sau khi sử dụng hết phác đồ diệt HP, tùy từng trường hợp mà có thể phải uống thêm hoặc không uống thêm thuốc. Chẳng hạn trong trường hợp bị viêm loét dạ dày thì bạn vẫn cần dùng thêm các thuốc điều trị viêm loét. Bạn nên tái khám để bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,