Axit dạ dày là chất xúc tác quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hoá thức ăn trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó khiến axit tích tụ nhiều quá mức cần thiết sẽ gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày và là nguyên nhân gây ra các căn bệnh về dạ dày. Chính vì thế cần có biện pháp làm ổn định lượng axit dạ dày, tránh dư acid dạ dày. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số “phương thuốc” sẵn có giúp làm giảm axit hiệu quả tại nhà!
Có nhiều nguyên nhân gây dư thừa axit trong dạ dày như: trào ngược axit cấp, như những ai bị béo phì, uống rượu quá nhiều, hút thuốc lá, ăn nhiều dầu mỡ, ăn quá cay và hay ăn vặt… Phụ nữ mang thai cũng có thể là nạn nhân của chứng trào ngược axit.
Bệnh dư axit dạ dày thể hiện bằng những triệu chứng sau: ợ chua, chua miệng, đầy hơi… do dạ dày chứa quá nhiều axit. Nếu bệnh dư axit dạ dày để lâu ngày, không chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến loét bao tử, xuất huyết dạ dày. Dưới đây là một số thực phẩm làm giảm lượng axit tích tụ trong dạ dày.
Nội dung chính
1. Giảm axit dạ dày bằng sữa
Như các bạn đã biết, trong sữa có chứa nhiều lượng canxi rất tốt cho xương và cơ thể nói chung. Bên cạnh đó, lượng canxi này cũng đồng thời là một chất khoáng chất kiềm có tác dụng trung hòa acid khi tiếp xúc. Nhờ đó, sữa được coi là một giải pháp khắc phục tốt cho tình trạng tăng lượng axit trong dạ dày. Uống sữa cũng có thể ảnh hưởng đến pH tổng thể của cơ thể và có thể chống lại bất kỳ axit tồn tại bên ngoài các bức tường của dạ dày của bạn.
2. Trà hoa cúc
Trà thảo dược được coi là một trong các loại trà tốt nhất để sử dụng trong cuộc chiến chống lại acid dạ dày. Trà thảo dược có tác dụng làm dịu axit trong dạ dày và hạn chế tiết axit dạ dày. Vì vậy, việc nhâm nhi một tách trà hoa cúc mỗi ngày là giải pháp đơn giản giúp bạn làm dịu axit trong dạ dày và hạn chế tiết axit dạ dày.
Một điều lưu ý rằng: Không nên uống trà quá nóng vì điều này có thể kích hoạt sản xuất axit dạ dày nhiều hơn.
3. Kẹo gừng giúp giảm axit dạ dày
Gừng được biết đến như một thảo dược có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả. Kẹo gừng được các bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp làm giảm axit trong dạ dày, giảm đau bụng hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.
4. Trung hòa axit dạ dày bằng táo
5. Hạnh nhân
Những cách làm giảm axit dạ dày thực sự là đơn giảm và dễ dàng thực hiện có đúng không ạ? Vậy tại sao bạn không thử áp dụng và chọn cho mình cách hiệu quả và thích hợp nhất cho bản thân. Chúc bạn xua tan nỗi lo dư thừa axit trong dạ dày nhé!
Theo GastimunHP tổng hợp
Phương thúy says
Con tôi được 3.5 tuổi bị trào ngược dà dày từ nhỏ. Giờ có nội soi dạ dày. Kl bé bị loét thực quản viêm dạ dày. Giờ cháu bị dư axit dạ dày quá nhiều nên tình trạng không ăn không uống được. Thức ăn không tiêu hóa. Bị đi phân lõng. Nôn nhiều lần trong ngày. Mong giúp tôi giảm độ axit trong dạ dày con tôi với ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của bé bệnh lý khá nặng và cần tìm hiểu chuyên sâu xem nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa acid đó là gì? Các nguyên nhân có thể gây dư thừa acid bao gồm:
– Do yếu tố thần kinh điều khiển nhu động đường tiêu hóa thông qua các đám rối ở ruột bị rối loạn. Thức ăn cùng dịch dạ dày tháo rỗng quá chậm có thể là nguyên nhân gây dư thừa acid tại dạ dày, bị đẩy ngược lên trên gây viêm loét thực quản.
– Hội chứng Zollinger – Elison
– Nhiễm khuẩn Hp
– Do cấu tạo dạ dày bất thường.
Để điều trị cần sử dụng thuốc chuyên biệt, hoặc can thiệp bằng phẫu thuật tùy theo nguyên nhân cụ thể. Bạn nên đưa con tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhi tuyến trung ương để được thăm khám và điều trị tốt.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Pham ngoan says
Cho e hỏi e bị trào ngược da day nhung e dang mang thai 19 tuần. Có cách nào để bớt ợ chua và khó tiêu k ah, e an dc it, k an chua cay…e cam on
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ trước khi mang thai bạn có tiền sử bệnh lý dạ dày hoặc bị viêm thực quản do trào ngược dạ dày không? Trong một số rất ít trường hợp có bệnh lý nặng, nguy cơ biến chứng cao thì bạn cần được điều trị với thuốc để đảm bảo sức khỏe trong thời gian mang thai. Do đó nếu có tiền sử bệnh nặng bạn cần tới gặp bác sỹ để thăm khám.
Trường hợp trào ngược chỉ xuất hiện khi bắt đầu mang thai thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Để hạn chế phần nào các triệu chứng bạn có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn ít một. Tránh các thực phẩm có thể tăng sinh hơi, tăng phản ứng trào ngược như sô cô la, đô chua cay, đồ uống có gas, đồ ăn lạnh, cứng…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
Phan lan says
E muon hoi
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ cho chúng tôi theo số 0903 294 739/ 0986 316 151
Chúc bạn mạnh khỏe,
dương says
muốn trị dứt điểm bệnh đau dạ dày
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc sử dụng thuốc như thế nào cho hiệu quả sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn, nếu bạn bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP thì cần sử dụng thuốc ức chế tiết dịch acid dạ dày và các loại kháng sinh để diệt vi khuẩn HP. Trường hợp diệt HP bị thất bại nhiều lần, HP kháng kháng sinh bạn tham khảo sử dụng kết hợp với kháng thể kháng HP của Nhật Bản là OvalgenHP, liều dùng 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn trong 4 tuần.
Nếu đau dạ dày do stress thì ngoài thuốc giảm tiết acid dạ dày, bao bọc niêm mạc dạ dày thì cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và đôi khi còn cần tới các thuốc giải lo âu, thuốc an thần.
Do đó trước tiên bạn cần tới khám trực tiếp tại 1 cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa uy tín để kiểm tra mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Khi có kết quả thăm khám và đơn thuốc bạn có thể gửi lại cho chúng tôi để nhận được những tư vấn tiếp theo.
Chúc bạn mạnh khỏe,