Căn bệnh dạ dày đang ngày càng trở nên phổ biến và gia tăng nhanh ở nước ta. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày chủ yếu là do sự tích tụ dần dần của những thói quen xấu gây hại sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. Chính vì vậy bên cạnh các biện pháp điều trị bạn cũng cần phải từ bỏ những thói quen sinh hoạt xấu để bảo vệ cho dạ dày luôn khỏe mạnh nhé.
Nội dung chính
10 thói quen sinh hoạt làm khổ dạ dày
1. Ăn uống không đúng giờ
Công việc bận rộn khiến bạn quên ăn quên uống, chỉ đến khi thấy bụng sôi sùng sục mới vội ăn thật nhiều để xua tan cơn đói là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến sức khỏe dạ dày bạn. Bạn nên biết dạ dày là một cơ quan rất tuân thủ “thời gian biểu”. Khi axít dạ dày và enzim có trong dịch vị không có thức ăn trung hòa, sẽ tự tiêu hóa chính niêm mạc dạ dày, gây hư hại niêm mạc dạ dày, đặc biệt là tại thời điểm dịch vị tiết ra ở mức nhiều nhất. Do đó, nếu bạn ăn uống không đúng giờ sẽ dễ mắc các căn bệnh về dạ dày.
Đây không chỉ là thói quen xấu gây nên bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày mà nó còn là nguyên nhân khiến cơ thể bạn không hấp thu tối đa các dưỡng chất có trong thức ăn, nhịp sinh học cơ thể rối loạn dần dần gây nên các biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe nữa đấy.
2. Ăn quá nhiều vào buổi tối
Việc ăn tối quá no hoặc ăn đêm trước khi đi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây béo phì mà còn ép đường ruột của bạn làm việc quá tải, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần điều này sẽ dẫn đến các căn bệnh như viêm, loét dạ dày.
3. Ăn uống không vệ sinh
Việc ăn uống không vệ sinh rất dễ khiến bạn mắc các căn bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn… Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh dạ dày mãn tính, lây nhiễm qua đường ăn uống không vệ sinh. Helicobacter pylori ký sinh trong niêm mạc dạ dày và tá tràng, gây viêm niêm mạc, dẫn đến các căn bệnh dạ dày. Nó cũng tồn tại trong khoang miệng và nước bọt của người mắc bệnh. Do đó, không ăn uống chung đụng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm loại vi khuần này. Đặc biệt, điều này càng phải được chú trọng hơn, nếu trong nhà bạn có người mắc bệnh viêm loét dạ dày.
4. Dạ dày bị lạnh
Dạ dày là cơ quan rất mẫn cảm với khí hậu và nhiệt độ bên ngoài. Khi cơ thể chúng ta bị lạnh, dạ dày sẽ co thắt, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn, tiêu chảy…
Thông thường chúng ta chỉ chú ý phòng lạnh giữ ấm vào đông, mà không biết được ngay cả trong mùa hè, việc ăn uống đồ lạnh hoặc ngồi lâu dưới môi trường điều hòa cũng có thể khiến cho dạ dày bị lạnh mà ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Khi ăn các thức ăn lạnh sẽ khiến cho các mạch máu trong dạ dày co lại làm giảm chức năng co bop và tiết men tiêu hóa thức ăn.
5. Mệt mỏi quá sức
Dù là lao động thể chất hay tinh thần, thì làm việc quá tải cũng sẽ khiến bạn mệt mỏi quá sức. Điều này không chỉ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, mà còn làm suy yếu chức năng phòng ngự của niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến việc dạ dày bị mất cân bằng chức năng bài tiết do không được cấp đủ máu, khi dạ dày dư thừa axít, niêm dịch dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn hại.
6. Căng thẳng tinh thần
Sự căng thẳng, phiền não hay tức giận sẽ tác động đến chức năng bài tiết, vận động và tiêu hóa của dạ dày. Do đó, người trầm cảm, hay lo lắng hoặc bị tổn thương tinh thần lâu sẽ dễ mắc bệnh loét dạ dày.
7. Uống nhiều rượu
Rượu nếu uống nhiều không chỉ làm hại gan, khiến da bị mất nước, giết chết tế bào não mà còn gây hại trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm, rữa, loét hoặc xuất huyết. Ngoài ra, uống rượu còn làm chậm quá trình khỏi của bệnh loét dạ dày. Do đó, người có bệnh dạ dày, tuyệt đối không được uống nhiều rượu.
8. Nghiện thuốc lá
Thuốc lá không những gây hại cho hệ hô hấp mà còn làm hại đến dạ dày. Người hút thuốc quá nhiều sẽ càng dễ mắc bệnh viêm dạ dày. Điều này là do nicotine trong thuốc lá sẽ làm hại niêm mạc dạ dày ở một số mặt sau: thúc đẩy sự co thắt mạch máu, làm giảm sự cung cấp huyết dịch cho niêm mạc dạ dày; ức chế sự tổng hợp Prostaglandin có vai trò bảo vệ phục hồi niêm mạc dạ dày; ảnh hướng đến chức năng làm rỗng của dạ dày, dễ gây ra chẩy mật ngược trong dạ dày mà cholat thành phần chủ yếu trong dịch mật có thể gây tổn hại lớn cho niêm mạc dạ dày; thúc đẩy sự bài tiết axít và pepsin trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.
9. Lạm dụng thuốc
Rất nhiều loại thuốc có thể gây cho hại niêm mạc dạ dày. Ví dụ, các loại thuốc chống viêm không steroid như phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều tạo tác dụng giảm đau thông qua cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, các loại thuốc nội tiết có chứa corticosteroid cũng thường gây viêm, loét hoặc thủng dạ dày.
Do đó, khi sử dụng các loại thuốc này, bạn nên tuân theo sự chỉ định của bác sĩ và tốt nhất nên uống sau khi ăn hoặc đồng thời uống thêm các chất có tác dụng bảo vệ dạ dày như sucralfat.
10. Ăn quá nhanh
Nếu bạn ăn quá nhanh, sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày. Vì vậy, bạn nên tạo cho mình thói quen ăn từ từ nhằm tăng sự tiết nước bọt, có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Bệnh đau dạ dày đang ngày càng trở nên phổ biến và khiến nhiều người lo lắng vì những tác hại mà nó mang lại đối với sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy để góp phần phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả hãy từ bỏ 10 thói quen sinh hoạt xấu gây bệnh đau dạ dày và hãy tạo cho mình một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, khoa học để phòng ngừa bệnh tật nói chung và phòng bệnh đau dạ dày nói riêng nhé.
Xem thêm: Đau dạ dày nên kiêng gì?
Theo GastimunHP
Sơn Minh Đạt says
Xin chào ! Em đang bị tình trạng ăn vào là đau , kèm theo ói mữa , không biết em bị gì ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Hiện tượng bạn mô tả có thể gợi ý bệnh lý tại khu vực dạ dày. Bạn nên tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Long says
Bị đau liên tục phần bụng trên. Âm ỉ. Có lúc quăn lên là sao bác sĩ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đau bụng âm ỉ có khi đau quặn lên vùng thượng vị có thể gợi ý đến bệnh lý dạ dày, tuy nhiên để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe.
ngô thị diễm says
nếu có tế bào ung thư sẽ có hướng điều trị thế nào ạ
Tôi thấy bất an
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu có dấu hiệu bệnh lý dạ dày thì bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa uy tín để thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh lý, từ đó có chỉ định điều trị phù hợp.
Trường hợp nếu có tế bào ung thư thì tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh mà có chỉ định điều trị khác nhau như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu.
Chúc bạn mạnh khỏe,