Đối với người bệnh thì dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng giúp cho quá trình điều trị bệnh được nhanh chóng, hiệu quả. Đối với các bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày thì dinh dưỡng còn quan trọng hơn rất nhiều bởi khi bị xuất huyết dạ dày, việc tiêu hóa, hấp thu thức ăn của cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng. Vậy chúng ta phải ăn uống như thế nào để giúp cơ thể hấp thu tốt nhất mà không gây hại đến dạ dày của người bệnh và giúp cho việc điều trị nhanh chóng có hiệu quả?
Nội dung chính
Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong bệnh xuất huyết dạ dày
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Việc ăn uống hợp lý khoa học có thể giúp ích cho dạ dày như:
-
Bảo vệ niêm mạc dạ dày.
-
Giảm tiết acid dịch vị.
-
Nương nhẹ chức năng dạ dày ruột.
-
Đề phòng thiếu dinh dưỡng.
Nguyên tắc ăn uống tốt cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày
1. Sử dụng một số thức ăn tốt cho dạ dày
Trong quá trình chữa bệnh đau dạ dày hay bệnh xuất huyết dạ dày, trước tiên chúng ta cần chú trọng đến việc phục hồi và bảo vệ cho niêm mạc dạ dày. Vì vậy các loại thức ăn cũng cần lựa chọn theo cẩn thận chống tăng tiết acid dịch vị làm bệnh trầm trọng hơn. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn làm được điều này:
-
Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật…
-
Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng.
-
Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị: gạo nếp, bột sắn, khoai, bánh mỳ.
-
Ít xơ sợi: rau củ non.
-
Đồ uống: nước chín, nước chè loãng.
-
Chế biến thức ăn nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày.
2. Tránh sử dụng các loại thức ăn kích ứng niêm mạc
Nên hạn chế những loại thức ăn có thể kích ứng niêm mạc dưới đây để không làm tình trạng của bệnh nặng hơn. Hãy lưu tâm đến những loại thức ăn dưới đây và dù đó là món khoái khẩu của bạn thì hãy tạm ngừng ăn nó trong thời gian điều trị bệnh bạn nhé:
-
Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, lạp xường, xúc xích.
-
Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ.
-
Thức ăn chua, dưa cà, hành muối, hoa quả chua.
-
Gia vị, dấm ớt, tỏi, hạt tiêu.
-
Rượu, chè, cà phê đặc.
3. Cách ăn uống tốt cho bệnh nhân chảy máu dạ dày
Không phải cứ tới bữa bạn ăn cho no thì sẽ khỏe mạnh nhưng đối với căn bệnh này dạ dày đang bị tổn thương nên việc bạn nên làm là:
-
Chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày để nương nhẹ chức năng tiêu hóa của dạ dày.
-
Ăn điều độ, không để quá đói hoặc ăn quá no.
-
Không ăn thức ăn quay, rán, chiên xào, nướng.
-
Thức ăn không quá nóng hoặc quá lạnh vì làm cho dạ dày co bóp mạnh. Nhiệt độ thức ăn, nước uống thích hợp là 40-50 độ C.
Chế độ ăn uống thường ngày của chúng ta được xem là khởi nguồn làm phát sinh các căn bệnh dạ dày nói chung cũng như bệnh xuất huyết dạ dày nói riêng. Đối với bệnh nhân bị mắc các bệnh đau dạ dày thì cách tốt nhất có thể đó chính là việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ bệnh sớm khỏi. Chế độ ăn vô cùng quan trọng vì vậy nên bạn không nên xem thường. Bên cạnh đó là bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress… và luôn tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Theo gastimunhp.vn
Trần Hoàng Thanh Trúc says
Mẹ em năm nay 58 tuổi, bị xuất huyết dạ dày do uống thuốc xương khớp lâu ngày. Sau khi nhập viện và điều trị thì em muốn biết những điều cần lưu ý và chế độ ăn uống về bệnh của mẹ em có được không ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Các thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs, corticoids sử dụng điều trị viêm khớp có thể gây ra xuất huyết tiêu hóa, vì vậy cần tránh sử dụng các thuốc trên. Sau khi kiểm soát được tình trạng xuất huyết cần kiểm tra Hp dạ dày, nếu có cần diệt với phác đồ thông thường kết hợp với GastimunHP.
Các loại thức ăn nên sử dụng trong quá trình điều trị là thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng, có đủ thịt, cá, trứng, rau củ quả… Kiêng sử dụng các loại thực phẩm kích thích như đồ cay, đồ quá nóng, quá lạnh, đồ chiên xào, đồ nướng, trong các loại hoa quả thì không sử dụng loại hoa quả chua, chuối, không sử dụng thuốc lá, cà phê, rượu, bia, trà trong thời gian điều trị bệnh lý viêm dạ dày để tránh ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc và tránh gây hại dạ dày.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Trần Hoàng Thanh Trúc says
Cảm ơn lời khuyên của chuyên gia, mẹ em đã đi kiểm tra và không có vi khuẩn HP.
Em muốn hỏi thêm khi mẹ em bị tiểu đường thì việc sử dụng sữa, mật ong .v.v. lâu dài có sao không ạ? Còn về các loại trái cây, mẹ em có thể ăn những loại nào xin chuyên gia tư vấn giúp.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu không có Hp thì không cần sử dụng GastimunHP. Trường hợp bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế sử dụng mật ong vì sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của mật ong cũng là đường glucose trong máu. Các loại trái cây có thể sử dụng là các loại trái cây ít đường, bạn nên tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sỹ nội tiết đang điều trị bệnh cho mẹ bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trần Hoàng Thanh Trúc says
Em cảm ơn chuyên gia!