Bệnh đau dạ dày nếu không được người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển theo nhiều hướng xấu đi và có thể biến chứng thành Ung thư dạ dày rất nguy hiểm. Thông thường, những dấu hiệu Ung thư dạ dày giai đoạn đầu không rõ rệt nên bệnh nhân không phát hiện kịp thời. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm Ung thư dạ dày và Ung thư dạ dày phát triển thế nào?
Nội dung chính
Bệnh ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là khối u ác tính có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày và có thể lan xuyên qua dạ dày sang các cơ quan khác. Bệnh có thể tăng trưởng dọc theo thành dạ dày vào thực quản hoặc ruột non. Bệnh cũng có thể lan rộng xuyên qua thành dạ dày và lan sang các cơ quan như gan, tuyến tụy, đại tràng, phổi, các hạch thượng đòn và buồng trừng.
Triệu chứng ban đầu
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường khó phát hiện, triệu chứng thường không rõ ràng. Khi triệu chứng xuất hiện rõ ràng thì lúc đó ung thư đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, đó là một trong những lý do gây chẩn đoán bệnh khó. Ung thư dạ dày sớm có thể gây ra các triệu chứng sau:
-
Đầy bụng sau khi ăn, khó tiêu, lúc đầu còn thưa về sau thì liên tục.
-
Ăn mất ngon, mới đầu chán ăn thịt mỡ, về sau chán ăn bất kỳ loại thức ăn nào.
-
Buồn nôn sau khi ăn, ngày càng tăng rồi nôn, lúc đầu nôn ít sau nôn nhiều với bất ký loại thức ăn nào.
-
Thay đổi đặc tính cơn đau: đau thượng vị mất chu kỳ, những cơn đau kéo dài.
-
Thiếu máu kèm theo đi cầu phân đen có máu.
-
Suy nhược, mệt mỏi, sút cân không biết nguyên nhân.
Các triệu chứng này giống với bệnh về đường tiêu hóa nên thường nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng…
Các giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày
Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi lây lan sang các bộ phận khác thì cơ hội điều trị thành công sẽ cao hơn. Dưới đây là các giai đoạn của ung thư dạ dày:
– Giai đoạn 0
Khối u chỉ được tìm thấy trong lớp niêm mạc của thành dạ dày. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô.
– Giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1 bệnh ung thư dạ dày có một trong những biểu hiện sau đây:
-
Khối u chỉ xâm lấn vào lớp thứ hai của thành dạ dày phần dưới niêm mạc. Các tế bào ung thư lây lan vào các hạch bạch huyết khác nhau.
-
Hoặc, khối u đã xâm lẫn vào lớp thứ hai và lớp thứ ba của thành dạ dày là lớp cơ và lớp niêm mạc dưới. Các tế bào ung thư không lây lan đến các bạch huyết và các cơ quan khác.
– Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 có dấu hiệu tương tự như giai đoạn 1 nhưng đã ăn qua lớp cơ niêm. Ung thư giai đoạn này có tên gọi là ung thư dưới cơ niêm. Có thể xảy ra một trong các trường hợp sau:
-
Khối u chỉ xâm lấn lớp dưới niêm mạc. Và các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.
-
Hoặc, khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư lan ra các 1 đến 6 hạch bạch huyết.
-
Hoặc, khối u đã thâm nhập đến lớp ngoài của dạ dày. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác.
– Giai đoạn 3
Đặc điểm của giai đoạn này là các tế bào ung thư đã lan ra nhiều hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa. Xảy ra một trong 3 trường hợp sau:
-
Khối u đã chắc chắn xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.
-
Hoặc, khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài. Tế bào ung thư đã lan ra từ 1 đến 15 hạch bạch huyết.
-
Hoặc, khối u đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, đại tràng, hoặc lá lách. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận ở xa.
– Giai đoạn 4
Đến giai đoạn này các tế bào ung thư đã lây lan qua gan, tụy, hạch bạch huyết… Đây là giai đoạn muộn nhất của bệnh và bệnh nhân trong giai đoạn này cơ hội sóng sót dường như không có. Người ta cũng chia giai đoạn này ra làm 3 trường hợp:
-
Các tế bào ung thư đã lan rộng đến hơn 15 các hạch bạch huyết.
-
Hoặc, khối u đã xâm lấn cơ quan xung quanh và ít nhất 1 hạch bạch huyết.
-
Hoặc, các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan xa.
Bệnh ung thư dạ dày phát hiện rất nhanh nhưng lại khó phát hiện sớm, có tới 3/4 số bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến bệnh nhân và bác sỹ không kịp trở tay. Trung bình một người bị ung thư chỉ có thời gian sống dưới 1 năm bất kỳ tế bào ung thư bắt đầu phát triển ở vị trí nào. Vì vậy bệnh nhân hãy thật tỉnh táo đừng chủ quan nghĩ rằng những triệu chứng nhẹ của bệnh chỉ là báo hiệu các bệnh dạ dày thông thường. Bệnh Ung thư dạ dày thường tiến triển âm thầm với những triệu chứng không khác biệt so với các bệnh lý dạ dày khác. Đặc biệt, nếu bạn có những yếu tố nguy cơ Ung thư dạ dày thì càng không nên chủ quan, ví dụ như trong gia đình đã từng có người bị Ung thư, nhiễm vi khuẩn Hp, Viêm dạ dày mạn tính…
hienktbvcl@gmail.com says
chào bác sỹ. người nhà em bị ung thư dạ dày T3N1M0 đã phẫu thuật nội soi cắt 4/5 dạ dày. e chưa rõ lắm cái thuật ngữ T3N1M0 trong giấy ra viện nhờ bs tư vấn thêm được không ạ. Cảm ơn bs nhiều ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Ung thư dạ dày được xếp giai đoạn dựa trên các tiêu chí: sự xâm lấn về chiều sâu của khối u (T), xâm lấn hạch (U) và di căn (M). Chuỗi ký hiệu trên có ý nghĩa như sau:
– T3: u đã xâm lấn qua lớp thanh mạc vào tới phúc mạc tạng nhưng chưa xâm lấn sang cấu trúc xung quanh. Nếu như xâm lấn sang cấu trúc xung quanh (T4) thì được xếp vào ung thư giai đoạn 4.
– N1: Di căn từ 1-6 hạch bạch huyết lân cận, < 3cm và còn cắt bỏ được. - M0: chưa di căn. Như vậy bệnh nhân đang ung thư ở giai đoạn 3, có thể phẫu thuật được. Với trường hợp đã được phẫu thuật thì sau đó cần theo dõi để đánh giá, nếu cần thiết có thể áp dụng hóa trị và xạ trị để giảm nguy cơ tái phát. Sau khi ổn định, nếu phát hiện còn nhiễm khuẩn HP bệnh nhân cũng cần được tiệt trừ Hp. Tất cả các thành viên có quan hệ trực hệ (con, cháu) với bệnh nhân nên xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp sớm để phòng ngừa ung thư dạ dày. Bạn tham khảo thêm bài viết sau nhé: Tiệt trừ Hp sớm để phòng ngừa ung thư dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe,
hienktbvcl@gmail.com says
cảm ơn bs nhiều ạ
Kiều thị lan says
Bác sỹ cho em hỏi người nhà em bị u dạ dày bác sỹ cho uống thuốc 6 tháng xong ra k.t lại nếu u vẫn phát triển thì phẫu thuật cắt 1 phần dạ dày .em hỏi có nguy hiểm không ạ.và u có chuyển thành ung thư nữa không ạ…em cảm ơn bác sỹ nhiều ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn Lan,
U dạ dày có loại là lành tính và có loại có nguy cơ ác tính cao, quan trọng đó là u gì, kích thước là bao nhiêu. Thông tin bạn đưa ra chung chung nên chúng tôi rất khó để trả lời cho bạn mức độ nguy hiểm cũng như cách xử trí.
Bạn hãy gửi lại cho chúng tôi chi tiết kết quả nội soi, xét nghiệm và đơn thuốc nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Danh says
Anh của em vừa phẫu thuật cắt bỏ khoảng 2 cm ở dạ dày. Kết quả chẩn đoán là u ác tính. Bệnh viện hẹn 3 tuần sau vô lại để xạ trị. Vậy tình hình anh của em có khả quan không bác sĩ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Khi ung thư dạ dày còn có thể phẫu thuật được thì bệnh nhân còn cơ hội sống, vì vậy bạn nên lạc quan và động viên tinh thần bệnh nhân nhé. Việc đánh giá mức độ khả quan, tỉ lệ sống được bao nhiêu % thì phải dựa trên nhiều yếu tố và chỉ có bác sỹ điều trị trực tiếp của bệnh nhân mới có thể nắm rõ, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sỹ để có được thông tin một cách chính xác.
Bên cạnh đó, vì ung thư dạ dày có tính chất di truyền nên những người có quan hệ cận huyết thống (anh em ruột, con cháu) nên cân nhắc tới việc xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp và tiệt trừ sớm nếu như có nhiễm. Bạn tham khảo thêm bài viết: Diệt Hp sớm để phòng ngừa ung thư dạ dày
Chúc bạn mạnh khỏe,
Phan thị như says
Tôi xét nghiệm có nhiểm vì khuẩn HP. Tôi muốn hỏi tôi phải dùng thuốc gì để diêt vì khuẩn HP
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Qua xét nghiệm bạn có nhiễm HP nhưng không có nghĩa rằng đây là bạn có bệnh dạ dày bởi vì có tới 90% người có vi khuẩn Hp trong người nhưng không có bệnh lý dạ dày và không cần điều trị. Đối với những người có vi khuẩn HP dạ dày và có bệnh lý dạ dày thì việc điều trị bệnh là cần thiết để chữa bệnh, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, trong đó có Ung thư dạ dày. Điều trị viêm dạ dày do HP cần tuân thủ điều trị theo phác đồ điều trị HP chuẩn kết hợp với kháng thể OvalgenHP nhằm tăng cường hiệu quả điều trị HP. Phác đồ điều trị HP gồm 2 kháng sinh sử dụng trong 2 tuần kết hợp với thuốc giảm tiết acid dịch vị PPI(omeprazol, esomeprazol…) sử dụng trong 2-4 tuần tùy mức độ bệnh lý dạ dày
Nếu nhiễm Hp mà không có bệnh lý dạ dày cần điều trị đối với các trường hợp cần diệt để chống lây nhiễm sang người thân trong gia đình đã bị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp hoặc trong gia đình có người Ung thư dạ dày.Bạn có thể sử dụng kháng thể OvalgenHP liều tấn công 2 gói/ ngày chia 2 lần sau ăn(sáng- tối) x 6-12 tuần nhằm giảm tải lượng HP dần về mức âm tính và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe,