Những căng thẳng mệt mỏi trong công việc, cuộc sống cùng thói quen ăn uống thiếu khoa học làm cho các bệnh lý về đường tiêu hóa đang dần phát triển và gia tăng, trong đó đau dạ dày là bệnh thường gặp nhất. Từ xưa đến nay, dân gian đã lưu truyền khá nhiều bài thuốc nam chữa đau dạ dày. Vậy những bài thuốc nam nào chữa đau dạ dày hiệu quả?
Bài thuốc nam chữa bệnh dạ dày được bào chế từ thảo dược thiên nhiên và những cây thuốc nam quý. Những dược liệu quý xung quanh mình để điều trị các bệnh về dạ dày vừa hiệu quả, an toàn, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không tốn kém. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số vị thuốc chữa đau dạ dày bằng thuốc nam hiệu quả được trích trong cuốn sách nổi tiếng – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của PGS.TS Đỗ Tất Lợi – một nhà nghiên cứu dược liệu nổi tiếng của nước ta.
Nội dung chính
1. Chữa đau dạ dày bằng cây khôi
Cây khôi còn có tên gọi khác là cây động lực, đơn tướng quân. Đây là một cây nhỏ, mọc thẳng đứng, thân rỗng, có nhiều lá. Cây mọc nhiều ở những khu rừng ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Hà Tây. Lá cây khôi là một vị thuốc chữa dạ dày hiệu quả trong dân gian.
Y học hiện đại đã chứng minh trong lá khôi có thành phần hóa học chính là tannin, có tác dụng trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, giảm đau, săn se loét kích thích lên da non và làm lành vết thương. Lá khôi có hai loại: trắng và tía, cả hai loại này đều được sử dụng để chữa đau dạ dày.
Liều dùng hàng ngày: 40 – 80g, sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác. Phân hội Đông Y Thanh Hóa kết hợp 80g lá khôi, 40g bồ công anh, 12g khổ sâm. Các vị thuốc thái nhỏ, phơi khô, nấu như nấu chè và uống vào lúc đói.
2. Chữa đau dạ dày bằng cây dạ cẩm
Dạ Cẩm còn được gọi là cây loét mồm, cây đứt lướt, chả khẩu cắm. Dạ Cẩm phân bố nhiều ở các vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Hà Tây. Bệnh viện Lạng Sơn là nơi đầu tiên đưa Dạ Cẩm vào điều trị dạ dày từ năm 1962 và kết quả chống loét là rất tốt.
Trên lâm sàng, dạ cẩm còn có tác dụng giảm đau, trung hòa axit dịch vị, giảm ợ chua, làm vết loét se lại, bệnh nhân có cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng.
Có thể sử dụng dạ cẩm dưới hình thức thuốc sắc, cao, bột hay cốm.
- Dạng thuốc sắc: Thêm nước vào 10-25g ngọn dạ cẩm khô để sắc, thêm đường đủ ngọt, sử dụng 2 – 3 lần/ngày. Uống trước ăn hoặc lúc đau.
- Cao dạ cẩm: Chuẩn bị 7kg lá dạ cẩm khô, 2kg đường, 1kg mật ong. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho 2kg đường vào đánh tan, cô lại, cuối cùng cho thêm 1kg mật ong nguyên chất. Đóng thành chai 250ml. Ngày sử dụng 2 – 3 lần, uống trước bữa ăn hoặc khi lên cơn đau, mỗi lần uống 1 lượng tương ứng 10 – 15g.
- Cốm dạ cẩm: Chuẩn bị 7kg bột dạ cẩm, 1kg cam thảo, 2kg đường, tá dược dính (hồ, nếp), saccarin. Ngày sử dụng 2 lần trước ăn hoặc khi lên cơn đau. Mỗi lần 10 – 15g, trẻ em dưới 18 tuổi dùng 5-10g.
3. Chữa đau dạ dày bằng Mẫu Lệ
Mẫu lệ còn gọi là vỏ hầu, vở hà, hầu cửa sông, hà sông; là vỏ phơi khô của nhiều loại hầu hay hà như hầu cửa sông, hầu ve, hầu đá, hầu lăng…Mẫu lệ chứa 80-90% canxi, cabonat, canxi photphat, nhôm và sắt oxit. Trong đông y, mẫu lệ dùng làm thuốc chữa đau dạ dày dư thừa axit, bồi bổ cơ thể suy nhược, mồ hôi trộm, băng huyết…
Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng thuốc nam từ mẫu lệ: Chuẩn bị 15g mẫu lệ, hoài sơn, bồ công anh mỗi thứ 16g, uất kim, trần bì, dạ cẩm, hậu phác, cam thảo mỗi thứ 10- 12g. Sắc uống trong 1 ngày, chia làm 3 lần.
4. Chữa đau dạ dày bằng Cải bắp
Bắp cải là thực phẩm dễ kiếm, được trồng ở khắp nơi trên đất nước ta. Bắp cải có hàm lượng nước cao, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, B2, canxi, phospho, sắt…và đặc biệt là vitamin U có tác dụng làm lành vết loét.
Nước ép cải bắp được chứng minh là có tác dụng giúp đỡ, kích thích khá mạnh sự tái tạo của các tế bào ổ loét và do đó làm lành được các ổ loét.
Hiện nay tại nhiều nước trên thế giới đang áp dụng nước ép cải bắp dưới nhiều hình thức để điều trị các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, ruột, đường mật, viêm đại tràng… và đạt được kết quả tốt.
Trên đây là những bài thuốc nam trị bệnh về dạ dày hiệu quả và đã được y học chứng minh. Mong bạn và người thân có kết quả tốt trong điều trị các bệnh về dạ dày. Nhưng các bạn đừng quên một điều quan trọng là đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia chẩn đoán và đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất nhé.
Tuy nhiên, cần lưu ý tất cả các bạn một điều quan trọng là Y học hiện đại đã chứng minh, đa số trường hợp đau dạ dày mạn tính là do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Trong số các bài thuốc chữa đau dạ dày cổ truyền, chưa có bài thuốc nào được chứng minh lâm sàng là có tác dụng loại trừ vi khuẩn Hp trong dạ dày để trị bệnh đau dạ dày tận gốc. Do đó, thêm một lý do để bạn nên tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa kiểm tra nhiễm khuẩn Hp khi gặp những “sự cố” về dạ dày. Nếu có vi khuẩn Hp, bạn nhất thiết phải sử dụng phác đồ kháng sinh để diệt vi khuẩn Hp, nếu vi khuẩn kháng thuốc hoặc phác đồ chưa thực sự đảm bảo khả năng diệt thành công vi khuẩn Hp, Có thể sử dụng phối hợp kháng thể OvalgenHP của Nhật Bản giúp tăng cường hiệu quả điều trị.
Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – PGS.TS Đỗ Tất Lợi
Phan Thi Bich Hang says
Bac sy oi. Bac sy cho chau hoi voi a. Chau bi dau bung vung gam suon ben phai ,co luc dau dat, co luc dau am i, may hom nay chau thay met va hay ghe co buon non, the la chau bi benh da day hay benh gi a. Chaucam
on Bac si nhieu a .
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Hiện tượng bạn mô tả có thể gợi ý bệnh lý tại khu vực dạ dày. Bạn nên tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng của bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe,