Đau bao tử (đau dạ dày) nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng nguyên nhân thì có thể chữa dứt điểm được. Việc phát hiện đúng nguyên nhân gây đau bao tử là điều quan trọng để tìm ra phác đồ điều trị hợp lý nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào người bệnh cũng được chẩn đoán đúng để tìm ra được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Bài viết này tôi xin chia sẻ cho bạn đọc về những thủ phạm gây ra bệnh đau bao tử.
Nội dung chính
Thủ phạm khiến bạn bị đau bao tử là gì?
1. Ăn uống không khoa học
Tất cả những thói quen ăn uống không khoa học ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh về đường tiêu hóa và đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.
- Ăn quá nhanh: Khiến cho hoạt động co bóp của dạ dày bị tăng lên do thức ăn chưa được nghiền kĩ trước khi xuống đến dạ dày. Nó khiến cho nhu động dạ dày bị giảm và niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
- Ăn uống nhiều đồ lạnh: Các loại đồ ăn, thức uống này có thể khiến cho các mạch máu ở dạ dày mở rộng, làm giảm lưu lượng máu tới các cơ quan, khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng.
- Ăn không đúng bữa: Dạ dày chỉ tiết ra axit trong một khoảng thời gian nhất định, nếu ăn ngoài khoảng thời gian này, lượng axit tiết ra sẽ bị thừa, đó chính là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày.
- Ăn nhiều trong bữa tối: ăn những thức ăn khó tiêu sẽ khiến cho các cơ quan tiêu hóa phải hoạt động quá mức cho phép, dịch vị dạ dày tiết ra nhiều gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến đau, viêm, loét dạ dày.
- Vừa ăn vừa làm việc: đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Khi làm việc, nhất là làm việc trí não, một lượng lớn máu sẽ được “huy động” tới trung khu thần kinh để phục vụ cho các hoạt động trí não. Lượng máu cung cấp cho dạ dày để thực hiện chức năng tiêu hoá bị giảm đi, do vậy, dễ gây tổn thương cho dạ dày.
2. Làm việc quá sức
Khi bạn làm việc quá sức sẽ dẫn đến sự suy kiệt năng lượng, kéo theo sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nhanh chóng. Từ đó, chức năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày cũng bị suy yếu. Điều này dẫn tới dạ dày dễ bị mất cân bằng chức năng bài tiết do không được cấp đủ máu. Khi dạ dày bị dư axít, dịch vị dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn hại và gây ra tình trạng đau dạ dày.
3. Căng thẳng thần kinh
Hiện tượng đau dạ dày do căng thẳng thần kinh thường gặp nhất ở đối tượng là dân văn phòng. Khi bạn rơi vào trạng thái khó chịu, căng thẳng, trầm cảm, mệt mỏi… sự tiết dịch ở dạ dày cũng bị ảnh hưởng theo.
Đó là nguyên do tại sao chức năng tiêu hóa của dạ dày không được thực hiện tốt như mọi khi. Sự căng thẳng về tâm lý, cảm xúc có thể kéo theo ảnh hưởng xấu ở dạ dày. Do đó, trầm cảm kéo dài, lo lắng cũng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
4. Lạm dụng thuốc giảm đau
Theo Tri thức trẻ, các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày. Khi các niêm mạc này bị ảnh hưởng và không làm tốt chức năng bảo vệ thành dạ dày thì sẽ dẫn tới hiện tượng dạ dày co bóp bất thường, gây đau. Thậm chí, khi các niêm mạc bị ảnh hưởng trầm trọng còn làm xuất hiện các vết loét trong dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày.
Do vậy, nếu cảm thấy chưa thực sự cần thiết, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ.
5. Uống rượu bia quá độ
Trong tất cả các loại rượu bia hay đồ uống có cồn đều chứa các men vi sinh. Các loại men này nếu vào cơ thể ở mức vừa phải thì sẽ có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn. Nhưng nếu, bạn uống rượu bia quá nhiều, lượng men vi sinh vào cơ thể ở mức quá tải thì sẽ gây ra những rối loạn trong đường tiêu hoá và làm hạn chế khả năng điều tiết thức ăn của dạ dày, từ đó gây ra các bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
6. Vi khuẩn Hp
Ngoài thói quen ăn uống, nghỉ ngơi còn 1 tác nhân nữa gây hại cho dạ dày là vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Hp có hình xoắn với 4-7 râu mỗi đầu. Khi thâm nhập vào bao tử Hp sẽ tiết ra các chất độc phá hủy lớp nhầy che phủ bề mặt dạ dày. Lớp nhầy này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị acid và enzyme pepsin tấn công. Hp không chỉ gây viêm loét mà còn có vai trò trong nhiều bệnh lý khác ở dạ dày – hành tá tràng như rối loạn tiêu hóa không loét, u lympho ác tính, ung thư dạ dày. Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý dạ dày, tá tràng tái phát dai dẳng.
Chính những thói quen ăn uống không hợp lý, những áp lực công việc và cuộc sống và vi khuẩn Hp là thủ phạm mang đến cho bạn căn bệnh về dạ dày. Vậy bạn nên thay đổi thực đơn ăn uống của mình và gia đình phù hợp cho việc điều trị và phòng tránh bệnh về dạ dày hiệu quả nhé. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái cũng là yếu tố quan trọng cho bệnh về dạ dày. Ngoài ra khi có những triệu chứng về bệnh dạ dày bạn cần đến gặp các chuyên gia để có những biện pháp điều trị sớm cho căn bệnh.
Xem thêm: Điều trị bệnh đau bao tử
Theo gastimunhp.vn
Tiến says
Chào các bác sĩ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp trên website hoặc gọi vào số máy 0165 651 6996 / 0903 294 739 để được chúng tôi tư vấn.
Chúc bạn mạnh khỏe,