Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Do thói quen của phần lớn người dân, bệnh chỉ thường được phát hiện khi đã bước vào giai đoạn muộn, thời gian sống còn ngắn. Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị hơn. Dưới đây là những vấn đề cần biết về tầm soát ung thư dạ dày.
Nội dung chính
Tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư là tìm kiếm ung thư thư trước khi triệu chứng xuất hiện. Bởi khi triệu chứng xuất hiện thì có thể là ung thư đã bắt đầu lây lan. Tầm soát ung thư được thực hiện bằng xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và các xét nghiệm khác hoặc thông qua chẩn đoán hình ảnh. Nếu kết quả xét nghiệm tầm soát bất thường, sẽ cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm hơn để tìm xem có đúng là bạn bị ung thư hay không, các xét nghiệm này gọi là xét nghiệm chẩn đoán.
Tầm soát ung thư được chia thành tầm soát ung thư đại trà và tầm soát ung thư chọn lọc. Tầm soát ung thư đại trà là tầm soát dành cho tất cả mọi người, thường liên quan đến những nhóm tuổi nhất định. Tầm soát ung thư chọn lọc là chỉ tầm soát những người có nguy cơ mắc ung thư cao, chẳng hạn những trường hợp ung thư do di truyền.
Lợi ích của việc tầm soát ung thư
Bệnh ung thư thường không xuất hiện triệu chứng khi mới khởi phát, đây cũng là thời kỳ dễ chữa bệnh nhất. Tầm soát ung thư nhằm phát hiện sớm bệnh để phòng chống, có kế hoạch theo dõi sức khỏe, chăm sóc và chuẩn bị định hướng điều trị (nếu mắc). Từ đó giúp tăng cơ hội chiến thắng bệnh ung thư. Ở giai đoạn sớm, việc loại bỏ các mô đã bị tổn thương nhằm loại bỏ tế bào ung thư trước khi chúng phát triển lớn giúp mang lại hiệu quả điều trị lên tới 60-80%.
Chính vì vậy, tầm soát ung thư theo định kỳ là một việc làm cần thiết, nhất là trong cuộc sống hiện đại này. Guồng quay của cuộc sống hiện đại để lại nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, việc tầm soát ung thư 2 năm/lần giúp giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm.
Khi nào nên đi tầm soát ung thư sớm?
Nếu có những biểu hiện dưới đây bạn nên đi tầm soát ung thư sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời (nếu mắc):
- Ho kéo dài
- Chảy máu âm đạo bất ngờ (ở nữ)
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Đau dai dẳng không rõ nguyên nhân
- Thói quen đại tiện đột nhiên thay đổi
- Đi tiểu ra máu
Những điều cần biết về tầm soát ung thư dạ dày
Ai nên tiến hành xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày?
- Những người trên 50 tuổi
- Những người nhiễm khuẩn HP. HP là vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và gây ra tình trạng viêm mãn tính ở lớp niêm mạc dạ dày. Nó làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày lên tới 10 lần. Tìm hiểu thêm về vi khuẩn HP tại bài viết: Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?
- Những người nghiện thuốc và lạm dụng bia rượu
- Những người có tiền sử mắc bệnh hoặc gia đình có người mắc bệnh: ung thư dạ dày, có polyp ruột, nhiễm virus Epstein-Bar, thiếu máu ác tính, viêm dạ dày mãn tính, vv.
Quy trình xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày
- Bước 1: Khám lâm sàng và tư vấn về bệnh
Đầu tiên bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ mắc ung thư dạ dày của bệnh nhân bằng cách hỏi các thông tin cá nhân như: tuổi, bệnh sử (của bản thân và gia đình), tình trạng sức khỏe, các triệu chứng nghi ngờ. Sau đó tiến hành khám lâm sàng để phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
Dựa vào kết quả khám lâm sàng bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày phù hợp với bệnh nhân.
Các xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày thường là nội soi dạ dày, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để chỉ định thêm.
- Bước 2: Xét nghiệm tầm soát ung thư thông qua nội soi dạ dày
Để nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đưa vào thực quản xuống dạ dày. Nội soi dạ dày giúp quan sát và đánh giá trực tiếp các tổn thương, như: vị trí, hình dạng, kích thước, đồng thời lấy mẫu để sinh thiết.
Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường (như khối u) bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm sau:
Chụp cắt lớp CT. Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh thông qua can thiệp trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân. Bác sĩ dựa vào ảnh chụp để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u. Qua hình ảnh chụp cắt lớp, bác sĩ cũng có thể đánh giá được tình hình di căn của ung thư dạ dày đến các bộ phận khác.
Sinh thiết dạ dày. Sinh thiết là xét nghiệm được thực hiện cách dùng dụng cụ y khoa chuyên dụng đưa vào dạ dày để lấy mẫu tế bào ở nơi có tổn thương tại niêm mạc dạ dày, sau đó quan sát dưới kính hiển vi. Sinh thiết là thủ tục cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác xem tế bào khối u có phải là ung thư hay không, đồng thời nó cũng giúp đánh giá tình trạng và mức độ viêm của dạ dày, chẩn đoán xem người bệnh có nhiễm khuẩn HP hay không.
Xét nghiệm CA 72-4. CA 72-4 là viết tắt của kháng nguyên carbohydrate 72-4 hay còn gọi là glycoprotein. Kháng nguyên ung thư này được tìm thấy tại bề mặt của nhiều tế bào, nhất là tế bào ung thư biểu mô dạ dày. Ở người bình thường, chỉ sổ CA 72-4 sẽ <6,9U/ml; với những người mắc ung thư dạ dày chỉ số này sẽ >6,9U/ml. Nồng độ của chỉ số này có liên quan tới các giai đoạn của bệnh, thông qua nó có thể quan sát và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
- Bước 3: Thông báo kết quả và tư vấn điều trị bệnh
Sau khi làm các xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày và có kết quả, bệnh nhận sẽ được bác sĩ cho biết kết quả. Nếu đúng là mắc ung thư dạ dày, người bệnh sẽ được tư vấn điều trị cụ thể.
Có thể tầm soát ung thư dạ dày ở đâu?
1. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện đại học Y Hà Nội trực thuộc đại học Y Hà Nội, thành lập năm 2007.
Bệnh viện là nơi triển khai các kỹ thuật mới, cập nhật và hiện đại trong chẩn đoán. Trung tâm Nội soi chẩn đoán và can thiệp của bệnh viện là trung tâm lớn nhất nước về nội soi, có thể thực hiện những kỹ thuật cao phục vụ cho việc chẩn đoán sớm nhiều bệnh.
- Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 024 3574 7788
- Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:30 – 12:00, 13:30 – 16:30; Thứ Bảy: 06:30 – 12:00
2. Bệnh viện K
Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành cả nước về phòng chống ung thư. Bệnh viện K là bệnh viện có bề dày truyền thống và kinh nghiệm nhất về nghiên cứu cũng như phòng chống ung thư.
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Cơ sở 2: Ngõ 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
- Cơ sở 3: 30 Cầu Bươu, Tân Triều, Hà Nội
Thời gian làm việc:
- Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00
- Thứ Bảy, Chủ Nhật nghỉ.
Điện thoại: 024 3825 2143
3. Bệnh viện Ung bướu TPHCM
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 03 Nơ Trang Long , Phường 7 , Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Cơ sở 2: Khoa Nội Ung Bướu Vệ Tinh (cũng của BV Ung bướu TP.HCM): 130 Lê Văn Thịnh , Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TPHCM
Thời gian làm việc:
- Thứ Hai – Thứ Sáu: 04:00 – 20:00
- Thứ Bảy, Chủ Nhật nghỉ.
Điện thoại: 028 3841 2637 – 028 3843 3021 – 028 3843 3022
4. Bệnh viện Nhân dân 115
Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM
Thời gian làm việc:
- Sáng từ 6 giờ 30 đến 11 giờ 30 (Nhận bệnh từ 6 giờ 30 đến 11 giờ 30 )
- Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ (Nhận bệnh từ 13 giờ đến 16 giờ)
Thời gian khám bệnh ngoài giờ:
- Thứ bảy: Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30, Chiều từ 13 giờ 30 đến 15 giờ 30
- Chủ nhật: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30
SĐT: 028 3865 4249 – 028 3865 5110
Trên đây là những thông tin cơ bản về quy trình tầm soát ung thư dạ dày. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thì nên sớm đi khám để được kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời. Mọi thông tin còn thắc mắc, các bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi tới số điện thoại 0986 316 151 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp cụ thể hơn. Tìm hiểu thêm bài viết về ung thư dạ dày: Dấu hiệu ung thư dạ dày.
Lê Thị Hồng Phương says
CHo em hỏi là bé nhà em 7 tuổi bị đau bụng liên tục đi khám tại viện Nhi kq viêm dạ dày cho uống thuốc trong 10 ngày sau đó đỡ và tái lại sau khoảng 2 tháng đau đi nộ soi dạ dày có 2 polip trong trực tràng. Và dc kê tiếp 10 ngày thuốc nữa. Vậy nếu sau uống thuốc cháu vẫn đau bụng thì cần làm gì ạ , polip cần cắt lúc nào ạ . E xin chân thành cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ bé nhà bạn mắc bệnh viêm dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP hay không? Hiện tại bé đang sử dụng những thuốc gì? Bạn có thể gửi lại kết quả thăm khám và đơn thuốc để chúng tôi kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
Đối với căn bệnh polyp đại tràng nhìn chung là bệnh lành tính mặc dù chúng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển tổng quan của trẻ nếu phát hiện và điều trị muộn. Tuy nhiên việc chỉ định cắt khi nào thì thông qua quá trình thăm khám và nội soi bác sỹ điều trị sẽ chỉ định thời điểm phù hợp có cắt polyp hay không. Do đó sau khi điều trị tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ bạn nên đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa nhi để thăm khám theo hẹn và có chỉ định điều trị kịp thời cho bé.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.