Tôi năm nay 35 tuổi, vừa rồi tôi đi xét nghiêm mau nhiễm vi khuẩn hp. Tôi có điều trị kháng sinh diệt vi khuẩn hp trong vòng 14 ngày. Vậy tôi có cần đi khám lại để tìm vi khuẩn hp hay không? Tôi nghe nói Gastimunhp lòng đỏ trứng gà có thể trị bệnh hp và tôi có thể uống và không cần tôi khám. Tôi có con nhỏ 12 tuổi, và 8 tuổi có cần đi làm xét nghiệm tìm hp hay không vì tôi sợ sẽ lây nhiễm cho con.
Trả lời
Chào bạn,
Sau khi sử dụng xong phác đồ tiệt trừ Hp, bạn cần chờ 1 tháng sau đó để đi kiểm tra lại xem Hp còn hay không. Nếu còn Hp, bạn cần sử dụng phác đồ mới để diệt Hp tận gốc, bạn cũng nên kết hợp với GastimunHP trong quá trình điều trị để tăng hiệu quả tiệt trừ Hp và chống Hp kháng thuốc.
Đối với con bạn, bạn không cần thiết phải cho bé đi kiểm tra HP nếu bé không có bất kỳ biểu hiệu gì của bệnh lý dạ dày. Bạn có thể sử dụng liều dự phòng lây nhiễm Hp với 1 gói GastimunHP/ngày, 1o ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng cho những người cần chống lây nhiễm Hp.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Phạm thị hoài says
Bác sĩ cho em hỏi. Con em 4.5 tuổi. Con em ho 8.9 tháng nay không khỏi.Hôm nay đi khám họng nhưng bác sĩ cho siêu âm bụng và xét nghiệm máu hp. Kết quả là cháu bị dương tính hp. Về lo nên bà cháu và ba cháu đi xét nghiệm máu luôn nhưng kết quả âm tính. Cháu chưa đi học. Ở nhà với bà hay ăn chung muỗng với bà nhưng bà xét nghiệm không bị. Vậy em nên cho con đi xét nghiệm lại khôg ạ.cảm ơn bác sĩ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Xét nghiệm máu cho kết quả dương tính với HP chứng tỏ bé có kháng thể kháng HP, Tuy nhiên xét nghiệm máu không được ưu tiên trong chẩn đoán và điều trị HP vì vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở một số khu vực khác như khoang miệng, xoang, đường ruột nhưng hoàn toàn không gây bệnh. Lý do thứ hai là mặc dù vi khuẩn Hp trong dạ dày đã bị tiệt trừ hết, tuy nhiên, kháng thể kháng Hp vẫn có thể lưu hành trong máu trong thời gian một vài tháng tới một vài năm sau đó. Nếu dựa vào đó để chẩn đoán nhiễm Hp rất dễ xảy ra tình trạng dương tính giả.
Chính vì vậy mà bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu bé có dấu hiệu bệnh lý dạ dày như đau bụng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua… bạn hãy đưa bé tới chuyên khoa tiêu hóa nhi để được bác sỹ kiểm tra trực tiếp qua các xét nghiệm chính xác hơn, kiểm tra xem bé có bệnh dạ dày hay không để bác sỹ đưa ra lời khuyên phù hợp.
Nếu bé có nhiễm HP thì bạn và những người thân trong gia đình đều có nguy cơ nhiễm HP tuy nhiên không phải cứ nhiễm HP là có bệnh lý về dạ dày và cần thiết phải điều trị vì còn phụ thuộc vào độ độc tính của vi khuẩn HP, cơ địa người nhiễm HP…. Bởi vậy nếu bạn và thành viên còn lại trong gia đình nếu vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường thì không nhất thiết phải làm xét nghiệm HP. Trường hợp nhất định muốn làm xét nghiệm HP thì đối với người lớn có thể xét nghiệm bằng phương pháp test hơi thở UBT cho kết quả nhanh và chính xác.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin qua bài viết: Vi khuẩn Hp dương tính là gì?
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Tran hong says
Bác sỹ cho e hỏi e bị khuẩn hp vậy con e co bi lây nhiêm không ah
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu trong gia đình có người nhiễm khuẩn HP thì những thành viên còn lại có thể đã bị lây nhiễm. Nếu bạn sử dụng dụng cụ ăn uống riêng, rửa sạch thì hầu như không có nguy cơ lây nhiễm qua vật dụng ăn nữa. Tuy nhiên, HP không chỉ lây nhiễm qua các dụng cụ ăn uống mà còn lây nhiễm qua đường phân – miệng. Tức là trong phân của người nhiễm HP có chứa vi khuẩn, chúng có thể lây lan ra các dụng cụ sử dụng trong nhà vệ sinh và nhiễm sang tay, thực phẩm, hoặc qua các con vật trung gian truyền bệnh như gián, ruồi, chuột xâm nhiễm vào thức ăn. Vậy nên, tỉ lệ lây nhiễm HP chéo giữa các thành viên trong gia đình rất cao. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa gan mật thì khi 1 người nhiễm HP, tỉ lệ lây nhiễm cho tất cả các thành viên còn lại trong gia đình lên tới 87%.
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn HP cho con bạn có thể sử dụng kháng thể thụ động kháng vi khuẩn HP của Nhật là OvalgenHP (GastimunHP). Liều dự phòng lây nhiễm HP của GastimunHP là 1 gói/ngày, uống liên tục 10 ngày/tháng, nhắc lại trong 3 tháng có thể nghỉ 1-2 tháng. Mỗi năm nên dự phòng từ 2-3 đợt.
Đây là biện pháp đặc hiệu để phòng ngừa lây nhiễm HP đang được áp dụng tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, một số nước Châu Âu…
Chúc bạn mạnh khỏe,