Theo các chuyên gia của Tập Đoàn Y Tế Singapore (Singapore Medical Group) tại Tp HCM, bệnh ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 4 trên khắp thế giới. Đây là một bệnh với tỷ lệ tử vong cao (khoảng 800.000 ca mỗi năm) là nguyên nhân tử vong do ung thư cao thứ hai trên thế giới sau ung thư phổi. Vậy những ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao nhất?
Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm nhưng khó phát hiện, quan trọng nhất là mọi người phải luôn lắng nghe những biểu hiện của cơ thể. Khoảng 65-80% số trường hợp ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Vi khuẩn này là thủ phạm hàng đầu của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng và chính việc không phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Để phòng tránh và phát hiện sớm căn bệnh này, mỗi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức về bệnh ung thư dạ dày để phòng bệnh và có biện pháp can thiệp sớm nhất. Dưới đây là những trường hợp có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao nhất:
Nội dung chính
1. Người nghiện thuốc lá
-
Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi, gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp mà người nghiện thuôc slas còn có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Y học đã nghiên cứu hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên tới 40% và thậm chí tới 82% ở người nghiện thuốc nặng so với người không hút thuốc lá.
2. Người hay ăn đồ chế biến sẵn
-
Các chất nitrates, nitrites có trong thịt đã chế biến cũng có thể chứa một số loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP-thủ phạm dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn H.P chuyển đổi thành những phức hợp có thể gây ung thư dạ dày.
3. Người béo phì
-
Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày do hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản hay xảy ra ở những người quá thừa cân.
-
Mặc dù vẫn chưa rõ ràng về mặt cơ chế bệnh sinh nhưng theo một số thống kê đã cho thấy người béo phì có tỷ lệ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần người không bị béo phì.
Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày thường không có triệu chứng hoặc các triệu chứng của ung thư dạ dày không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi triệu chứng biểu hiện rõ ràng thì lúc đó ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, hoặc đã phát triển đến giai đoạn cuối. Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng và dấu hiệu sau:
Triệu chứng sớm:
-
Khó tiêu hoặc chứng ợ chua.
-
Mất ngon miệng, đặc biệt là đối với món thịt.
Triệu chứng muộn:
-
Đau bụng hay cảm thấy khó chịu ở bụng trên.
-
Buồn nôn và nôn mửa.
-
Tiêu chảy hay táo bón.
-
Đầy bụng sau khi ăn.
-
Giảm cân.
-
Yếu và mệt mỏi.
-
Xuất huyết (nôn ra máu hoặc có máu trong phân) màu đen. Có thể dẫn đến thiếu máu.
-
Khó nuốt; có thể là dấu hiệu của u ở vùng tâm vị hoặc sự lan tỏa của u dạ dày lên thực quản.
Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là của các bệnh khác như nhiễm virút dạ dày, loét dạ dày hay viêm ruột loét miệng nên việc chẩn đoán cần phải có bác sĩ chuyên khoa.
Phòng tránh bệnh ung thư dạ dày
– Hạn chế thực phẩm muối như cá muối, dưa cà muối, bởi chúng có chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây ung thư.
– Hạn chế đồ hun khói, đồ ăn nhiều dầu mỡ được chế biến dưới nhiệt độ cao hay đồ ăn chế biến với loại dầu ăn tái sử dụng nhiều lần vì có chứa có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene.
– Không ăn những thực phẩm nấm mốc như gạo, ngô, đậu phộng mốc vì có thể chứa loại chứa chất gây ung thư cực độc.
– Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia.
– Tập thói quen ăn uống đúng giờ và ăn chậm nhai kỹ giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và hạn chế thấp nhất những tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Không nên ăn quá mặn.
– Ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp chất xơ, tăng cường vitamin A,B,E giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và phòng tránh ung thư hiệu quả.
Trên đây là những người có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao và đồng thời là những triệu chứng cũng như một số cách phòng tránh theo thói quen sinh hoạt hy vọng sẽ bổ sung được những thông tin hữu ích cho bạn về bệnh ung thư dạ dày. Bạn nên điều chỉnh cho mình chế độ sinh hoạt đúng đắn để luôn có được sức khỏe tốt cho bản thân và chia sẻ cho bạn bè người thân mình nữa nhé!
Theo gastimunhp.vn
Phạm Hoàng Anh says
Em bị tiêu chảy và sau khi đi thì bi sốt,lâu lâu bụng lại đau 1 làn.Vậy bệnh này có nguy hiểm j ko ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng trên có thể gợi ý tới tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa. Bạn nên tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm.
Chúc bạn mạnh khỏe,
tùng says
Tôi thường đau bụng dưới sau khi khi ăn.đi vệ sinh ra phân lỏng có chất nhầy.uống rượu bia qua bữa sau là bị tiêu chảy và đau bụng dưới.không biết có bệnh gì không thưa bs.tôi từng có tiền sử bệnh viêm hang vị
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Các triệu chứng trên có thể gợi ý tới bệnh đại tràng. Bạn nên tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng của bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Vũ minh Hùng says
Chào bác sỹ
E bị đau dạ dày mấy năm rồi chưa khỏi ( hang vị: Niêm mạc phù nề xung huyết, có trợt nhẹ) năm ngoái HP + tính nhưng e uống thuốc tây, cách đây 6 tháng ktra thì đã – tính.
Điều e muốn hỏi bác sỹ là mẹ e bị ung thư K dạ dày đã mất cách đây 5 năm rồi thì e có bị di truyền ko? Và nếu bị thì Bs tư vấn cho e cách phòng tránh dc ko? Vì e rất sợ K di truyền, có phải cứ cha mẹ bị K là con cái bị K hết ko ah?
Bs hãy tư vấn cho e để e tránh bị K trong tg lai nhé
Bs cứ tư vấn cụ thể các bước e phải làm để e tuân thủ.
Mail và sdt e
vuminhhung82@gmail.com
0982366498
0904904935
Cảm ơn bs rất nhiều.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Ung thư dạ dày có tính di truyền, nghĩa là những người có quan hệ cận huyết thống với bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người bình thường, nhưng điều này không có nghĩa là con cái của bệnh nhân đều sẽ mắc ung thư dạ dày, chỉ là nguy cơ cao hơn mà thôi. Có một số yếu tố khác nữa sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày bạn cần phải tránh bao gồm:
– Vi khuẩn Hp: tác nhân quan trọng nhất gây ung thư dạ dày. Nếu bạn đã tiệt trừ thành công thì nên dự phòng tái nhiễm bằng cách tránh ăn uống chung với người nhiễm Hp, vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên trước khi ăn. Ngoài ra có thể sử dụng kháng thể chống Hp đặc hiệu là GastimunHP để phòng ngừa với liều 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng.
– Đồ muối chua: thực phẩm muối chua có chứa các gốc nitrite tự do, có thể gây ung thư dạ dày.
– Đồ nướng, chiên.
– Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bị mốc hoặc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản
– Nên tầm soát ung thư dạ dày hàng năm, đặc biệt nếu bạn đã trên 45 tuổi và có bệnh lý dạ dày.
Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp hữu ích với bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
lehung says
tôi bị viêm giãn thực quản độ 1 có nhiếm khuẩn HP . sau nhiều tháng điều trị bệnh trào ngược có đỡ nhiều =hiện tại nong cổ uông thuốc bị kháng thuốc không có tác dụng ? vậy xin tư vấn điều trị ? cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ bạn bị kháng với loại thuốc nào? Kháng thuốc điều trị tiệt trừ Hp hay thuốc điều trị trào ngược?
Trường hợp bị kháng kháng sinh tiệt trừ Hp bạn có thể lựa chọn sử dụng kháng thể chống Hp là OvalgenHP (GastimunHP), sử dụng liều tấn công 2 gói/ngày chia lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần để giảm dần tải lượng Hp về mức âm tính.
Trường hợp kháng thuốc điều trị trào ngược: trong nhóm thuốc điều trị trào ngược có nhiều loại khác nhau, nếu kháng với thuốc này bác sỹ có thể đổi cho bạn hoạt chất khác, hoặc thậm chí nếu không đáp ứng tốt với thuốc có thể can thiệp bằng cách phẫu thuật. Để được tư vấn cụ thể và điều trị tốt bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh uy tín và thăm khám chuyên khoa tiêu hóa.
Chúc bạn mạnh khỏe,