Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại phổ biến trong cộng đồng. Từ sau năm 1982, các nhà khoa học đã phát hiện ra, vi khuẩn Hp (H.pylori) chính là nguyên nhân gây ra loét dạ dày tá tràng, các yếu tố như stress, chế độ ăn uống, hút thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loét. Chúng ta cùng tìm hiểu xem nguyên nhân và các cách phát hiện bệnh như thế nào!
Nội dung chính
- 1 Loét dạ dày tá tràng là gì?
- 2 Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng
- 3 Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori)
- 4 Vi khuẩn Hp gây Loét dạ dày tá tràng
- 5 Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loét đường tiêu hóa
- 6 Các dấu hiệu của biến chứng loét dạ dày tá tràng
- 7 Các biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng
- 8 Bệnh loét dạ dày tá tràng được chẩn đoán như thế nào?
Loét dạ dày tá tràng là gì?
Loét đường tiêu hóa là ổ loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng.
Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng
Nguyên nhân gây loét đường tiêu hóa gồm :
- Nhiễm trùng Helicobacter pylori (H.pylori)
- Sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid lâu dài
- Hiếm gặp là do khối u ác tính hay lành tính trong dạ dày, tá tràng hoặc tụy
Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori)
H. pylori là xoắn khuẩn có thể gây bệnh loét dạ dày tá tràng bằng cách phá hủy lớp màng nhầy bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng. Ngay khi H.pylori phá hủy lớp màng nhầy, acid dạ dày có thể tiếp cận niêm mạc dạ dày. Acid dạ dày và H.pylori cùng gây kích ứng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng và gây ra loét .
Vi khuẩn Hp gây Loét dạ dày tá tràng
Người nhiễm H.pylori dễ phát triển Loét dạ dày tá tràng. Phần lớn chúng ta nhiễm H.pylori từ còn nhỏ và duy trì trong nhiều năm. Bệnh thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm. Một số người cho rằng không cần quan tâm tới vi khuẩn H.pylori khi nó chưa gây bệnh, tuy nhiên, nhiều bằng chứng nghiên cứu thuyết phục về hậu quả của việc nhiễm H.pylori trong thời gian dài như loét dạ dày tá tràng, chảy máu dạ dày, Ung thư dạ dày…đã cho thấy tính hiệu quả khi điều trị tiệt trừ H.pylori mang lại cho bệnh nhân, cả về mặt sức khỏe lẫn kinh tế.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loét đường tiêu hóa
Đau âm ỉ hoặc nóng dạ dày là triệu chứng thường gặp nhất. Người bệnh cảm thấy đau bất cứ lúc nào giữa rốn và xương ức. Đau thường xảy ra khi dạ dày rỗng, ví dụ giữa các bữa ăn hoặc ban đêm; đau tạm giảm đi sau khi ăn hoặc uống thuốc kháng acid; kéo dài từ vài phút đến vài giờ; đau lặp đi lặp lại trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng .
Các triệu chứng khác gồm:
- Đầy bụng
- Ợ hơi
- Thay đổi cảm giác thèm ăn
- Nôn, buồn nôn
- Giảm cân
Các dấu hiệu của biến chứng loét dạ dày tá tràng
- Khó thở
- Chóng mặt hoặc cảm giác xỉu
- Có máu đỏ trong phân hoặc phân đen
- Có máu đỏ trong chất nôn ra hoặc có màu café
- Đau dạ dày đột ngột, dai dẳng và nặng nề.
Các biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng
- Chảy máu bên trong khi acid dạ dày hoặc ổ loét làm vỡ mạch máutrong dạ dày
- Thủng dạ dày khi ổ loét phát triển sâu hơn và phá vỡ hoàn toàn vách dạ dày hoặc tá tràng.
- Viêm phúc mạc khi tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng phát triển vào phúc mạc – lớp niêm mạc của ổ bụng.
Bệnh loét dạ dày tá tràng được chẩn đoán như thế nào?
- Tiền sử bệnh
- Khám thực thể
- Các xét nghiệm
- Nội soi đường tiêu hóa
Tiền sử bệnh
Có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng, bác sĩ sẽ hỏi xem bệnh nhân có sử dụng các thuốc kháng viêm non-steroid không.
Khám thực thể
Khám thực thể có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày tá tràng.
Xét nghiệm
Các test dùng để phát hiện H.pylori gồm:
- Xét nghiệm máu; test thở ure và xét nghiệm phân.
- Xét nghiệm phân và test thở phát hiện H.pylori chính xác hơn xét nghiệm máu. Xét nghiệm này rất quan trọng vì việc điều trị loét dạ dày tá tràng do H.pylori sẽ khác với loét đường tiêu hóa do thuốc kháng viêm non-steroid.
- Xét nghiệm máu: Có thể cho biêt sự hiện diện của H.pylori .
- Test thở ure: Để làm test này bệnh nhân sẽ uống một chất lỏng đặc biệt có chứa ure- sản phẩm cơ thể tạo ra khi tiêu hóa protein. Nếu có H.pylori hiện diện, vi khuẩn này sẽ chuyển ure thành CO2 trong khí thở ra của bệnh nhân. Bằng việc đo nồng độ CO2 trong khí thở ra sẽ cho biết mức độ nhiễm H.pylori .
- Xét nghiệm phân: Phân tích mẫu phân có thể cho biết sự hiện diện của H.pylori.
Nội soi đường tiêu hóa trên
Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào thực quản của bệnh nhân đi vào dạ dày và tá tràng. Camera sẽ truyền hình ảnh vảo màn hình cho phép kiểm tra cặn kẽ niêm mạc đường tiêu hóa. Bệnh nhân có thể dùng thuốc gây mê dạng dung dịch hoặc xịt vào họng trước khi nội soi.Hoặc dùng thuốc an thần đường tiêm tĩnh mạch để giúp bệnh nhân thư giãn, thoải mái khi nôi soi. Nội soi chỉ ra các dấu hiệu của viêm, trợt, ổ loét và những dấu vết Ung thư trong niệm mạc dạ dày.
Nội soi giúp
- Theo dõi tổn thương tại dạ dày
- Làm sinh thiết để nhận biết sự hiện diện của H.pylori.
Gastimunhp.vn sưu tầm và lược dịch
Phạm Thị Phương Anh says
Chào bác sĩ. Mẹ em năm nay 46 tuổi bị loét dạ dày nặng. Đi khám ở nhiều bệnh viện lớn đều tư vấn mổ cho mẹ em. Nhưng mẹ em lại loét nhiều chỗ ở dạ dày. Vậy theo bác sĩ liệu mổ có phải là lựa chọn tốt nhất trong tình trạng này không.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trong trường hợp loét dạ dày không đáp ứng với điều trị nội khoa thì cần can thiệp ngoại khoa để điều trị. Bệnh để kéo dài và không đáp ứng thuốc có nguy cơ gặp biến chứng cao. Như vậy tư vấn của bác sỹ hoàn toàn hợp lý và bạn nên tin tưởng điều trị.
Bên cạnh đó nếu như bệnh nhân có nhiễm khuẩn Hp thì kể cả sau khi đã phẫu thuật, nếu không cắt bỏ toàn bộ dạ dày thì cần tiếp tục tiệt trừ vi khuẩn HP để ngăn vi khuẩn gây viêm loét phần dạ dày còn lại.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Bùi thị bích chi says
Thưa bsi chế e năm nay 30 tuoi thời gian đầu đi khám bsi chuan đoán là vi khuẩn hp sau đó điều trị đi khám lại thì hết mà giờ thấy đau thường xuyên nội soi lại thi bsi nói la viêm loét dạ dày tá tràng hp+T1
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Kết quả cho thấy bạn vẫn còn vi khuẩn Hp và vẫn bị loét tá tràng, như vậy thì bạn đã bị thất bại điều trị với phác đồ lần đầu. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tiệt trừ Hp thất bại như sử dụng đơn thuốc chưa đúng, uống sai cách, không đủ liều…nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là khuẩn Hp kháng kháng sinh. Trong trường hợp bạn điều trị thất bại với một phác đồ tiệt trừ Hp thì dựa trên lịch sử dùng thuốc của bạn, bác sỹ sẽ dự đoán nguy cơ kháng thuốc và tư vấn cho bạn một phác đồ điều trị mới.
Trong đợt điều trị kế tiếp bạn lưu ý cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ và nhất thiết nên phối hợp phác đồ điều trị cùng kháng thể kháng Hp là OvalegnHP (GastimunHP) ngay từ đầu để nâng cao hiệu lực tiệt trừ hp, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. GastimunHP có tác dụng làm tổn thương vách tế bào của vi khuẩn hp, tạo điều kiện cho kháng sinh xâm nhập vào bên trong để tiêu diệt vi khuẩn một cách thuận lợi hơn. Đồng thời, GastimunHP sẽ làm giảm hoạt tính của men urease khiến vi khuẩn hp mất khả năng thích nghi trong môi trường dạ dày; giảm khả năng bám dính và ngưng kết vi khuẩn làm cho vi khuẩn bị đào thải theo nhu động đường tiêu hóa hoặc bị đại thực bào bắt giữ. Do đó mà khi phối hợp cùng phác đồ điều trị, GastimunHP sẽ cải thiện đáng kể tỉ lệ tiệt trừ hp thành công. Liều sử dụng của GastimunHP khi phối hợp với phác đồ tiệt trừ Hp là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2- 4 tuần.
Trước khi bắt đầu liệu trình điều trị kế tiếp bạn có thể gửi lại cho chúng tôi đơn thuốc (cả đơn thuốc mới và đơn thuốc cũ mà bạn đã sử dụng) để chúng tôi kiểm tra, tư vấn điều chỉnh nếu cần thiết nhằm đạt được hiệu quả tối đa.
Chúc bạn sớm điều trị thành công,
Bùi thị bích chi says
chao bac si .em dieu chi 3 lan van chua khoi hp bac si chi cho em banh vien nao dc ko a
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tiệt trừ Hp thất bại như sử dụng đơn thuốc chưa đúng, uống sai cách, không đủ liều…nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là khuẩn Hp kháng kháng sinh. Trong trường hợp bạn điều trị thất bại với nhiều phác đồ tiệt trừ Hp thì dựa trên lịch sử dùng thuốc của bạn, bác sỹ sẽ dự đoán nguy cơ kháng thuốc và tư vấn cho bạn một phác đồ điều trị mới, hoặc thậm chí phải làm kháng sinh đồ kiểm tra độ nhạy của vi khuẩn với kháng sinh. Vậy nên bạn hãy cầm theo các đơn thuốc đã sử dụng, tới bệnh viện lớn như 108, BV Đại học Y Hà Nội, BV Chợ Rẫy…để được điều trị tốt.
Trong đợt điều trị kế tiếp bạn lưu ý cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ và nhất thiết nên phối hợp phác đồ điều trị cùng kháng thể kháng Hp là OvalegnHP (GastimunHP) ngay từ đầu để nâng cao hiệu lực tiệt trừ hp, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. GastimunHP có tác dụng làm tổn thương vách tế bào của vi khuẩn hp, tạo điều kiện cho kháng sinh xâm nhập vào bên trong để tiêu diệt vi khuẩn một cách thuận lợi hơn. Đồng thời, GastimunHP sẽ làm giảm hoạt tính của men urease khiến vi khuẩn hp mất khả năng thích nghi trong môi trường dạ dày; giảm khả năng bám dính và ngưng kết vi khuẩn làm cho vi khuẩn bị đào thải theo nhu động đường tiêu hóa hoặc bị đại thực bào bắt giữ. Do đó mà khi phối hợp cùng phác đồ điều trị, GastimunHP sẽ cải thiện đáng kể tỉ lệ tiệt trừ hp thành công. Liều sử dụng của GastimunHP khi phối hợp với phác đồ tiệt trừ Hp là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2- 4 tuần.
Chúc bạn sớm điều trị thành công,