Nội dung chính
Bạn có biết?
- Helicobacter pylori (H. pylori hay Hp) là loại vi khuẩn tìm thấy trong dạ dày của khoảng 2/3 dân số trên thế giới.
- Nhiễm trùng Hp là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày đặc biệt ung thư dạ dày tại các vùng trong dạ dày ngoại trừ vùng phía trên nơi gần với thực quản) Nhiễm trùng Hp cũng gây ra u mô lympho tại niêm mạc dạ dày (MALT).
- Nhiễm trùng Hp cũng liên quan tới nguy cơ giảm của một số loại ung thư bao gồm ung thư dạ dày cardia cancer (ung thư phần phía trên cùng của dạ dày) và ung thư biểu mô thực quản.
H.pylori là gì?
Vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày (theo WHO)
Helicobacter pylori, hay H. pylori, gọi tắt là vi khuẩn Hp, là một loại xoắn khuẩn phát triển trong lớp màng nhầy bao phủ bên trong dạ dày của người.
Để sống sót trong môi trường acid khắc nghiệt của dạ dày, H.pylori tiết ra một men gọi là Urease, men này chuyển ure trong dạ dày thành amoniac. Việc sản xuất amoniac xung quanh H.pylori làm trung hòa acid trong dạ dày giúp vi khuẩn này sống sót. Hơn nữa, hình dạng helical của H.pylori cho phép nó chui sâu vào lớp màng nhầy nơi ít acid hơn so với bên trong dạ dày hoặc lumen. H.pylori cũng có thể bám dính vào các tế bào lót trên bề mặt của dạ dày.
Mặc dù các tế bào miễn dịch bình thường cũng có thể nhận diện và tấn công các vi khuẩn xâm lấn ở các vị trí gần nơi nhiễm trùng H.pylori nhưng chúng không có khả năng tiếp cận viền dạ dày. Thêm nữa H.pylori cũng phát triển các phương pháp ngụy trang giúp nó tránh được đáp ứng miễn dịch tại chỗ.
H. pylori đã tồn tại cùng với loại người hàng nghìn năm và nhiễm trùng vi khuẩn này là phổ biến. CDC (trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng của Mỹ) dự đoán xấp xỉ 2/3 dân số trên thế giới mang vi khuẩn này và tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn rất nhiều ở các nước đang phát triển so với các nước đã phát triển.
Mặc dù nhiễm H.pylori không gây ra bệnh ở phần lớn bệnh nhân nhưng nó là yếu tố nguy cơ chính của bệnh loét dạ dày mạn tính và chịu trách nhiệm cho phần lớn các trường hợp loét dạ dày và tá tràng.
Năm 1994, Ủy ban quốc tế về nghiên cứu ung thư (thuộc tổ chức Y tế thế giới – WHO) đã xếp H.pylori là một yếu tố gây ung thư ở người, nhóm I (nhóm chắc chắn gây ung thư). Tới nay các nhà nghiên cứu đã đạt được sự đồng thuận: sự xâm nhiễm H.pylori trong dạ dày là nguyên nhân quan trọng đối với Ung thư dạ dày và U lympho liên quan tới niêm mạc dạ dày. Nhiễm H.pylori cũng liên quan tới nguy cơ thấp gây Ung thư biểu mô thực quản.
H. pylori được cho là lây nhiễm qua thực phẩm và nước uống nhiễm vi khuẩn, qua sự tiếp xúc trực tiếp bằng đường miệng. Trong phần lớn quần thể, vi khuẩn mắc phải khi còn nhỏ, thường ở trẻ sống ở vùng nghèo, đông đúc và vệ sinh kém.
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày được chia làm 2 loại: Ung thư cardia và Ung thư non-cardia. Nhìn chung tần suất ung thư dạ dày đang giảm dần. Tuy nhiên chủ yếu giảm ở tỷ lệ ung thư non-cardia. Ung thư cardia dạ dày từng là ít gặp, hiện lại tăng lên trong các thập niên gần đây. Ngoài ra, Ung thư dạ dày vẫn là nguyên nhân thường gặp thứ 2 gây tử vong do ung thư. Tần suất mắc cao hơn ở vùng Đông Nam Á, Nam Mỹ hơn là Hoa Kỳ và các nước Châu Âu khác. Yếu tố độc tính CagA trong chủng Hp ở khu vực châu Á Thái Bình Dương được cho là nguyên nhân gây độc tính Ung thư mạnh hơn chủng vi khuẩn Hp ở phương Tây.
Nhiễm trùng H.pylori được xác định là nguyên nhân tiên phát gây ung thư dạ dày. Các yếu tố nguy cơ khác gồm viêm dạ dày mạn, tuổi cao, nam giới, chế độ ăn nhiều muối, hút thuốc hoặc thức phẩm bảo quản kém, hút thuốc lá, thiếu máu pernicious anemia; tiền sử phẫu thuật dạ dày có các vấn đề lành tính, tiền sử gia đình ung thư dạ dày.
H. pylori có mối liên quan khác nhau với 2 nhóm ung thư dạ dày chính, trong khi nhiễm H.pylori liên quan tới nguy cơ tăng ung thư dạ dày non cardia thì nguy cơ ung thư dạ dày cardia lại không tăng thậm chí có thể giảm.
Bằng chứng nhiễm H.pylori gây ung thư dạ dày non-cardia là gì?
Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy các cá thể nhiễm H.pylori có nguy cơ tăng ung thư biểu mô dạ dày. Nguy cơ tăng giới hạn cho ung thư dạ dày non-carida. Ví dụ, năm 2001 trong một phân tích trên 12 nghiên cứu các trường hợp ung thư dạ dày và H.pylori cho thấy nguy cơ ung thư dạ dày non-cardia cao hơn xấp xỉ 6 lần ở nhóm có nhiễm H.pylori so với nhóm không nhiễm.
Các bằng chứng thêm nữa về mối liên quan giữa nhiễm H.pylori và nguy cơ ung thư dạ dày non-carida có từ các nghiên cứu tiến cứu như Alpha-Tocopherol, Beta-Carotene (ATBC) Cancer Prevention Study tại Phần lan. So sánh các bệnh nhân đã phát triển ung thư dạ dày non-cardia và nhóm không phát triển ung thư, các nhà nghiên cứu tìm thấy những trường hợp nhiễm H.pylori có nguy cơ tăng gấp 8 lần ung thư da dày non-cardia.
Theo Trung tâm nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ
Đỗ Văn Tuấn says
Vừa qua tôi có bị HP. Đã uống một đợt thuốc, có giảm nhưng uống đợt 2 bị dị ứng kháng sinh nen ngừng. Giờ tôi thấy hay bị đầy bụng. Vậy tôi nên làm gì vậy khám ở đâu để xác định rõ bệnh. Tôi dang ở Gia Lai
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trước hết bạn cần tới gặp bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, mang theo các đơn thuốc đã dùng để xác định loại kháng sinh gây ra tình trạng dị ứng và thay đổi phác đồ cho phù hợp. Nếu không thể tìm được phác đồ phù hợp với cơ địa dị ứng thì biện pháp duy nhất còn lại là sử dụng kháng thể OvalgenHP (gastimunHP) liều tấn công 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2-3 tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn thị kim dung says
Chỉ dùng kháng thể ovalgen hp mà không dùng kháng sinh liệu có tiêu diệt được hết vi khuẩn hp không?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm.
Có nhiều nghiên cứu lâm sàng trên cả người và động vật chứng minh hiệu lực thải trừ vi khuẩn HP của kháng thể OvalgenHP. Kết quả nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy sau 3 tháng sử dụng OvalgenHP tỉ lệ bệnh nhân đạt mức âm tính khoảng 76%. Tuy nhiên việc sử dụng OvalgenHP trong thời gian ngắn hạn (một vài tuần) chỉ làm giảm tải lượng chứ chưa đạt được mức âm tính Hp trong nhiều trường hợp. Chính vì vậy mà các trường hợp nhiễm khuẩn Hp mà chưa có bệnh lý dạ dày có thể sử dụng GastimunHP đơn độc trong thời gian từ 6-12 tuần để giảm dần tải lượng Hp về mức âm tính và phòng ngừa sớm bệnh dạ dày. Nhưng với trường hợp của bạn, bạn đã có biểu hiện triệu chứng, chúng tôi chưa rõ ở mức độ nào nhưng tối thiểu đã có viêm dạ dày. Khi đó khuyến cáo bạn nên sử dụng phối hợp phác đồ kháng sinh thông thường cùng GastimunHP, liều tấn công 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2-4 tuần.
Sau khi tiệt trừ thành công bạn có thể duy trì liều 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng để dự phòng tái nhiễm Hp.
Chúc bạn mạnh khỏe,