Ung thư dạ dày là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa, có tỷ kệ tỷ vong đứng thứ hai trong các bệnh ung thư (sau ung thư phổi). Quá trình điều trị bệnh Ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất vẫn là tiến triển của bệnh ở từng giai đoạn. Ngày nay, y học đã sử dụng một vài phương pháp điều trị ung thư dạ dày, trong đó có phương pháp xạ trị. Bạn đọc cùng xem những phương pháp xạ trị và tác dụng phụ của xạ trị.
Điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị là việc sử dụng các hạt hoặc tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư tại một khu vực cụ thể trong cơ thể. Tùy theo thời gian sử dụng xạ trị mà phương pháp xạ trị có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để điều trị ung thư dạ dày.
Mục đích của xạ trị trong điều trị Ung thư dạ dày
- Trước khi phẫu thuật: Phương pháp xạ trị sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u nhằm hỗ trợ quá trình phẫu thuật dễ dàng hơn. Xạ trị có thể được sử dụng cùng với hóa trị để đạt được hiệu quả hơn.
- Sau khi phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày, phương pháp xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt phần ung thư sót lại rất nhỏ mà không thể được nhìn thấy và cắt bỏ trong khi phẫu thuật. Đặc biệt là khi kết hợp xạ trị với các thuốc hóa trị chẳng hạn như 5-FU – có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa tái phát ung thư sau phẫu thuật và có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn.
- Ở từng giai đoạn phát triển bệnh Ung thư dạ dày cũng có thể dùng phương pháp xạ trị để làm chậm sự tăng trưởng và giảm bớt các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối, chẳng hạn như đau, chảy máu, và vấn đề về ăn uống.
Điều trị ung thư dạ dày thường sử dụng loại xạ trị tia bên ngoài. Xạ trị tia bên ngoài giúp tập trung bức xạ trên vị trí ung thư từ một máy bên ngoài cơ thể. Các loại xạ trị tia bên ngoài thường được sử dụng là liệu pháp xạ trị không gian ba chiều (3D-CRT) và liệu pháp xạ trị điều biến cường độ (IMRT). Những loại xạ trị tia bên ngoài này sử dụng máy tính và kỹ thuật đặc biệt để tập trung bức xạ vào vị trí ung thư và hạn chế tổn thương các mô bình thường lân cận.
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa đo đạc cẩn thận để xác định được vị trí, các góc đứng để chiếu tia bức xạ và chỉnh liều lượng tia bức xạ thích hợp. Cũng tương tự như chụp X – quang, nhưng bức xạ ở xạ trị mạnh hơn nhiều so với bức xạ trong chụp X quang. Phương pháp xạ trị thường không gây đau đớn và chỉ kéo dài vài phút. Cũng như các phương pháp khác thì xạ trị cũng có tác dụng phụ, sau đây là một số tác dụng phụ của xạ trị Ung thư dạ dày mà bệnh nhân có thể gặp.
Tác dụng phụ của xạ trị ung thư dạ dày có thể gặp
- Vấn đề về da: trong khoảng 2 tuần đầu điều trị người bệnh có thể thấy da đỏ nhẹ sau đó đến triệu chứng da khô và lột da. Triệu chứng này là do tác dụng của phóng xạ trên các tế bào sản xuất sắc tố của da.
- Buồn nôn và nôn, tiêu chảy: Sau quá trình xạ trị ở ngực có thể dẫn đến tình trạng phù nề, viêm thực quản, dạ dày gây ra các triệu chứng như đau, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Tiêu chảy có thể được xử lý bằng thuốc hoặc tránh một số loại đồ ăn có gia vị chua, cay, thức ăn quá lạnh…
- Mệt mỏi: Một phần gây ra triệu chứng này là tình trạng thiếu máu, stress, các khối u làm cho hệ miễn dịch sinh ra các chất gây mệt mỏi.
- Số lượng tế bào máu thấp: Xạ trị trên một phạm vi lớn làm cho số lượng tế bào máu thấp, loạng choạng, thay đổi thị lực.
Những triệu chứng này thường hết trong vòng vài tuần sau khi điều trị kết thúc. Khi bị bất kỳ tác dụng phụ nào thì bệnh nhân cũng nên thông báo cho bác sĩ để tìm cách giảm bớt tác dụng phụ này. Khi xạ trị sử dụng cùng với hóa trị thì bệnh nhân có thể gặp phải vấn đề về ăn uống. Khi gặp phải vấn đề này một số bệnh nhân cần phải truyền dịch tĩnh mạch hoặc phải sử dụng ống đưa thức ăn, chất dinh dưỡng vào cơ thể trong quá trình điều trị.
Bức xạ cũng có thể gây tổn thương các cơ quan lân cận khi phải tiếp xúc với tia bức xạ. Khi đó có thể dẫn đến các vấn đề về tổn thương tim hoặc phổi, hoặc thậm chí có thể tăng nguy cơ mắc ung thư khác trong tương lai. Để ngăn chặn được vấn đề này thì các bác sĩ cần sử dụng liều lượng bức xạ vừa đủ, theo dõi cẩn thận những vị trí chiếu tia bức xạ để hạn chế những tổn thương do bức xạ gây ra.
Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Long
Cuong says
Mổ vì sao sống được 1-3 năm. Không mổ thì sống 5 năm. Vậy nên chọn phương án nào?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Chúng tôi không rõ thông tin bạn lấy từ đâu nhưng nó hoàn toàn không chính xác. Tất nhiên nếu phẫu thuật mà lại khiến bệnh nhân tử vong sớm hơn thì nó không bao giờ được áp dụng.
Thực tế ở thời điểm hiện tại phẫu thuật là phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu đối với ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Đây là phương pháp duy nhất đem lại cơ hội điều trị khỏi ung thư dạ dày cho bệnh nhân.
Với ung thư ở giai đoạn muộn, không thể áp dụng phẫu thuật thì áp dụng các biện pháp khác để kéo dài tuổi thọ cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Lương van thiều says
Cho e hỏi .là bố e đc chuẩn đoán là ung thư dạ dày di căn .nay đã đc cắt bỏ 3/4 dạ dày .bây giờ b.s bảo phải phải dùng biện pháp xạ trị để điều trị …khi xạ trị xong có hết bệnh dc ko .và xạ trị tốn kem lắm ko
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Sau phẫu thuật ung thư dạ dày từ giai đoạn IB trở đi bác sỹ thường khuyên bệnh nhân hóa trị kết hợp xạ trị để làm giảm nguy cơ tái phát ung thư dạ dày. Chi phí này còn phụ thuộc vào số lần hóa trị, xạ trị cần thực hiện. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sỹ điều trị để nắm được thông tin nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe
Lê thi anh nguyệt says
Chồng e được chẩn đoán là bị ung thư dạ dày, và bác sĩ đã thực hiện 10 tia xạ cho chồng em, cho em hỏi là như vậy sau khi xa tri xong thì cần phải có những biện pháp chăm sóc như thế nào cho mau hồi phục sk ạ, vì e thấy ảnh ăn ko được hoặc ăn vào rồi nôn, rồi đau đầu nhiều lắm, và cho em hoi sau khi xạ như z thì chồng em có thể sống thêm được bao lâu ạ, em cảm ơn ah
gastimunhp1 says
Chào bạn,
– Sau khi trị xạ, bệnh nhân ung thư dạ dày không nên ăn uống ngay vào ngày sau đó. Sau khi tháo ống ra khỏi dạ dày, người bệnh có thể uống một ít nước, mỗi lần uống từ 4 – 5 muỗng canh, uống cách nhau 2 tiếng uống 1 lần.
Nếu không có phản ứng bất lợi nào xảy ra thì ngày tiếp theo người bệnh có thể uống thêm lượng chất lỏng vừa phải từ 50ml đến 80 ml/ lần, cũng cách nhau 2 tiếng. Ngày thứ 3 có thể cho bệnh nhân bắt đầu ăn cháo loãng, mỗi lần ăn từ 100- 150 ml. Ăn 6 đến 7 bữa trong ngày.
Mấy ngày đầu người bệnh ung thư dạ dày sẽ rất mệt và có ống thông dạ dày giúp đường khâu nối mau liền. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy đuối sức 1 thời gian và kèm theo bị rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hoặc chảy máu,sốt, nhiễm trùng,… Để kiểm soát các triệu chứng này bằng cách dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ trực tiếp điều trị và thay đổi khẩu phần ăn.
– Theo ghi nhận, ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong đứng thử 2 chỉ sau ung thư phổi. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư dạ dày phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.
+ Với những người phát hiện khi ở giai đoạn đầu và được chữa trị kịp thời đúng phương pháp thì có thể sống được khoảng 5 – 10 năm.
+ Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sau, tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn và các biện pháp điều trị lúc đó chỉ nhằm kéo dài được chút ít thời gian sống của bệnh nhân mà thôi.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Thúy says
Cho e hỏi. Ba e bị ung thư dạ day. Đã cắt 1/3 dạ dày và đang điều trị bằng xạ trị. Khi ở viện về cách điều trị ntn ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Sau khi trị xạ bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định điều trị của bác sỹ đồng thời bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống như sau:
– Sau khi trị xạ, bệnh nhân ung thư dạ dày không nên ăn uống ngay vào ngày sau đó. Sau khi tháo ống ra khỏi dạ dày, người bệnh có thể uống một ít nước, mỗi lần uống từ 4 – 5 muỗng canh, uống cách nhau 2 tiếng uống 1 lần.
Nếu không có phản ứng bất lợi nào xảy ra thì ngày tiếp theo người bệnh có thể uống thêm lượng chất lỏng vừa phải từ 50ml đến 80 ml/ lần, cũng cách nhau 2 tiếng. Ngày thứ 3 có thể cho bệnh nhân bắt đầu ăn cháo loãng, mỗi lần ăn từ 100- 150 ml. Ăn 6 đến 7 bữa trong ngày.
Mấy ngày đầu người bệnh ung thư dạ dày sẽ rất mệt và có ống thông dạ dày giúp đường khâu nối mau liền. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy đuối sức 1 thời gian và kèm theo bị rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hoặc chảy máu,sốt, nhiễm trùng,… Để kiểm soát các triệu chứng này bằng cách dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ trực tiếp điều trị và thay đổi khẩu phần ăn.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe
an nhiên says
dạ em có vấn đề này cần hỏi ạ, rất mong nhậ được sự tư vấn của bác sỹ ạ: cô bị ung thư dạ dày giai đoạn gần cuối, vừa mổ ở bệnh viện ung bướu nhưng bác sỹ mổ xong nói khối u lớn quá không giám cắt. hiện tại khối u vẫn còn trong đó, vậy cho hỏi giờ phải làm cách nào ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối có 4 phương pháp chính: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị đích. Phẫu thuật thường ít thành công hơn vì mục đích chính bây giờ là kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Vì vậy mà xạ trị và hóa trị sẽ được ưu tiên hơn. Trường hợp người thân của bạn bác sỹ không chỉ định cắt khối u thì hiện tại có thể điều trị bằng các phương pháp còn lại theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Do đó bạn có thể yên tâm tuân thủ điều trị cho người nhà của mình nhé.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.