Bệnh lý dạ dày do H.pylori gây ra là một căn bệnh khá phổ biến và hiện nay việc điều trị đang gặp phải nhiều khó khăn liên quan tới tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.
Nội dung chính
Phác đồ tiệt trừ H.pylori hiện nay có hiệu quả ra sao?
Tiệt trừ HP là bước đầu tiên trong quá trình điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP. Đây là điều kiện tiên quyết để đem lại hiệu quả lành tổn thương dạ dày nhanh chóng, đồng thời ngăn chặn biến chứng ung thư dạ dày. Phác đồ điều trị HP hiện nay có nhiều loại như: phác đồ 3 thuốc, phác đồ lai, phác đồ đồng thời, phác đồ 4 thuốc có bismuth, phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin…Các bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn sử dụng phác đồ nào cho bệnh nhân dựa trên nguy cơ kháng thuốc và lịch sử dùng thuốc của bệnh nhân. Bệnh nhân ở khu vực lưu hành chủng H.pylori đề kháng kháng sinh cao, hoặc bệnh nhân đã có tiền sử điều trị H.pylori trước đây thì sẽ có nguy cơ thất bại điều trị lớn hơn.
Có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây nhằm đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị HP. Đây cũng là cơ sở để các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tiêu hóa đưa ra các khuyến cáo được cập nhật định kì về lựa chọn phác đồ điều trị HP.
Phác đồ 3 thuốc (PPI + Amoxicillin + Clarithromycin hoặc Metronidazole): hiệu quả suy giảm chỉ còn từ 35-60% (theo nghiên cứu từ 2013-2016). Nếu như trước đây phác đồ 3 thuốc thường xuyên được sử dụng là phác đồ diệt HP đầu tay thì hiện nay không còn được khuyến cáo sử dụng do hiệu quả diệt trừ thấp. Để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể phối hợp thêm Bismuth cùng phác đồ.
Phác đồ đồng thời hoặc phác đồi nối tiếp: là phác đồ sử dụng kết hợp PPI với 3 loại kháng sinh Amoxicillin, Metronidazole, Clarithromycin cùng lúc với nhau (đồng thời) hoặc lần lượt (nối tiếp). Theo nghiên cứu, 2 phác đồ này có hiệu quả diệt trừ Hp từ 85-90%. Tuy nhiên, phác đồ đồng thời hiện nay chỉ được khuyến cáo ở những vùng có tỉ lệ đề kháng Clarithromycin và Metronidazole thấp. Phác đồ nối tiếp cũng ít được sử dụng do cách uống phức tạp.
Phác đồ 4 thuốc có bismuth (PPI + Tetracyclin + Metronidazole + Bismuth): hiệu quả diệt HP trên 90%. Hiện nay, phác đồ 4 thuốc có bismuth được khuyến cáo là phác đồ đầu tay tiệt trừ HP. Tuy nhiên, việc áp dụng phác đồ này cho bệnh nhân cũng có nhiều trở ngại do tác dụng phụ của phác đồ khá nhiều.
Tác dụng phụ | % | Tác dụng phụ | % |
Mệt mỏi | 49.1% | Khó ngủ | 19.6% |
Buồn nôn | 36.3% | Chóng mặt | 17.4% |
Đau đầu | 16.9% | Táo bón | 8.7% |
Bảng 1: Tác dụng phụ thường gặp của phác đồ 4 thuốc có bismuth
Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin (PPI + Amoxicillin + Levofloxacin): hiện nay được sử dụng là phác đồ kế tiếp sau khi thất bại với phác đồ diệt Hp lần đầu. Phác đồ này có hiệu quả từ 60-85%.
Nguyên nhân tiệt trừ HP khó khăn và dễ thất bại
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến việc điều trị Hp gặp nhiều khó khăn hiện nay đó chính là tình trạng HP đề kháng kháng sinh tăng cao. Một nghiên cứu mới nhất thực hiện từ năm 2018 – 2020 tại BV Đại học Y Hà Nội cho thấy, tỉ lệ HP đề kháng với các kháng sinh Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Levofloxacine và Tetracyclin lần lượt là: 68.9%, 94%, 3%, 55.3%, 1%. Hơn nữa, hầu hết chủng H. pylori nuôi cấy được kháng từ 2 loại KS trở lên, với tỉ lệ kháng 2 loại KS, 3 loại kháng sinh và 4 loại KS tương ứng là 42.7%, 37.4% và 2.6%.
Một nguyên nhân thứ 2 có thể làm hiệu quả tiệt trừ Hp suy giảm đó chính là khó khăn trong việc tuân thủ đơn thuốc của bệnh nhân. Có rất nhiều bệnh nhân uống thuốc không đúng theo hướng dẫn, chẳng hạn thuốc ức chế tiết acid dạ dày cần uống trước ăn từ 30-60 phút nhưng nhiều bệnh nhân có thể uống cùng với kháng sinh sau bữa ăn. Việc quên liều hoặc tự ý bỏ thuốc do tác dụng phụ cũng thường gặp.
OvalgenHP và lợi khuẩn LJ1088 – Giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả diệt trừ HP
Sở dĩ vi khuẩn HP khó tiệt trừ là do chúng sở hữu hệ men gọi là Urease, có tác dụng trung hòa môi trường acid dạ dày, làm loãng lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày, giúp vi khuẩn HP chui sâu xuống dưới và bám chắc trên niêm mạc dạ dày. Tại vị trí này, các loại thuốc kháng sinh rất khó thấm qua lớp màng nhầy để tác động tới vị trí sinh sống của HP để phát huy tác dụng.
Tại Viện Nghiên cứu Miễn dịch Gifu – Nhật Bản, các nhà khoa học đã sử dụng men Urease làm kháng nguyên để gây miễn dịch cho gà mái, tạo ra kháng thể IgY có tác dụng ức chế đặc hiệu men Urease của HP, gọi là OvalgenHP. Khi vào dạ dày qua đường uống, kháng thể OvalgenHP ức chế đặc hiệu men Urease trên vỏ vi khuẩn HP, khiến HP mất khả năng trung hòa môi trường acid dạ dày, đồng thời bị ngưng kết lại với nhau thành từng đám và bị đẩy ra ngoài theo nhu động đường tiêu hóa.
Nghiên cứu trên người cho thấy loại kháng thể này có khả năng làm giảm lượng vi khuẩn HP trong dạ dày, giảm các triệu chứng khó chịu dạ dày do nhiễm HP và thậm chí có một tỷ lệ không nhỏ người bệnh có khả năng âm tính với vi khuẩn HP sau 2 tháng sử dụng. Đồng thời, kháng thể OvalgenHP cũng có thể sử dụng phối hợp cùng phác đồ kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị. Nghiên cứu tại bệnh viện trung ương quân đội 108 cho thấy, khi phối hợp OvalgenHP cùng phác đồ bộ ba (EAC) thì tỉ lệ diệt trừ HP đã tăng ngoạn mục, từ 41% lên đến 78%.
Nghiên cứu lâm sàng phối hợp OvalgenHP cùng phác đồ bộ 3 (EAC) tại BV trung ương quân đội 108
Hiện nay, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Miễn dịch Gifu Nhật Bản còn phối hợp kháng thể OvalgenHP cùng chủng lợi khuẩn LJ1088 giúp đem lại hiệu quả cao và toàn diện hơn. Lợi khuẩn LJ 1088 có tác dụng hiệp đồng cùng OvalgenHP giúp giảm khuẩn HP hiệu quả hơn, đồng thời giúp giảm tiết acid dịch vị và cải thiện hệ vi sinh có lợi ở đường ruột. Nghiên cứu cho thấy, kháng thể OvalgenHP và lợi khuẩn LJ1088 có hiệu quả ngay cả với những chủng HP đã đề kháng kháng sinh.
Đây là phương pháp giảm khuẩn HP tự nhiên, an toàn cho cả trẻ em và người lớn, hữu ích trong hỗ trợ phòng ngừa và khắc phục các bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn HP, đặc biệt là những trường hợp kháng kháng sinh.