Đau bao tử do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, một vài nguyên nhân trong số đó có thể giải quyết bằng việc nghỉ ngơi, kiểm soát lại chế độ ăn uống. Nhưng cũng có những trường hợp cần chăm sóc y tế khẩn cấp. Rất khó để xác định xem các cơn đau bao tử có phải là trường hợp nghiêm trọng hay không nếu không có sự chẩn đoán từ bác sĩ. Dưới đây là một số lời khuyên, đau bao tử nên làm gì và không nên làm gì.
Đau bao tử nên làm gì?
Khi cơn đau bao tử của bạn không phải là trường hợp khẩn cẩp
Nếu cơn đau bao tử của bạn là do một số vấn đề nhỏ như: táo bón, đầy hơi, ăn thức ăn không phù hợp, vv thì bạn có thể tự giải quyết vấn đề này tại nhà. Một số việc bạn có thể làm để cảm thấy thoải mái hơn:
- Nếu bạn ói mửa hoặc/và tiêu chảy, có thể tuân thủ theo chế độ ăn BRAT (bao gồm chuối, gạo, táo và bánh mì nướng) cùng các loại thức ăn nhẹ khác cho đến khi các triệu chứng giảm dần. Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày nên ăn gì?
- Cố gắng đi cầu. Bạn có thể ăn trái cây tươi, rau, đậu, ngũ cốc, các thực phẩm giàu chất xơ để kích thích việc đi tiêu. Nếu các phương pháp trên này không hữu ích, có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng không kê đơn.
- Sử dụng một túi chườm nóng đặt lên bụng trong khoảng 20-30 phút có thể làm giảm cơn đau (nên để một chiếc khăn dưới túi chườm để bảo vệ làn da.
- Tránh các loại thực phẩm khó tiêu, chẳng hạn như thức ăn có nhiều chất béo, thức ăn chiên, thức ăn cay, đồ uống có chứa cồn hoặc caffeine.
Với cơn đau bao tử không nghiêm trọng, các triệu chứng hoàn toàn có thể cải thiện trong vòng một đến hai ngày. Nếu không, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn.
Triệu chứng đau bao tử tái phát
Nếu cơn đau bao tử của bạn tái phát thường xuyên sau một vài tuần hoặc vài tháng, hãy cố gắng theo dõi các loại thực phẩm hoặc loại thuốc mà bạn đang sử dụng có phải là nguyên nhân gây ra vấn đề này không. Nếu đúng thế, bạn nên tránh các loại thực phẩm này và xin ý kiến của bác sĩ để đổi sang loại thuốc khác.
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Nếu bạn gặp những triệu chứng được liệt kê dưới đây, nên liên hệ với bác sĩ trong vòng 1-2 ngày:
- Cảm thấy nóng rát khi đi tiểu
- Đi tiểu ra máu
- Tiêu chảy kéo dài hơn 5 ngày
- Sốt trên 37,7 độ C
- Sốt kéo dài trên ba ngày
- Mất cảm giác ăn ngon miệng
- Cơn đau bao tử nặng hơn hoặc không đỡ trong vòng 1-2 ngày
- Chảy máu trực tràng hoặc lẫn máu trong phân
- Xuất huyết âm đạo quá mức hoặc có cục máu đông
- Chảy máu âm đạo kéo dài hơn bình thường
Bạn cũng nên đi khám nếu bạn bị đau bao tử khi đang điều trị ung thư.
Khi nào cần gọi xe cứu thương hoặc đến phòng cấp cứu
Đau bao tử cũng có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân đe dọa tính mạng, chẳng hạn như viêm ruột thừa hay tắc ruột (thức ăn bị tắc nghẽn trong ruột non hoặc ruột già), thủng ruột (rò rỉ thức ăn từ ruột). Những trường hợp khẩn cấp này thường gây ra các dấu hiệu và triệu chứng rất đáng chú ý.
Đau bao tử có thể là dấu hiệu của một vấn đề y tế khẩn cấp nếu:
- Bạn có thai
- Cơn đau của bạn bắt đầu trong vòng một tuần sau khi phẫu thuật bụng hoặc thủ thuật tiêu hóa (thậm chí là nội soi chẩn đoán)
- Bạn đã từng cắt dạ dày, cắt bỏ đại tràng, hoặc cắt bỏ ruột
- Cơn đau của bạn bắt đầu ngay sau khi bạn bị chấn thương bụng nặng
- Bụng của bạn xuất hiện các vết bầm tím và lan nhanh
Cơn đau bao tử của bạn có thể nhẹ lúc ban đầu, sau đó phát triển các triệu chứng liên quan trong vòng một vài giờ. Bạn nên được giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây cùng với cơn đau bao tử của bạn:
- Bụng cực kỳ khó chịu
- Đau bụng khi chạm vào
- Ho ra máu hoặc nôn mửa
- Ói mửa dai dẳng
- Tiêu chảy ra máu
- Đau ngực
- Khó thở
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
- Không có cử động vẫn nôn mửa
- Đau ở cổ, vai hoặc giữa các bả vai
- Thay đổi về thị lực
Gọi xe cứu thương hoặc nhờ ai đó đưa bạn đến phòng cấp cứu gần nhất. Trong những trường hợp này, bạn không nên “chờ xem” hoặc dùng thuốc để giảm đau. Cần tới phòng cấp cứu ngay lập tức.
Bị đau bao tử không nên làm gì?
Một số loại thực phẩm không nên ăn nếu bị đau bao tử
- Sữa. Sữa, pho-mát, kem là những thứ không nên ăn nếu dạ dày của bạn đang khó chịu. Đây là các loại thực phẩm khó tiêu hóa vì chúng có nhiều chất béo. Sữa chua không béo có thể vẫn ăn được nhưng bạn nên thử một chút để theo dõi xem có phù hợp không.
- Thực phẩm chiên. Đây là những thực phẩm nhiều dầu mỡ và khó tiêu hóa, nó sẽ làm cho tình trạng đau bao tử của bạn trở nên tệ hơn.
- Đồ cay. Nếu bị đau bao tử, việc kiêng đồ cay gần như là việc bắt buộc phải làm. Đồ cay nóng làm dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa và nó khiến cho bụng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
- Soda. Các khí ga có trong soda có thể sẽ là vấn đề khi vào hệ tiêu hóa của bạn. Đôi khi, nó làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
Những việc không nên làm
Căng thẳng, mệt mỏi
Trạng thái căng thẳng, mệt mỏi quá độ làm ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa và thần kinh thực vật, từ đó gây mất cân bằng chức năng dạ dày, đường ruột. Axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến huyết quản dạ dày, môn vị co thắt làm tổn thương niêm mạc dạ dày, từ đó hình thành viêm loét.
Để bụng no đói không đều
Khi ta đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày sẽ được tiết ra nhiều hơn, nồng độ cao của các chất này ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày. Khi quá nó thì cơ chế bảo vệ của dạ dày lại dễ bị thương tổn do dạ dày nở to. Đặc biệt, ăn quá no vào bữa tối sẽ dễ làm bao tử khó chịu, kích thích niêm mạc dạ dày tiết axit hydrochloric, gây bệnh đau bao tử.
Ăn đồ mất vệ sinh
Đồ mất vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trực khuẩn môn vị, khuẩn gây viêm loét đường ruột. Hoặc khuẩn Hp – loại khuẩn duy nhất có thể tồn tại ở niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh đau dạ dày hành tá tràng và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên tới 10 lần. Tìm hiểu thêm về vi khuẩn Hp tại bài viết: Vi khuẩn Hp có chữa được không?
Ăn quá nhanh
Khi vào dạ dày, để tiêu hóa được, thức ăn sẽ trải qua các giai đoạn ngâm mềm, nghiền nát. Nếu ăn quá nhanh, nhai không kỹ sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu trữ thức ăn trong bao tử, dễ dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tức thời, không phải là liệu pháp điều trị tận gốc nguyên nhân đau bao tử. Vì thế, đừng quá lạm dụng các loại thuốc giảm đau này để tránh gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Nếu cần thiết phải sử dụng, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, khống chế liều lượng, liệu trình và nên uống sau bữa ăn.