Đau bao tử hay còn gọi là bệnh đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Đau bao tử (đau dạ dày) là căn bệnh xuất hiện do bị tổn thương ở bao tử (dạ dày). Những người bị đau bao tử mà không biết kiêng khem những đồ ăn thức uống gây hại đến bao tử thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn.
Đau bao tử có những triệu chứng như đau vùng trên rốn và dưới mũi ức (đau vùng thượng vị). Những cơn đau thường xuất hiện những lúc đói hoặc ăn quá no, sau ăn khoảng 2 – 3 giờ. Ngoài ra, còn kèm theo một số triệu chứng như: buồn nôn hoặc nôn, ăn không tiêu, ợ chua, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Khi thức ăn được đưa xuống bao tử (dạ dày) thì lúc này cơ chế hoạt động của dạ dày là cần tiết ra nhiều axit và men tiêu hóa để trung hòa thức ăn. Khi quá trình này bị mất cân bằng sẽ dẫn đến đau bao tử. Một vài nguyên nhân dưới đây dẫn đến tình trạng mất cân bằng gây đau bao tử:
- Vi khuẩn HP: Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong thời gian gần đây, vi khuẩn HP cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau bao tử. Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn duy nhất sống được trong môi trường acid dạ dày. Vi khuẩn HP gây viêm nhiễm trên bề mặt niêm mạc dạ dày, làm tiêu lớp chất nhày bảo vệ dạ dày. Và vi khuẩn HP có thể gây đến các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày… và có nguy cơ dẫn đến Ung thư dạ dày.
- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau: Gặp phải những căn bệnh đau lưng, đau khớp mà người bệnh thường xuyên dùng những loại thuốc giảm đau, kháng viêm như thuốc aspirin, ibuprofen… Những loại thuốc giảm đau này gây tổn thương thành niêm mạc dạ dày.
- Người thường xuyên dùng ăn những đồ ăn kích thích đến niêm mạc dạ dày: đồ ăn quá chua, cay, những đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, uống bia, rượu, cafe…
- Làm việc quá sức, căng thẳng, mệt mỏi, ăn uống không đúng giờ, vừa làm vừa ăn…
Đọc thêm: Nguyên nhân đau bao tử thường gặp
Từ những nguyên nhân dẫn đến bệnh đau bao tử bạn có thể đưa ra cho mình những giải pháp, những chế độ ăn uống nghỉ ngơi thích hợp để bệnh thuyên giảm cũng như việc điều trị được hiệu quả hơn. Dưới đây tôi xin chia sẻ cho các bạn những thực phẩm bạn nên kiêng khi bị đau bao tử
Nội dung chính
Đau bao tử kiêng ăn gì?
Các gia vị làm tăng tiết acid
Món ăn thêm đậm đà, thơm ngon hơn chính là nhờ những gia loại gia vị: hành, tiêu, ớt… Những loại gia vị này kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon miệng hơn nhưng đó là với những người chưa bị đau dạ dày. Những người bị đau dạ dày thì những loại gia vị cay nóng này không những làm cho dạ dày của người bệnh cồn cào, đau rát mà còn làm tổn thương thêm những vết thương ở niêm mạc dạ dày. Do vậy người bị bệnh dạ dày cũng nên hạn chế tối đa hoặc là kiêng hẳn những loại gia vị này.
Những thực phẩm chua
Những món cóc, xoài, mơ… là những món ăn được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là giới trẻ. Thêm vào đó một chút cay cay của muối ớt thì thật là tuyệt vời. Nhưng đó lại là hung thủ khiến cho dạ dày của bạn cồn cào và khó chịu hơn.
Dưa muối, cà muối thường xuất hiện trong bữa cơm gia đình vào những ngày hè oi ả. Tuy nhiên, những món ăn đưa cơm dân giã này lại chứa rất nhiều axit, chúng làm bào mòn niêm mạc dạ dày dãn đến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng gây loét dạ dày tá tràng.
Dù có ngon, có hấp dẫn đến đâu nhưng đừng vì nó mà làm cho dạ dày của bạn càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Không chỉ với những người bị đau dạ dày nên hạn chế những loại đồ ăn này mà tất cả chúng ta nên hạn chế chúng để bảo vệ cho niêm mạc dạ dày tránh bị tổn thương.
Những món ăn nhiều hương liệu và chứa chất bảo quản
Khó có thể kiềm lòng với những món ăn được tẩm ướp đầy đủ gia vị thơm ngon hấp dẫn. Những món chiên xào hấp dẫn: gà rán, khoai tây chiên, vịt quay, đồ nướng… đang làm cho dạ dày sôi sục, bỏng rát. Vì vậy người bệnh cần hạn chế tối đa những món ăn này trong thực đơn của mình.
Cuộc sống bộn bề công việc nên mọi người có xu hướng sử dụng đồ hộp, đồ chế biến sẵn nhiều hơn làm cho dạ dày trở nên khổ sở bởi đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản rất khó tiêu hóa. Vì vậy dù có bận rộn đến đâu thì cũng cần phải quan tâm đến bữa cơm cho gia đình để bảo đảm sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.
Các loại đồ uống có chất kích thích
Bia, rượu, đồ uống có cồn, cafe… là những đồ uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. Những loại đồ uống này kích thích niêm mạc dạ dày dễ khiến cho niêm mạc dạ dày xung huyết. Nếu sử dụng những loại đồ uống có cồn thường xuyên còn ảnh hưởng đến gan, thận và hệ thần kinh trung ương. Chính vì vậy bạn nên từ bỏ dần thói quen xấu gây hại đến sức khỏe của bản thân.
Đau bao tử (đau dạ dày) nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm: viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày và có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày. Vì vậy ngoài việc tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ về liệu trình điều trị, sử dụng các loại thuốc thì việc điều chỉnh cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ hợp lý cũng là yếu tố tác động tốt đến quá trình điều trị bệnh. Trên đây, tôi vừa chia sẻ cho các bạn những đồ ăn gây kích thích đến niêm mạc dạ dày. Vì vậy, để bảo vệ cho dạ dày của bạn thì bạn cũng nên hạn chế hoặc từ bỏ dần những thỏi quen ăn uống đó để xua đi những cơn đau khiến bạn khổ sở.
Gastimunhp.vn sưu tầm
phuong says
mình bị HP, khi uống thuốc vào rất mệt và không thể làm việc được. Mình đã ngưng uống thước nhưng giờ bao tử lúc nào cũng thấy khó chịu, nóng ran, ăn uống toàn bị ợ. Giờ mình muốn hỏi là có cách nào giải quyết nhanh những vấn đề đó được hay không hay phải ăn uống như thế nào cho hợp lý? Mong nhận được trả lời sớm. Chân thành cám ơn!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Các tác dụng không mong muốn như đắng miệng, buồn nôn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa… rất thường gặp khi sử dụng phác đồ tiệt trừ Hp và nếu không quá nghiêm trọng thì bạn nên cố gắng tuân thủ điều trị. Việc tự ý ngừng thuốc như vậy có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn Hp kháng thuốc gây khó khăn cho lần điều trị tiếp theo.
Trong trường hợp tác dụng phụ nặng không thể tuân thủ điều trị với phác đồ thông thường thì lựa chọn phù hợp hơn cả có lẽ là sử dụng GastimunHP liều tấn công 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần để giảm tải lượng vi khuẩn Hp về mức âm tính. Khi tải lượng vi khuẩn Hp giảm thì các triệu chứng cơ năng của bạn cũng sẽ giảm bớt. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bệnh nhanh khỏi hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
vũ quang quân says
sau khi ăn tôi thường xuyên bị ợ hơi nhiều và hay xì hơi nhiều kiểm tra nội soi không có vi khuẩn hp xin cho cách điều trị xin cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Khoảng 1 tháng trước khi nội soi dạ dày bạn có sử dụng kháng sinh gì không? Qua thăm khám nội soi bạn có tổn thương dạ dày hay không? Nếu kết quả thăm khám chính xác bạn có bệnh lý dạ dày nhưng không nhiễm HP thì thông thường bạn được chỉ định điều trị thuốc giảm tiết acid dạ dày và một số thuốc giảm viêm và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh lý dạ dày. Tuy nhiên bạn cần thủ điều trị theo chỉ định của bác sỹ thăm khám thông qua kết quả thăm khám nội soi
Chúc bạn mạnh khỏe,