Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa và liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Vậy khi bị viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh nên ăn gì và không nên ăn gì? Thắc mắc đó sẽ được giải đáp ở ngay bài viết này của tôi, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh khá phổ biến trên thế giới và đặc biệt là các nước đang phát triển. Tỷ lệ người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường tăng 0,2% mỗi năm, và ở Việt Nam đây là bệnh lỳ chiếm 26% trong nhóm bệnh về đường tiêu hóa và vẫn đang có xu hướng tăng nhanh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh khó chịu này cho người bênh?
- Do cơ thể mệt mỏi, thường xuyên stress, làm việc quá sức, căng thẳng công việc
- Chế độ ăn uống không điều độ, vừa ăn vừa làm, ăn nhanh quá, ăn quá no, ăn xong đi ngủ luôn…
- Vi khuẩn HP
- Sử dụng bia rượu, thuốc lá quá nhiều
- Sử dụng thực phẩm quá chua, quá cay ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày
Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
- Thực phẩm có tính hút axit: Món ăn làm từ gạo nếp, bột sắn, khoai ninh nhừ, bánh mỳ, bánh quy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt và được các chuyên gia y tế khuyên dùng.
- Nhóm thực phẩm giúp trung hòa lượng axit: Những thực phẩm như trứng ốp, trứng rán, sữa nóng,… có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa rất tốt. Bạn chỉ nên sử dụng trứng khoảng 2 – 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả cao hơn.
- Thực phẩm kích thích tiêu hóa: Sữa chua không những giúp cho các chị em phụ nữ có được làn da đẹp hơn mà còn bổ sung các vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, làm giảm khả năng bám dính của các loại vi khuẩn gây bệnh như: vi khuẩn Ecoli, Yersina và cả vi khuẩn HP. Ngoài ra, ở một số loại thực phẩm như: thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan… là những loại thực phẩm rất giàu chất đạm và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp bạn tiêu hóa tốt hơn.
- Những thực phẩm giúp mau lành vết thương: Bổ sung những thực phẩm giúp chữa lành vết thương sẽ giúp cho những vết loét mau lành hơn, giúp giảm bớt những cảm giác đau nhức cho người bệnh. Những loại rau củ tươi như: cải bắp, củ cải, rau cải… không những cung cấp đầy đủ lượng vitamin A, B, C cho cơ thể mà còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng. Bạn nên nuộc chín các loại rau này hoặc hấp chín chứ không nên làm các món xào nhiều dầu mỡ không tốt cho dạ dày.
Viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn gì?
- Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Những loại thực phẩm khó tiêu làm cho dạ dày thêm đau rát hơn. Do vậy người bệnh cần hạn chế những loại thực phẩm như: đậu khô, khoai môn, rau hẹ, rau cần, củ cải già, củ khoai, củ măng… bởi những loại thực phẩm này chứa nhiều hàm lượng acid cyanhydric gây hại cho dạ dày.
- Thực phẩm gây hại cho niêm mạc dạ dày: Bạn nên tránh xa các loại đồ uống chứa cồn, chứa chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, những loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, cari, mù tạp… các món chiên nhiều dầu mỡ (gà rán, ngô chiên, khoai tây chiên…), những loại thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị như đồ nướng, đồ hộp, đồ chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản.
- Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Bao gồm những loại trái cây như cam, chanh, ổi, xoài xanh, những loại quả chua… Đặc biệt, người bệnh nên chú ý không nên trái cây ngay sau khi sử dụng đồ hải sản bởi nó gây độc hại, khó tiêu, dễ dẫn đến những triệu chứng đau bụng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua
- Không ăn trứng sống: Lòng trắng trứng sống có chứa chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến. Bạn nên ăn trứng rán hoặc trứng nuộc vừa chín bởi vì trứng chín quá sẽ làm cho người bệnh khó tiêu.
Bên cạnh việc sử dụng những loại thực phẩm tốt cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì bạn cần điều chỉnh được chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý hơn. Bạn cần ăn uống đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, tránh vừa làm vừa ăn, làm việc quá sức… để dạ dày của bạn khỏe mạnh hơn. Chúc bạn sức khỏe!
Theo GastimunHP
Nguyễn thị hà says
Bác sĩ cho em hoi.e bi dau ngưc bên trái.dau lưng bên trái phía trên gần bả vai.co lúc thở cứ như bị mệt.bụng đói hay nhìn thấy thứ gí kinh la buồn nôn.bác sĩ cho e hỏi e bị sao ah.E cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng của bạn rất điển hình cho bệnh lý dạ dày. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm, tránh để xảy ra biến chứng của bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Vi phượng says
E bị nhiễm virus hp. Bác sỹ tv giúp e. May hnay bị buồn nôn và đăng miệng rất khó chịu ạk
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn đã nội soi chưa và đã sử dụng thuốc điều trị chưa? Nếu có bạn hãy gửi lại cho chúng tôi kết quả nội soi cùng đơn thuốc đang sử dụng để chúng tôi có cơ sở tư vấn
Thân ái,
Xuân says
cháu trai 12 tuổi cân nặng 23kg bị viêm dạ dày tá tràng hp đang điều trị tuần đầu bị nôn ói có sao không
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn hãy gửi lại cho chúng tôi chi tiết đơn thuốc (tên thuốc, liều lượng, thời điểm uống) để chúng tôi kiểm tra nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thanh says
Da em ten thanh nam nay 29t.em di khám nội soi kq la bị k29.em uong thuoc toa nay la toa thư3 rui.benh nay co the ung tu da day ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ra các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, thậm chí có nguy cơ gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên không phải ai nhiễm HP cũng có bệnh lý về dạ dày và có nguy cơ gây ung thư vì còn phụ thuộc vào độ độc tính của vi khuẩn HP gây ra. Do đó trường hợp bạn có bệnh lý dạ dày do nhiễm HP thì nên tuân thủ điều trị triệt để nhằm ngăn chặn diễn biến của bệnh dạ dày cũng như giảm thiểu nguy cơ ung thư dạ dày.
Trường hợp của bạn đã điều trị 2 phác đồ chưa thành công nguyên nhân có thể do: bạn chưa tuân thủ sử dụng thuốc đúng chỉ định, sự đáp ứng của cơ thể , vi khuẩn HP kháng thuốc. Trong số đó nguyên nhân chính gây thất bại là do vi khuẩn HP kháng thuốc. Chính vì vậy nếu bạn đang điều trị phác đồ thứ 3 thì nhất thiết nên sử dụng thêm kháng thể OvalgenHP ngày 2 gói chia 2 lần sau ăn x 2-4 tuần nhằm tăng cường hiệu quả điều trị HP đồng thời giúp giảm thiểu nguy cơ HP kháng thuốc.
Chúc bạn mạnh khỏe.