Vấn đề về tiêu hóa là một vấn đề rất phổ biến, đặc biệt là đau bao tử. Dưới đây là bài viết về cách điều trị đau bao tử và những biện pháp kết hợp khắc phục tại nhà nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Nội dung chính
Chẩn đoán đau bao tử
Nguyên nhân đau bao tử được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của nó. Bác sĩ có thể hỏi bạn một loạt các câu hỏi về đặc điểm của cơn đau cùng các tình trạng thể chất hay tinh thần – những vấn đề có thể góp phần vào cơn đau bao tử của bạn.
Chẩn đoán đau bao tử có thể bao gồm:
- Kiểm tra thể chất
- Siêu âm
- Nội soi
- X- quang bụng
- Xét nghiệm công thức máu (CBC), men gan, men tụy (amylase và lipase), mang thai và xét nghiệm phân tích nước tiểu
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) của bụng (bao gồm tất cả các cơ quan và ruột)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- vv
Tìm hiểu thêm về nội soi dạ dày: Những điều cần biết khi nội soi dạ dày
Điều trị đau bao tử
Đau bao tử là tên gọi chung cho các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Việc điều trị đau bao tử phụ thuộc vào nguyên nhân đau của nó. Trong một số trường hợp, nếu nghi ngờ không phải đau bao tử mà là một số vấn đề khác (như viêm ruột thừa), bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán, phân tích máu, nước tiểu, mẫu phân, chụp CT, nội soi để loại trừ hoặc xác nhận chẩn đoán cụ thể.
Về nguyên nhân, nguyên nhân đau bao tử thường gặp là:
- Tiêu thụ thức ăn không lành mạnh trong một thời gian dài dẫn đến đau bao tử, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, tiêu hóa chậm, đầy hơi cùng nhiều vấn đề khác.
- Sử dụng một số loại thuốc (theo toa và không theo toa) gây kích ứng dạ dày
- Mắc hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Không dung nạp lactose
- Nhiễm khuẩn HP
- Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Thói quen ăn uống không tốt (ăn quá nhanh, ăn quá no, ăn không đúng bữa, ăn vặt, vv)
- Hoạt động mạnh sau khi ăn
- Lạm dụng bia rượu, thuốc lá
- Stress, trầm cảm kéo dài
Mục đích điều trị đau bao tử là để bảo vệ tế bào, hồi phục sự tiết axit trở lại bình thường, loại bỏ nguyên nhân, hạn chế biến đổi làm teo niêm mạc dạ dày góp phần ngăn ngừa ung thư.
6 nhóm thuốc điều trị đau bao tử thường dùng
Các loại thuốc có thể giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của đau dạ dày không có chất lỵ bao gồm:
Thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Đây là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Nó được chia ra làm 2 nhóm chính phân loại theo cơ chế tác dụng, gồm: nhóm ức chế bơm proton PPI và nhóm thuốc kháng H2.
Nhóm thuốc ức chế tiết acid dạ dày có tác dụng ức chế tế bào thành dạ dày tiết ra axit, từ đó hạn chế lượng axit dư thừa tấn công vào vị trí viêm loét, tạo điều kiện cho các thương tổn lành lại. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý có liên quan đến sự tăng tiết axit (như trào ngược thực quản).
Đây là loại thuốc phổ biến nhưng rất nhiều bệnh nhân sử dụng sai cách. Một số lưu ý cần nắm khi sử dụng thuốc này là:
- Không được bẻ thuốc. Hoạt chất của nhóm thuốc này dễ bị phân hủy bởi axit dịch vị, vì thế thuốc viên sẽ được bào chế dạng viên bao tan trong ruột.
- Uống thuốc trước bữa ăn 30-60 phút mới phát huy được hiệu quả tốt nhất.
- Liều dùng của thuốc là khác nhau với từng bệnh nhân và mục tiêu điều trị. Chẳng hạn điều trị đau bao tử do nhiễm HP, thuốc sẽ được đưa vào phác đồ và phải dùng liều 2 lần/ngày thay vì 1 lần/ngày như điều trị đau bao tử không phải do nhiễm HP.
Thuốc kháng sinh điểu trị đau bao tử. Kháng sinh chỉ được sử dụng khi có nhiễm khuẩn. Thực tế, trên 70% các ca đau bao tự là do nhiễm khuẩn HP, vì thế việc sử dụng kháng sinh trong điều trị đau bao tử cũng rất phổ biến.
Phác đồ điều trị đau bao tử do HP cần phối hợp 2-3 loại kháng sinh cùng 1 thuốc ức chế tiết axit dạ dày, sử dụng tấn công trong 10-15 ngày. Tuy nhiên, thách thức đặt ra hiện nay là vấn đề HP kháng thuốc đang gia tăng nhanh chóng, khiến hiệu quả điều trị giảm đi. Đồng thời, nhiều bệnh nhân không hiểu vì sao lại phải sử dụng kháng sinh liều nặng như vậy trong điều trị đau bao tử nên tự ý dừng thuốc, không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Điều này là cực kì nguy hiểm, tạo cơ hội cho khuẩn HP kháng thuốc.
Trong điều kiện khó khăn đó, các bác sĩ thường sử dụng thêm kháng thể OvalgenHP để giúp tăng cường hiệu quả tiệt trừ HP. Kháng thể OvalgenHP có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp, được chứng minh có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori. Hiện kháng thể này đang được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam với đối tượng sử dụng là trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày ( đau bao tử ) do H.pylori dùng phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị hoặc những người đang dương tính với Hp nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Thuốc trung hòa acid dạ dày. Nhóm thuốc này có tính kiềm, khi uống vào sẽ làm trung hòa axit dạ dày giúp bệnh nhân cảm thấy bớt đau. Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn, nếu lạm dụng có thể gây phản ứng dội ngược (tức là dạ dày sẽ tiết ra axit nhiều hơn bình thường), khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhóm thuốc này có khả năng làm tăng tiết nhầy để che phủ vùng tổn thương khỏi sự tấn công của axit dạ dày. Tuy nhiên, do tác dụng che phủ mà nhóm thuốc này có thể sẽ làm cản trở hấp thấp một số dược chất khác.
Thuốc an thần. Loại thuốc này tưởng chừng không liên quan nhưng nó lại xuất hiện trong một số điều trị. Khoa học đã chứng minh, yếu tố thần kinh có ảnh hưởng tới bệnh lý đau bao tử, chẳng hạn như căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân. Với những bệnh nhân bị đau bao tử do suy nghĩ, mất ngủ, stress rất khó để điều trị tốt, vì vậy họ cần dùng tới thuốc an thần.
Thuốc giảm triệu chứng khác. Ngoài đau bao tử, bệnh nhân còn có thể gặp nhiều triệu chứng khác như chậm tiêu, buồn nôn, đầy hơi, vv. Tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm các loại thuốc làm giảm triệu chứng khác.
Phong cách sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ trị bệnh của bác sĩ, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân nên lưu ý thêm tới phong cách sống cũng như các biện pháp khác phục tại nhà.
Thực hiện thay đổi đối với chế độ ăn uống của bạn
Thay đổi chế độ ăn uống của bạn và cách bạn ăn có thể giúp hạn chế bớt các triệu chứng đau bao tử.
- Ăn các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn. Để dạ dày trống rỗng thường xuyên sẽ dẫn tới các cơn đau, do axit trong dạ dày tiết ra. Vì thế hãy ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính, chẳng hạn như bánh quy hay một miếng trái cây. Tránh việc bỏ bữa ăn. Tránh ăn quá nhiều.
- Tránh các loại thực phẩm có hại tới dạ dày. Một số loại thực phẩm có thể gây đau dạ dày, chẳng hạn như thực phẩm béo và nhiều gia vị, đồ uống có ga, caffeine và rượu. Ngoài ra, hãy để ý tới những món ăn có thể là nguyên nhân khiến bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa, hãy chú ý hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này.
- Nhai kỹ thức ăn và ăn từ từ. Việc này giúp làm giảm áp lực làm việc cho dạ dày. Vừa giúp dạ dày họa động hiệu quả để hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Giảm đau dạ dày tại nhà: Đau dạ dày ăn gì để đỡ đau
Giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày của bạn
Hãy cố gắng tránh xa căng thẳng, stress. Để làm được điều này bạn cần xây dựng được cho mình một kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Đồng thời có thể áp dụng thêm các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga, tập thể thao vừa phải, làm những công việc mà mình yêu thích.
Trên đây là bài viết về trị đau bao tử. Bài viết chỉ mang tính chia sẻ kiến thức, không phải chẩn đoán bệnh hay chữa bệnh. Bệnh nhân cần đi khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đọc thêm các bài viết về chuyên đề bệnh dạ dày của chúng tôi: Điều trị đau dạ dày do vi khuẩn HP