Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh khá phổ biến về đường tiêu hóa. Tỷ lệ người bệnh chiếm khoảng 10% ở các nước đang phát triển và có xu hướng tăng khoảng 0,2% mỗi năm. Theo một số điều tra trong những năm gần đây, tại Việt Nam bệnh chiếm khoảng 26% và đứng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa và đang có chiều hướng gia tăng. Đây thực sự là con số đáng báo động. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc, cuộc sống và chế độ sinh hoạt của người bệnh. Thấu hiểu được tầm quan trọng cũng như tâm lý người bệnh, hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc những bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây nên bởi một số nguyên nhân sau:
- Do sử dụng thuốc tây: những loại thuốc gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày gồm thuốc chống viêm giảm đau, thuốc nhóm hormone, nhóm axit acetylsalicylic. Vì vậy người bệnh nên hạn chế sử dụng thuốc hoặc sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Khi bắt đầu sử dụng các loại thuốc này nên đi kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn Hp hay không.
- Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng, buồn phiền nhanh chóng khuếch tán đến các bộ phận, cơ quan trong cơ thể, làm cho dạ dày mất cân bằng chức năng, đường ruột, môn vị co thắt, niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
- No đói không đều: No, đói không đều dễ làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Khi đói quá lượng axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ cao dẫn đến tình trạng niêm mạc tự bị tiêu hóa. Còn khi ăn quá no làm cho vỏ dạ dày nở to, thời gian lưu lại trong dạ dày lâu hơn, cơ chế bảo vệ dạ dày kém. Khi ăn uống thất thường làm cho dạ dày co bóp không đúng chu kỳ dễ dẫn đến tình trạng đau bụng hơn.
- Ăn nhanh hoặc vừa ăn vừa xem ti vi: Khi thức ăn vào trong dạ dày sẽ phải được nghiền nát mới đến tiêu hóa. Nếu bạn không nhai kỹ khi ăn hoặc ăn không tập trung, nuốt vội sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Uống quá nhiều rượu: Rượu có tác hại rất lớn đến sức khỏe của mọi người, rượu tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, làm cho dạ dày tổn thương nghiêm trọng.
- Vi khuẩn HP: một loại vi khuẩn duy nhất có thể sống sót ở môi trường axit dạ dày, cư trú và làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày. Ngày nay, các nhà khoa học đã xác nhận, đây là nguyên nhân chính gây ra hầu hết các ca bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày.
Xem thêm: Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Cây khôi
Một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, thân rỗng và có nhiều lá, cây khôi còn có tên gọi là cây động lực, đơn tướng quân. Cây mọc nhiều ở khu tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Hà Tây và lá cây khôi được sử dụng là một vị thuốc chữa dạ dày hiệu quả trong dân gian.
Y học đã chứng minh thành phầm tannin trong lá khôi có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, giảm đau, làm lành vết thương nên được sử dụng làm bài thuốc để chữa đau dạ dày rất hiệu quả.
Liều dùng hàng ngày: Theo phân hội Đông Y Thanh Hóa là kết hợp 80g lá khôi với 40g bồ công anh cùng với 12g khổ sâm. Các vị thuốc đem thái nhỏ, phơi khô, nấu lấy nước như nấu chè và uống vào lúc đói.
Cây dạ cẩm
Cây Dạ Cẩm mọc nhiều ở vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Hà Tây. Dạ Cẩm còn được gọi là cây loét mồm, cây đứt lướt, chả khẩu cắm. Cây Dạ Cẩm được đưa vào điều trị bệnh dạ dày lần đầu tiên tại bệnh viện Lạng Sơn từ năm 1962 và mang lại hiệu quả rất tốt bởi Dạ Cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit dịch vị, giảm ợ chua, se lành vết loét.
Bạn có thể sử dụng Dạ cẩm dưới hình thức thuốc sắc, cao, bột hay cốm.
- Dạng thuốc sắc: Sử dụng 10 – 25g ngọn dả cẩm khô sắc lấy nước và thêm đường vào cho đủ ngọt và sử dụng khoảng 2 – 3 lần/ngày, uống trước ăn hoặc lúc đau sẽ mang lại hiệu quả tốt.
- Cao dạ cẩm: Chuẩn bị 7kg lá dạ cẩm khô, 2kg đường, 1kg mật ong. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho 2kg đường vào đánh tan, cô lại, cuối cùng cho thêm 1kg mật ong nguyên chất. Đóng thành chai 250ml. Ngày sử dụng 2 – 3 lần, uống trước bữa ăn hoặc khi lên cơn đau, mỗi lần uống 1 lượng tương ứng 10 – 15g.
- Cốm dạ cẩm: Chuẩn bị 7kg bột dạ cẩm, 1kg cam thảo, 2kg đường, tá dược dính (hồ, nếp), saccarin. Ngày sử dụng 2 lần trước ăn hoặc khi lên cơn đau. Mỗi lần 10 – 15g, trẻ em dưới 18 tuổi dùng 5-10g.
Cải bắp
Không còn ai phải xa lạ gì với rau bắp cải, một loại rau được sử dụng rất nhiều trong các bữa ăn. Bắp cải có hàm lượng nước cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, B2, canxi, photpho, sắt… và đặc biệt là vitamin U có tác dụng làm lành vết loét.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh là nước ép bắp cải có tác dụng giúp đỡ, kích thích khá mạnh sự tái tạo của các tế bào ổ loét và giúp làm lành được các vết loét rất tốt. Đã có rất nhiều quốc gia đang áp dụng nước ép bắp cải để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, đường mật, viêm đại tràng… và đạt được kết quả tốt.
Những bài thuốc nam trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trên đây đã được y học chứng minh nhưng chúng chỉ có tác dụng se lành vết loét mà nhiều trường hợp là do vi khuẩn HP gây ra. Ta có thể thấy được trong số các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày thì chưa có bài nào được chứng minh có tác dụng loại trừ vi khuẩn HP để điều trị bệnh dạ dày. Vì vậy, để quá trình điều trị hiệu quả hơn bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra rõ nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu kiểm tra mà có nhiễm vi khuẩn Hp thì bạn cần sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp để điều trị bệnh hiệu quả hơn. Một giải pháp mới tại Nhật Bản được các chuyên gia y tế khuyên dùng kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp có tên gọi là OvalgenHP, kháng thể có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng đối với vi khuẩn Hp; bảo vệ và cải thiện môi trường trong dạ dày ; trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do Hp. Trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do Hp có thể dùng OvalgenHP phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị hoặc trường hợp dương tính với Hp nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng. Bạn có thể sử dụng loại kháng thể này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm Hp. Kháng thể OvalgenHP có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp, được chứng minh có tác dụng giúp làm giảm tải lượng vi khuẩn Hp và hỗ trợ giúp giảm viêm, giảm đau dạ dày. Hiện kháng thể OvalgenHP đang được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam để trợ giúp cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP hoặc những người đang dương tính với Hp chưa có biểu hiện triệu chứng.
Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
DS. Quỳnh Hương
bích ngọc says
mình bị đau dạ dày bạn gọi 01643728333 tư vấn giùm mình
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi vấn đề bạn muốn tư vấn hoặc liên hệ trực tiếp số điện thoại 0981.966.152/ 0903.294.739 (giờ hành chính) để được hỗ trợ.
Chúc bạn mạnh khỏe,
trâm says
– Chào bác sỹ.e năm nay 27tuổi..3nam gần đây e có biểu hiện la hay đầy hơi.khó tiêu..3ngay di ve sinh 1lần..va thoi gian gần day nhất e có bi đau bụng, buồn nôn bi tieu chảy..e co di khám thi bac sy noi e bi viem da dày + tá tràng.e có uong thuoc nhung chỉ giảm di ve sinh còn bụng thi đau âm ỉ..rất khó tieu va thuong xuyen xì hơi.bụng chứơng len..e rat mong bac y tu vấn cho e ạk.e cam on!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn gửi lại cho chúng tôi kết quả nội soi, xét nghiệm và đơn thuốc để được tư vấn kỹ hơn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Duyên says
Dạ dày bị loét và rỉ máu xin tư vấn dùm mình
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Tổn thương của bạn ở mức khá nặng, bạn cần điều trị sớm để tránh bị biến chứng nhé. Đối với loét dạ dày, tùy theo nguyên nhân mà cách điều trị khác nhau, chẳng hạn như do nhiễm khuẩn hp thì phải sử dụng kháng sinh, do căng thẳng phải sử dụng thuốc giải ức chế thần kinh…Do đó bạn hãy gửi cho chúng tôi kết quả nội soi, xét nghiệm cũng như đơn thuốc bạn đang sử dụng để nhận được tư vấn cụ thể.
Chúc bạn mạnh khỏe,