Tôi đi khám ở 108. Bsi chuẩn đoán tôi bị viêm trợt rải rác hang vị.và nhiễm HP Dương tính. Có kê đơn thuốc sau. Amoxicillin 40v / Esonix 40v / sucramed 30 gói / Batitop 20v. / Heparos 60v. Nhưng sau khi sử dung 1 ngay thuốc có hiện tượng dị ứng vs Batitop và đã dừng thuốc đo. Bac si cho tôi hỏi là phác đồ điều trị này có phù hợp k và coa thể thay thế Batitop bằng thuốc gì
Trả lời
Chào bạn,
Đơn thuốc của bạn đã đủ cho 1 phác đồ tiệt trừ Hp đầu tay với 2 loại kháng sinh và 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Rất không may là bạn lại dị ứng với Clarithromycin, khi đó bạn nên thay thế bằng 1 loại kháng sinh khác, có thể là Metronidazole 250mg x 4 viên chia 2 lần/ngày hoặc Levofloxacin 500mg x 2 viên chia 2 lần/ngày tùy theo đánh giá của bác sỹ điều trị về khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Kim anh says
Xin chào bác sĩ.
Cháu xét nghiệm máu bsi bảo cháu nhiễm ấu trùng sán lơn, giun lươn, sán lá gan và HP dương tính. Bsi có kê đơn uống trong 20 ngày như sau
1. Incepban 400
2. Meyerbastin 20
3. Ibutop50
4. Philoyvitan
5. Incepdazol 250
6. Batitop
7. Capesto 40
8. Deworm 3 viên
Cháu uống 2 ngày nhưng người mỏi nhừ và muốn nôn, không đi ngoài được. Nếu uống hết 20 ngày có còn triệu chứng mệt mỏi không. Xin cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa là do tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng các thuốc trên trong đó có thuốc điều trị HP. Các biểu hiện đó hoàn toàn bình thường và sẽ không còn sau khi bạn ngưng thuốc một vài ngày. Để giảm triệu chứng khó chịu bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Sử dụng thêm 1 loại men vi sinh (probiotic) để giảm tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa do kháng sinh
– Sử dụng phối hợp thêm kháng thể OvalgenHP để giúp tăng cường hiệu quả diệt trừ HP, giảm nguy cơ kháng thuốc đồng thời giúp triệu chứng bệnh dạ dày cải thiện sớm hơn, giảm bớt khó chịu mệt mỏi trong thời gian điều trị.
Sau khi uống hết thuốc và ngừng đủ thời gian (ít nhất 4 tuần đối với kháng sinh( Incepdazol 250,Batitop), 2 tuần đối với thuốc ức chế tiết acid dạ dày: Capesto 40) bạn có thể làm xét nghiệm để kiểm tra vi khuẩn HP. Khi bạn chưa ngừng thuốc đủ thời gian thì kết quả xét nghiệm có thể sẽ không chính xác.
Chúc bạn mạnh khỏe,
nguyễn thị mỹ dung says
xin chào bác sỹ!
Em hay bị ngứa khắp người, mình có đi khám và xét nghiệm máu tại BV Ký Sinh trùng Quy Nhơn. Kết quả Bác sỹ chẩn đoán bị dị ứng và bị nhiễm HP. Bác sỹ kê toa:
– Tinidazole 500 20 viên
– Batitop 20 viên
– Rabaris tablet 30 viên
– Taparen 40 viên
– Diasolic 40 viên
– Silymax complex 40 viên
– Zine nutri 40 gói
Bác sỹ cho em hỏi, liều điều trị như thế có đúng phác đồ điều trị HP và dị ứng không? Bình thường mình không bị đau dạ dày, nhưng sao lại bị nhiễm Hp?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không phải ai nhiễm HP cũng bị đau dạ dày và không phải người đau dạ dày nào cũng là do nhiễm khuẩn HP. Trên thực tế, tỉ lệ nhiễm khuẩn HP ở Việt Nam lên tới 70-80% nhưng chỉ có khoảng 15% trong số đó bị bệnh lý dạ dày, còn lại những người nhiễm HP khác vẫn khỏe mạnh bình thường.
Vi khuẩn HP không chỉ gây ra bệnh lý dạ dày mà còn liên quan tới một số bệnh lý khác ở ngoài đường tiêu hóa, ví dụ thiếu máu thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, bệnh lý tim mạch, mề đay, dị ứng.
Trong trường hợp của bạn bị dị ứng, nếu bác sỹ không tìm thấy các nguyên nhân khác mà xét nghiệm lại có nhiễm HP thì có thể diệt trừ HP. Phác đồ bạn đang được sử dụng gọi là phác đồ bộ 3 đầu tay để diệt trừ HP. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu trong thời gian gần đây thì do tỉ lệ HP đề kháng kháng sinh, đặc biệt là Metronidazole đang ở mức rất cao. Do đó mà phác đồ diệt HP đầu tay có tỉ lệ diệt HP thành công thấp (khoảng 35% theo nghiên cứu năm 2016). Bạn có thể cân nhắc sử dụng phối hợp thêm kháng thể kháng HP là OvalgenHP để nâng cao tỉ lệ diệt HP thành công ngay trong lần điều trị đầu tiên, hạn chế nguy cơ kháng thuốc và dùng kháng sinh kéo dài.
Chúc bạn mạnh khỏe,