Kính chào bác sĩ,
Con là nữ 21 tuổi, khoảng 2 tháng trước thì con có các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng nên đi xét nghiệm thì biết là bị việm trợt hang vị dạ dày hp (+). Con đã điều trị tấn công 14 ngày thuốc kháng sinh và 30 ngày thuốc giảm axit dạ dày. Mấy ngày đầu thì triệu chứng chướng bụng không còn, ợ hơi, ợ chua cũng giảm đáng kể nhưng không hiểu tại sao mà từ ngày thứ 22 trong lộ trình giảm axit thì các triệu chứng khó tiêu, chướng bụng lại quay lại như trước khi uống thuốc, ợ hơi, ợ chua thì nhiều lên. Con rất hoang mang không biết có phải là HP đã kháng thuốc hay không và hiện tại con sắp uống hết 30 ngày kháng axit rồi ạ và bác sĩ có hẹn con nội soi lại nữa. Con không biết là con có nên theo lời bác sĩ là đợi 2 tuần rồi nội soi lại hay không vì con nghĩ HP vẫn còn do các triệu chứng của con ngày càng nặng hơn dù con không bỏ thuốc ngày nào hết.
Mong sớm nhận được ý kiến của chuyên gia, hiện tại con đang rất hoang mang.
Con cảm ơn nhiều ạ.
Trả lời
Chào bạn Quế Anh,
Không rõ sau đợt dùng kháng sinh tấn công 14 ngày thì bạn duy trì thuốc giảm tiết acid dạ dày với liều như thế nào? Dùng 1 lần hay 2 lần/ngày? Trong trường hợp của bạn rất khó nói được Hp liệu có còn không, hay đã tiêu diệt hết (điều này cần phải thông qua xét nghiệm để khẳng định). Trên thực tế lâm sàng, hai khả năng sau hoàn toàn có thể xảy ra:
- Trường hợp 1: tiệt trừ Hp thất bại. Thực trạng này khá phổ biến hiện nay, ngay cả khi bạn đã tuân thủ tốt phác đồ vẫn có khả năng bị thất bại do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc gia tăng đáng báo động hiện nay. Khi thất bại điều trị, bạn sẽ được sử dụng một phác đồ kế tiếp mạnh hơn, và lúc này cần thiết phối hợp thêm kháng thể kháng HP (GastimunHP) để giúp tăng cường hiệu lực tiệt trừ Hp, nâng cao tỉ lệ tiệt trừ Hp thành công.
- Trường hợp 2: đã tiệt trừ hết Hp nhưng vẫn còn viêm dạ dày do đó vẫn còn triệu chứng.
Đối với trường hợp của bạn, do triệu chứng quay trở lại ngay trong thời gian dùng thuốc nên hoặc là vi khuẩn chưa được tiệt trừ hết, hoặc là đáp ứng của thuốc ức chế tiết acid dạ dày không còn tốt nữa. Bạn có thể liên hệ lại với bác sỹ kê đơn để được điều chỉnh lại đơn thuốc sớm hơn dự kiến nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tường Quế Anh says
Con là nữ 21 tuổi, khoảng 2 tháng trước thì con có các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng nên đi xét nghiệm thì biết là bị việm trợt hang vị dạ dày hp (+). Con đã điều trị tấn công 14 ngày thuốc kháng sinh và 30 ngày thuốc giảm axit dạ dày. Mấy ngày đầu thì triệu chứng chướng bụng không còn, ợ hơi, ợ chua cũng giảm đáng kể nhưng không hiểu tại sao mà từ ngày thứ 22 trong lộ trình giảm axit thì các triệu chứng khó tiêu, chướng bụng lại quay lại như trước khi uống thuốc, ợ hơi, ợ chua thì nhiều lên. Con rất hoang mang không biết có phải là HP đã kháng thuốc hay không và hiện tại con sắp uống hết 30 ngày kháng axit rồi ạ và bác sĩ có hẹn con nội soi lại nữa. Con không biết là con có nên theo lời bác sĩ là đợi 2 tuần rồi nội soi lại hay không vì con nghĩ HP vẫn còn do các triệu chứng của con ngày càng nặng hơn dù con không bỏ thuốc ngày nào hết.
Dạ hiện tại con đang sử dụng đơn thuốc là Eomeprazole 20mg (1 ngày 1 lần vào buổi sáng) và Domperidon Motilium-M 10mg (1 ngày 2 lần vào sáng và chiều). Đơn thuốc của con như vậy là ổn chưa ạ. Và con muốn hỏi là nếu con dùng thêm thuốc Stoccel p thì có được không bác sĩ. Ngoài ra nếu con dùng thêm Gastimumhp nữa thì được không ạ?
Con cảm ơn bác sĩ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn Quế Anh,
Đầu tiên thì có thể hàm lượng thuốc giảm tiết acid (Eomeprazole 20mg) bạn đang sử dụng hơi thấp, chưa đủ để kiểm soát acid dạ dày một cách hiệu quả dẫn tới các biểu hiện của dư thừa acid như ợ hơi, ợ chua, nóng vùng bụng. Trường hợp này bạn có thể tăng liều thuốc Esomeprazole lên 40mg/ngày, hoặc để yên tâm hơn có thể tái khám sớm trước lịch hẹn để điều chỉnh đơn thuốc.
GastimunHP là loại kháng thể chống vi khuẩn HP của Nhật Bản, bạn có thể sử dụng thêm để củng cố hiệu quả của phác đồ, đặc biệt nếu thất bại với phác đồ đầu tiên thì khi sử dụng phác đồ kế tiếp nên phối hợp cùng GastimunHP ngay từ đầu.
Stoccel P là thuốc thuộc trung hòa acid dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày có thành phần là nhôm sulfat. Loại thuốc này có thể sử dụng để giảm bớt triệu chứng bệnh do dư thừa acid nhưng không nên quá lạm dụng nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nam says
Thưa bác sĩ em bị ngứa khắp người, nổi dày khắp người lên cả mặt. Đi xét nghiệp thì ns em bị nhiễm vi rút hp. Bệnh này có chữa được không ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn Nam,
Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng da, chẳng hạn do thức ăn, các chất dị ứng trong không khí (phấn hoa, lông vật nuôi, bụi…), quần áo vải vóc, dị ứng do tiếp xúc, dị ứng do thời tiết (dị ứng khi có sự thay đổi về mặt thời tiết), do nhiễm ký sinh trùng là những nguyên nhân thường gặp nhất. Đo đó đầu tiên bạn hãy xác định xung quanh mình có các yếu tố này hay không và gặp bác sỹ chuyên khoa da liễu để xác định nguyên nhân một lần nữa.
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì cũng có một số trường hợp do nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày mà gây ra bệnh dị ứng, mề đay mạn tính. Trong trường hợp đã loại trừ hết các nguyên nhân thường gặp, mà lại có nhiễm hp thì có thể tiệt trừ và theo dõi đáp ứng. Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể tiệt trừ hết nếu bạn sử dụng một phác đồ chính xác gồm tối thiểu 2 kháng sinh và một thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết: Phác đồ điều tiệt trừ vi khuẩn Hp hoặc gửi lại đơn thuốc của mình để chúng tôi kiểm tra, đối chiếu. Hiện nay việc điều trị tiệt trừ Hp có nhiều khó khắn, chủ yếu do khuẩn Hp kháng thuốc, bệnh nhân không tuân thủ điều trị, tái nhiễm khuẩn Hp. Chính vì vậy trong quá trình điều trị bạn cần chú ý uống đúng thuốc, đủ liều, đúng giờ và đủ thời gian theo hướng dẫn, có thể kết hợp phác đồ điều trị cùng kháng thể kháng Hp là OvalgenHP để nâng cao tỉ lệ tiệt trừ HP thành công, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn.
Chúc bạn mạnh khỏe,